Lào Cai:

Thôn Làng My, huyện Bảo Thắng: Hàng chục hộ dân phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân tại thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai phải sống trong cảnh ô nhiễm không khí, nguồn nước gây ra bởi bãi rác Xuân Quang, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe và tinh thần của Nhân dân.

Ghi nhận của phóng viên báo Đại biểu Nhân dân tại khu tập kết rác thải thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
z5952325639188-8d6b66780941b71228d2b6720c86efec-8973-3503.jpg

Theo ghi nhận của phóng viên, tại bãi rác tập trung hàng trăm tấn rác thải chất cao, diện tích khoảng 10ha, bốc mùi hôi thối, rất nhiều ruồi muỗi, và nằm gần khu dân cư.

Trong khu tập kết rác có 1 nhà điều hành, trạm bơm gồm 5 bể chứa bằng inox (còn khá mới); ao chứa nước thải. Tại thời điểm ghi nhận, khu nhà điều hành không có người làm việc và hệ thống bơm không hoạt động, xung quanh cây dại mọc um tùm, có dấu hiệu bỏ hoang lâu ngày.

z5952309658264-cf22f7635c43927e0c5a8f1582d18f50-8032-479.jpg
Khu vực nhà điều hành, trạm bơm năm vào 2019 (người dân cung cấp) và hiện nay.

Trao đổi với phóng viên, anh N.V.D cho biết, từ ngày điểm tập kết rác thải này hoạt động đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân. Nhà anh ở phía trên nên không bị ảnh hưởng tới nguồn nước nhưng rất mùi và nhiều ruồi, muỗi. Người dân khu này cũng đã phản ánh đến các cấp chính quyền nhiều lần nhưng đến nay thực trạng này vẫn chưa được giải quyết.

z5952319901441-87600483cb3cf6fda547ffbeb51ca97c-9109-8970.jpg
Cây dại mọc um tùm che kín lối đi.

Khi được hỏi về trạm bơm tại bãi tập kết rác, anh D cho biết: "Khoảng thời gian cuối năm 2023, công ty môi trường đã cho lắp đặt hệ thống bể chứa, máy bơm. Ngày khánh thành cũng thấy quay phim, chụp ảnh...nhưng chỉ vận hành được mấy hôm, từ đó đến nay không thấy hoạt động".

Bà Nguyễn Thị Ngân người dân sinh sống lâu năm tại thôn cho biết: Những ngày mưa thì nước thải hôi thối, đen ngòm chảy tràn qua ao bể lọc theo dòng suối chảy vào ao của người dân khiến cá chết hết, nhà nào còn cá thì đầu mối thu mua cũng từ chối do lo sợ cá bị nhiễm chất độc. Những ngày nắng lên thì mùi hôi thối nồng nặc, cùng với đó là rất nhiều ruồi muỗi.

z5961990432205-817686cf0b5db6dbf4b4f244c387ed16-7133-8986.jpg
Cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ruồi, muỗi cùng mùi hôi thối.

Theo các hộ dân sống phía dưới khu tập kết rác thải, không chỉ ô nhiễm không khí nghiêm trọng, tại thôn Làng My hiện chưa có đường nước sạch, nguồn nước sinh hoạt của người dân từ trước tới nay là nước giếng, từ khi có bãi rác, nước có mùi không thể sử dụng được nữa, nhiều gia đình phải đi chở nước ở nơi khác về phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

"Đến nay, nhà nào cũng phải mua máy lọc nước để sử dụng nhưng nhiều khi khách đến nhà chơi vẫn không dám uống nước. Mình cũng già rồi chẳng sống được mấy nữa, chỉ lo sức khoẻ của các cháu", đưa mắt sang cậu cháu trai mới học cấp 2, bà Ngân ngậm ngùi chia sẻ.

z5952329813375-21534d1bc0621393e9e690cbf7d8b10b-2862-768.jpg
Nước thải đen ngòm cùng dòng nước mưa chảy dọc xuống khu dân cư.
 (ảnh người dân cung cấp)
z5961992496337-b8660724384e0142df7fdfa3c6bf3c04-5529-4120.jpg
Hàng trăm tấn rác thải bốc mùi hôi thối.

