Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Xây dựng hồ sơ kỹ thuật về vùng phát thải thấp

Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình HĐND thành phố vào tháng 12. Nếu nghị quyết được thông qua, từ ngày 1.1.2025, thành phố sẽ có hành lang pháp lý chính thức về các điều kiện và tiêu chí cần thiết, từ đó tạo cơ sở cho chính quyền địa phương đánh giá thực trạng và khả năng để xây dựng hồ sơ kỹ thuật về vùng phát thải thấp.

Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Giao thông Vận tải, Quy hoạch Kiến trúc và các sở, ngành khác sẽ đánh giá tổng thể các yếu tố về điều kiện, tiêu chí và giải pháp dựa trên thực tiễn và năng lực thực thi của khu vực được đề xuất rồi trình UBND thành phố xem xét, thông qua. Các điều kiện, tiêu chí ở các vùng, các quận, huyện sẽ khác nhau.

Phó Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Thủy, cho biết, khái niệm về vùng phát thải thấp trong Luật Thủ đô không đề cập đến việc cấm hẳn một loại phương tiện nào mà chỉ nhấn mạnh vào việc hạn chế các phương tiện gây phát thải ra môi trường.

Về việc thu phí đi vào vùng phát thải thấp, bà Lê Thanh Thủy cho hay, Luật Bảo vệ môi trường nêu rõ, người gây ô nhiễm phải trả tiền. Do đó, việc các phương tiện phát thải gây ô nhiễm không khí trong thành phố nhưng không bị thu phí là đi ngược lại với luật.

Theo thông lệ quốc tế, số tiền thu từ phí này sẽ được sử dụng để phục hồi môi trường cho thành phố, tạo nên sự công bằng cho cộng đồng. Ngoài ra, việc thu phí này cần phải xét đến các điều kiện, ảnh hưởng và tác động về kinh tế, xã hội của thủ đô cũng như đặc điểm của từng địa bàn để có những lộ trình phù hợp.

Theo bà Thủy, hiện nay, thành phố Hà Nội chưa có các chính sách cụ thể về vấn đề thu phí vào vùng phát thải thấp. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện chưa có chính sách kiểm định xe máy cho gần 7 triệu xe đang lưu hành, mặc dù đã có chính sách kiểm định ô tô, bà Thủy cho rằng đây là phần còn hổng.

o-nhiem-khong-khi-16076974041612002298634-crop-1607697409260310384690.jpg
Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí. Ảnh: P.A

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường đã đưa ra các khuyến khích nhằm giúp người dân tiếp cận với phương tiện thân thiện với môi trường và các phương tiện xanh.

Theo khung chính sách này, Hà Nội sẽ tuân thủ quy định và xây dựng các chính sách, trong đó doanh nghiệp có vai trò, trách nhiệm phối hợp, đồng hành với chính quyền hỗ trợ, trợ giá để người dân trong lộ trình chuyển đổi các phương tiện phù hợp.

"Hy vọng Bộ Tài Nguyên và Môi trường sớm trình Thủ tướng để phê duyệt kiểm định xe máy, tạo cơ hội kiểm soát khí thải từ xe máy. Ngoài ra, một số thách thức khác như hoàn thiện hệ thống quan trắc phát thải và giám sát phương tiện giao thông, phát triển hạ tầng giao thông đô thị… cũng nằm trong khả năng kiểm soát của thành phố", bà Thủy bày tỏ.

Bà Thủy cho rằng, đây là khó khăn nhưng cũng là cơ hội, việc đưa ra quy định xây dựng vùng phát thải thấp nằm trong tổng hòa các chính sách, chiến lược của Hà Nội nhằm cải thiện chất lượng không khí.

Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá, đối với phương tiện đã lưu hành nhiều năm mà không được kiểm soát về khí thải sẽ làm gia tăng mức phát thải thành phần gây ô nhiễm vào không khí. Đặc biệt, vào những khung giờ cao điểm hay các khu vực có mật độ phương tiện lưu thông cao và thường ùn tắc, khí thải từ phương tiện sẽ gây ngột ngạt, khó chịu cho những người tham gia giao thông và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến phơi nhiễm với ô nhiễm.

Trước thực trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại Hà Nội luôn ở mức cao, đã tới lúc chúng ta cần có những biện pháp mạnh để giải quyết. Trong đó hạn chế và tiến tới cấm phương tiện gây ô nhiễm trong các khu vực trọng điểm là một trong những biện pháp cần thiết.

Theo dự thảo Nghị quyết quy định, tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được TP. Hà Nội gấp rút hoàn thiện, đối tượng áp dụng của nghị quyết gồm các tổ chức, cá nhân di chuyển vào vùng phát thải thấp bằng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn khí thải cụ thể, trừ ô tô điện, xe máy điện và các phương tiện ưu tiên theo quy định.

Theo đó, lộ trình thực hiện vùng phát thải thấp năm 2025-2030, Hà Nội lựa chọn khu vực quận Hoàn Kiếm để thực hiện thí điểm vùng phát thải thấp, đánh giá hiệu quả và đề xuất nhân rộng mô hình ở các địa phương.

Trong đó, cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp; ưu tiên ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4, xe máy đáp ứng tiêu chuẩn mức 2; 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh; tỉ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng cho vùng phát thải thấp đạt 45%-50%.

Các cá nhân, tổ chức sinh sống và làm việc tại vùng LEZ sẽ được ưu tiên lộ trình 12 tháng để chuyển đổi phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải cho phép lưu thông ở vùng này.

Chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém

Trong thời gian gần đây, nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận tình trạng ô nhiễm không khí từ sáng đến trưa 18.11 với chỉ số bụi mịn PM 2.5 vượt mức cho phép.

Trạm quan trắc chất lượng không khí của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại số 556 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên cho thấy chỉ số bụi PM 2.5 vào buổi trưa là 151 - tương đương với cảnh báo xấu, mức thứ tư trong thang 6 mức. Tình trạng ô nhiễm bụi được trạm quan trắc này ghi nhận từ 7h và duy trì đến thời điểm hiện tại.

Điểm đo tại Đại học Bách khoa Hà Nội, đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, cũng có chỉ số bụi mịn PM 2.5 cao, lúc 11h là 169. Điểm đo tại công viên Nhân Chính quận Thanh Xuân và Cầu Giấy chỉ số ở mức kém, từ 101 đến 150.

Theo hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chất lượng không khí tại một số khu vực nội thành như Cầu Diễn (Nam Từ Liêm), Trung Hòa (Cầu Giấy) và Khương Trung (Thanh Xuân) đang ở mức báo động với chỉ số AQI 139, thuộc cấp độ kém.

Ô nhiễm không khí không chỉ tập trung ở nội thành mà còn ở các khu vực ngoại thành như Kim Bài (Thanh Oai), Chúc Sơn (Chương Mỹ) và Vân Đình (Ứng Hòa). Tại đây, chỉ số AQI đã vượt quá mức cho phép, đặc biệt là tại Kim Bài với chỉ số 150.

Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Môi trường

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 25.10, trên báo Đại biểu Nhân dân có bài đăng với tiêu đề: “Thôn Làng My, huyện Bảo Thắng: Hàng chục hộ dân phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Ngày 29.10, UBND huyện Bảo Thắng có công văn số 3149/UBND-TH về việc rà soát, phúc đáp phản ánh của báo chí đối với Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Bảo Thắng.

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Môi trường

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Talkshow: “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường", do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức; thảo luận về thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy công tác này.