Quảng Bình: Mưa lớn khiến một người mất tích, nhiều nơi bị chia cắt

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã khiến 941 hộ dân bị chia cắt; một người đàn ông cứu học sinh bị nước cuốn trôi mất tích.

Ngày 5.11, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự Quảng Bình cho biết, địa phương đã ghi nhận thiệt hại ban đầu trong đợt mưa lũ là một người mất tích.

Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 16 giờ 30 cùng ngày, một em học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Xuân Mai, xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hoá, đi qua vùng nước ngập ở thôn Bắc Hóa, xã Mai Hóa thì bị nước cuốn.

z6002586760972-742bcc9c61094ee26ddb3a05d3ccc505.jpg
Lực lượng chức năng tìm kiếm nạn nhân mất tích khi cứu một học sinh

Vào thời điểm đó, ông Cao Văn Cường (SN 1971) trú tại thôn Bắc Hóa, phát hiện sự việc và đã nhảy xuống nước cứu được em học sinh. Sau đó, ông Cường không may bị nước cuốn mất tích. Hiện lực lượng đang tìm kiếm nạn nhân.

Bên cạnh đó, mưa lớn đã gây ngập, chia cắt cục bộ 18 điểm, cô lập 941 hộ với gần 3.500 nhân khẩu tại các địa bàn miền núi; gây ngập 53 tuyến đường giao thông. Trong đó, huyện Tuyên Hóa ghi nhận 33 điểm bị ngập, huyện Bố Trạch có 13 điểm bị ngập. Nhiều ngầm, cầu tràn tại các địa phương thuộc huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa ngập từ 0,5 - 1,5m.

Tại các vị trí bị ngập, chính quyền địa phương đã tiến hành cắm biển, căng dây; đồng thời, bố trí lực lượng canh gác, tuyệt đối không để người dân di chuyển qua các điểm bị ngập.

z6002214073767-0fc19417882b347648f7b7d4dda3dd03.jpg
Lượng mưa lớn khiến nước sông, khe, suối dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường

Để ứng phó mưa lớn và đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản của người dân, Quảng Bình đã sơ tán, di dời 287 hộ dân với 1.124 nhân khẩu đến nơi an toàn. Trong đó, huyện Lệ Thủy di dời 75 hộ với 268 nhân khẩu; huyện Tuyên Hóa di dời 56 hộ với 191 khẩu và huyện Minh Hóa di dời 156 hộ với 665 nhân khẩu.

Tỉnh Quảng Bình cũng chỉ đạo các địa phương chủ động ứng phó mưa lớn theo phương châm “4 tại chỗ”, ưu tiên đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân. Các địa phương bố trí lực lượng, lên phương án sơ tán người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; chủ động đảm bảo lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại các vùng bị cô lập, chia cắt.

Môi trường

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.