Ông Đặng Văn Long, trưởng thôn Làng My cho biết: Bãi rác nằm trên địa bàn thôn Làng My được hình thành từ hơn 10 năm trước, nhằm thu gom rác thải sinh hoạt của các xã Xuân Quang, Phong Niên, Phong Hải của huyện Bảo Thắng. Không hiểu tại sao lại được quy hoạch ở trên cao và tại đầu nguồn nước nên tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới khoảng 40 hộ dân dọc theo bờ suối, đặc biệt nặng nề là 15 hộ dân sống quanh bãi rác.

Bà con trong thôn cũng đã nhiều lần có ý kiến đề nghị cơ quan chức năng có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, tỉnh Lào Cai cũng đã triển khai cải tạo và nâng cấp bãi rác Xuân Quang nhưng đến thời điểm này tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được giải quyết triệt để.

z5962011989303-67de79d0e32e3be671fc40efb8f4ed2d-3090-7078.jpg
Theo chia sẻ của người dân, đây là con suối trước kia mọi người thường dẫn nước vào ao nhưng hiện nay đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Long cũng thông tin, khoảng năm 2019, trước tình trạng ô nhiễm kéo dài, bà con thôn Làng My đã kiến nghị được hỗ trợ về Bảo hiểm y tế, 15 hộ dân sống cạnh bãi tập kết rác thải kiến nghị được hỗ trợ di dời tới nơi ở khác nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía các cơ quan liên quan.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang Nguyễn Viết Khoản cho biết dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2022. Trước tình hình ô nhiễm môi trường tại địa bàn, UBND xã đã kiến nghị UBND huyện yêu cầu Chủ đầu tư xử lý khắc phục. Theo đó, đại diện Chủ đầu tư và nhà thầu đã xuống kiểm tra hiện trường nhiều lần nhưng kết quả vẫn như hiện nay.

z5962012028964-62659f838ef76209342c123bd2393af8-7476-8730.jpg
Nước ao của người dân chuyển màu đen kịt, không thể nuôi cá hay gia cầm.

Trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đề nghị các cấp, đặc biệt kiến nghị UBND huyện làm việc với Chủ đầu tư để sớm tìm ra nguyên nhân xử lý dứt điểm sự việc, giảm thiểu ô nhiễm đảm bảo đời sống của người dân. Chủ tịch UBND xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng nhấn mạnh.

Qua tìm hiểu ban đầu, dự án “Công trình cải tạo, nâng cấp khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bảo Thắng” do sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư trên 48 tỷ đồng. Trong đó vốn Trung ương hỗ trợ 50%, còn lại do địa phương đầu tư.

Về vấn đề ô nhiễm nguồn nước, góp ý về dự thảo luật Tài nguyên nước sạch sửa đổi, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) cho rằng: Nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của người dân.

Tại Việt Nam, tỷ lệ hộ dân được tiếp cận nước máy hiện nay chỉ chiếm khoảng 52%, đặc biệt, tỷ lệ này ở thành thị là 84,2%, trong khi đó, tại nông thôn chỉ đạt 34,8%.

Theo ước tính của UNICEF, Việt Nam có khoảng 52% trẻ em, tương đương với 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Thiếu nước sạch và vệ sinh kém được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân cũng dẫn thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có 37 làng ung thư, trong đó có đến 10 làng ung thư có nguồn nước bị ô nhiễm nặng, con số này là rất đáng báo động.

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, thông tin vụ việc trên đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Bài, ảnh, video: An Nhiên

Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?
Xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO bị xử phạt hơn 330 triệu đồng vì lỗi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường và đã chấp hành. Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng việc xử phạt đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.