Thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Trời rét từ ngày 30 đến mùng 8 Tết

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 21-29.1 (tức 30 đến mùng 8 Tết Quý Mão 2023), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì trạng thái rét, riêng vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, sáng sớm có sương mù.

Chú thích ảnh
Từ ngày 21-29.1 (tức 30 đến mùng 8 Tết Quý Mão 2023), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ duy trì trạng thái rét, riêng vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, sáng sớm có sương mù. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Cụ thể, ngày 21-22.1 (tức ngày 30 và mùng 1 Tết), Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; từ ngày 22.1 trưa chiều hửng nắng. Vùng đồng bằng và ven biển Bắc Bộ đêm 21 và sáng 22.1 có mưa phùn, sương mù rải rác, trời rét; riêng vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Các khu vực khác có mưa vài nơi.

Từ đêm 22 và sáng ngày 23.1 (mùng 1 và mùng 2 Tết), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ đêm có mưa phùn và sương mù rải rác. Đêm 23 và sáng 24.1 (mùng 2 và mùng 3 Tết), Bắc Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác, sau có mưa vài nơi; riêng vùng núi Bắc Bộ ngày 24-25.1 (mùng 4 và mùng 5 Tết), trời rét đậm, rét hại.

Khu vực Bắc Trung Bộ đêm 23 và ngày 24.1 (mùng 2 và mùng 3 Tết) có mưa, mưa rào, trời rét.

Khu vực từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đêm 23.1 (mùng 2 Tết); ngày 28-29.1 (mùng 7 - 8 Tết) có mưa, mưa rào rải rác. Từ ngày 24 - 25.11 (mùng 3 - 4 Tết) có mưa, mưa rào, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông. Từ ngày 24.1 (mùng 3 Tết), phía Bắc trời rét, phía Nam trời lạnh.

Khu vực Tây Nguyên từ ngày 24-25.1 (mùng 3 - 4 Tết) có mưa, mưa rào rải rác.

Để chủ động ứng phó với rét, đặc biệt là rét đậm, rét hại, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại; tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người như tại một số địa phương trong những năm gần đây.

Các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét cho vật nuôi; hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; che phủ, che chắn, tưới nước, bón phân, giữ ẩm đối với sản xuất lúa, rau màu, cây cảnh, cây lâu năm.

Các địa phương chủ động thông báo, hướng dẫn cho khách vãng lai, khách du lịch, tăng cường cảnh báo trên các tuyến đường có khả năng xảy ra băng giá, trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đồng thời tổ chức các đoàn công tác chuyên môn xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, tránh...

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.