Quảng Bình: Nhiều tuyến giao thông tê liệt vì ngập, xuất hiện 10 điểm sạt lở

Do mưa lớn sau bão Trà Mi, Quảng Bình xuất hiện 10 điểm sạt lở, nhiều tuyến giao thông cũng bị tê liệt vì ngập; hơn 17.600 nhà dân chìm trong biển nước.

Sáng 28.10, mưa lớn vẫn tiếp diễn tại nhiều địa bàn của tỉnh Quảng Bình. Trạm Lệ Thủy ghi nhận mức sông Kiến Giang đạt đỉnh lũ 3,74m, cao hơn mức báo động 3 1,04m lúc 0 giờ cùng ngày.

Mưa lớn đã khiến nhiều tuyến Quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn bị ngập, một số điểm ngập sâu không thể lưu thông được. Trong đó Quốc lộ 9B có 9 điểm ngập từ 0,6 - 1m, gây tắc đường, đơn vị quản lý đã bố trí rào chắn và lực lượng trực gác cảnh báo; QL15 ngập sâu 1,6m tại Ngầm Bùng Km562+200, hiện nước vẫn đang lên; đường Hồ Chí Minh, tại Km 1031+100 đoạn xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, hiện nay chiều dài ngập là 800m, điểm sâu nhất là 80cm.

z5974642243811-403961709ce4c14c6fc5277f10128ae7-9391-6556.jpg
Nhiều xã ở huyện Lệ Thủy chìm trong biển nước

QL1 có 5 điểm ngập, sâu nhất đến 0,6m, hiện đã được rào chắn đảm bảo an toàn giao thông. Ngoài ra, đường tỉnh có 57 điểm ngập tập trung tại huyện Quảng Trạch, thành phố Đồng Hới và huyện Bố Trạch.

Cũng do mưa lớn, Quảng Bình xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở. Tại huyện Bố Trạch, sạt lở được ghi nhận tại đồi trồng cây lâu năm tại Km 962 đường Hồ Chí Minh đoạn, tại thôn Đông Sơn, xã Cự Nẫm; đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Cổ Giang 2 sạt lở taluy dương; đường vào một số bản tại huyện Lệ Thuỷ bị sạt lở nhiều mét khối đất đá… Tất cả các điểm sạt lở giao thông đều không qua lại được. Trên tuyến QL 9B bị sạt lở 2.000m3 và 9C cũng bị sạt lở 50m3, đã được đơn vị quản lý xử lý, đảm bảo an toàn giao thông.

z5974642262212-5b1fc9207a74d57f70f174beadd12526-5612-2395.jpg
Nước dâng cao vượt mức báo động 3 tại trạm Lệ Thuỷ
z5974642268376-29cb2f5ec003c97827d0b9f7a21ff248-274-655.jpg
12.361 nhà dân ở huyện Lệ Thuỷ bị ngập

Tại các khu vực dân cư và đô thị, mưa lớn đã nhấn chìm nhiều nhà ở của người dân trong biển nước. Hiện hơn 17.600 nhà dân trên toàn tỉnh Quảng Bình bị ngập lụt, chia cắt, trong đó chịu ảnh hưởng lớn nhất là người dân huyện Lệ Thuỷ với 12.361 nhà và huyện Quảng Ninh với 4.897 nhà.

Tại các địa bàn biên giới huyện Bố Trạch, Minh Hóa, nước dâng cao trên các sông, suối gây chia cắt cục bộ. Các Đồn Biên phòng Cà Roòng, Cồn Roàng, Cà Xèng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã điều động lực lượng bám địa bàn, thiết lập cảnh báo, hướng dẫn và tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn trong mưa lũ, không đi vào rừng và các hoạt động ở suối, khe trong những ngày mưa.

z5974720562783-f7b9c2e98a625c3e8dae5c86b6864cc3-8273-314.jpg
Thuyền của ngư dân bị đánh chìm khi neo đậu tại thành phố Đồng Hới

Trên địa bàn thành phố Đồng Hới, mưa to, sóng lớn đã đánh chìm 3 thuyền đánh cá đang neo đậu trú bão của ngư dân xã Bảo Ninh, xã Quang Phú và phường Hải Thành. Đồn Biên phòng Nhật Lệ đã điều động 1 tổ với 7 cán bộ chiến sỹ hỗ trợ tham gia trục vớt tài sản cho ngư dân.

Môi trường

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm
Xã hội

Người Hà Nội “khát” đô thị xanh, ủng hộ chính sách hạn chế phương tiện gây ô nhiễm

Giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi mịn lớn nhất, chiếm 50-70%, chủ yếu đến từ hàng triệu xe máy và ô tô sử dụng xăng dầu trên đường phố mỗi ngày. Theo các chuyên gia, để “cứu” Hà Nội khỏi bụi mịn, không còn cách nào khác là phải xanh hóa những “trạm phát thải di động” gây ô nhiễm này.

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững
Môi trường

Tập trung nguồn lực nâng cao sức khỏe đất, hướng tới phát triển bền vững

Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt, là ngôi nhà của các hệ sinh thái. Sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững… Vì vậy, sức khỏe đất đang là vấn đề được Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.