Thương mại điện tử sẽ cán mốc hơn 30 tỷ USD năm 2025

Theo ThS. Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2024 thương mại điện tử đã hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 18 - 20%, vượt mốc 25 tỷ USD; cùng với những động lực tăng trưởng mới, dự báo thị trường này sẽ cán mốc hơn 30 tỷ USD trong năm 2025.

2024 tiếp tục là năm thành công

- Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thương mại điện tử trong năm 2024?

- Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% trong tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ trọng của thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số nước ta. Với kết quả này, Việt Nam tiếp tục thuộc Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.

m2.jpg

Bên cạnh đó, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) cũng tham gia hoạt động thương mại điện tử; đặc biệt công nghiệp livestream vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Có thể nói, 2024 vẫn là năm thành công của thương mại điện tử, người dùng quen với nền tảng số phổ biến tại Việt Nam và nhiều nền tảng số trên thế giới cũng tham vọng tham gia vào thị trường nước ta; điều này cho thấy tiềm năng phát triển của thương mại điện tử rất lớn.

- Để đạt được kết quả như vậy, theo ông động lực đến từ đâu?

- Năm 2024, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) có hiệu lực thi hành; Luật Quản lý thuế cũng được sửa đổi, trong đó có những quy định liên quan đến thương mại điện tử. Điều này cho thấy hành lang pháp lý được cải thiện nhiều, giúp nguồn thu của thương mại điện tử tăng trưởng tốt; tăng lòng tin khi đầu tư kinh doanh; đây là thành công về mặt pháp lý.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng có những động lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, giúp người tiêu dùng tham gia vào thương mại điện tử. Đặc biệt là ở các tỉnh, địa phương có sản phẩm OCOP hay các địa phương có sản phẩm đặc thù, đặc sản chưa phổ biến thì cũng được thúc đẩy đưa lên các sàn thương mại điện tử.

- Ông dự báo như thế nào về xu hướng thương mại điện tử năm 2025?

- Tăng trưởng kinh tế năm nay dự báo đạt 8%, xa hơn là 2 con số. Điều này cho thấy điều kiện phát triển kinh tế tương đối tốt, với kỳ vọng Việt Nam sẽ bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình với nhiều động lực kinh tế. Nhờ đó thương mại điện tử cũng sẽ có động lực phát triển mới như sức mua người tiêu dùng tốt; ngành công nghiệp mới trong thương mại điện tử như livestream sẽ tạo nhiều bước phát triển mới trong năm 2025.

Ngoài ra, thương mại điện tử xuyên biên giới, ứng dụng công nghệ AI sẽ có những bước đột phá mới. Bên cạnh đó, các quy định về định danh hay các hệ thống liên quan đến truy xuất nguồn gốc sẽ ngày càng tạo ra hiệu quả tốt hơn; giúp thương hiệu sản phẩm của Việt Nam ngày càng đi vào thị trường thế giới.

Với những động lực trên, nếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm thì chắc chắn thương mại điện tử năm 2025 có thể cán mốc hơn 30 tỷ USD.

Không chạy đua về giá mà phải nâng cao giá trị gia tăng

- Thị trường thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đầy cạnh tranh. Theo ông, những thách thức lớn đặt ra là gì?

- Hiện nay, các khu vực, quốc gia trên thế giới đang dư thừa về sản xuất, dẫn đến tình trạng hàng ngoại với chất lượng kém, giá rẻ có thể tràn vào Việt Nam. Nếu chúng ta không có chính sách thuế tốt thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong nước; kéo theo thương mại điện tử cũng sẽ gặp một số trở ngại.

Ngoài ra, các quy định mới về thuế có thể làm cho một số doanh nghiệp lúng túng trong việc triển khai. Các công nghệ mới, các vi phạm liên quan đến lừa đảo trong thương mại điện tử cũng đang là rào cản lớn làm cho nhiều người vẫn còn e dè về lĩnh vực này. Thêm nữa là những hạn chế về hạ tầng, vận chuyển logistics, chi phí...

- Hiện, giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm, tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng; ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp làm thương mại điện tử?

- Định hướng chiến lược trong phát triển thương mại điện tử rõ ràng là cần tập trung sản phẩm chất lượng, có uy tín. Doanh nghiệp cần xác định thay vì chạy đua về giá thì cần có chiến lược phát triển lâu dài, tránh tình trạng để dư thừa quá nhiều, giá trị quá thấp. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ, giá trị sản phẩm, trải nghiệm khách hàng; xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng. Việc tạo ra các giá trị gia tăng sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh bền vững hơn trong dài hạn.

- Để thương mại điện tử tăng trưởng theo hướng bền vững, việc cần phải làm là gì, thưa ông?

- Năm 2025, nếu giải quyết tốt về các hoạt động trục lợi thương mại điện tử; liên quan đến việc xây dựng hàng rào, chính sách thuế phù hợp với hàng nhập khẩu thì sẽ giúp thương mại điện tử Việt Nam phát triển. Trong năm nay, cần phải có các chính sách về ủng hộ truy xuất nguồn gốc để bảo đảm các hàng Việt Nam có thương hiệu, vừa có thể hoạt động tốt tại thị trường trong nước vừa có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài.

Cần có những hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với các vùng sâu, vùng xa, địa phương liên quan đến thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp cũng như các sản phẩm đặc sản. Đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử tại các địa phương. Đồng thời, tập trung đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử. Chính phủ nên ưu tiên đào tạo cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng chủ động hợp tác với các trường đại học, cao đẳng để cung cấp nhân lực thương mại điện tử theo nhu cầu.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.