Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Đó là phát biểu của Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, GS.TS Phạm Văn Điển tại Hội thảo trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu” do Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức vào ngày 9.11.

4-ok.jpg
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Theo đó, nghiên cứu do Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với AFV, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng đối tác và cộng đồng thực hiện tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong 2 năm (11.2022-10.2024) cho thấy: trong số 3 loài cây Bần, Mắm, Đước thì lượng tăng trưởng cacbon bình quân hàng năm của Mắm là cao nhất với 8,06 tấn/ha, trong khi đó Bần là 6,93 tấn/ha và Đước là 5,32 tấn/ha. Trung bình tăng trưởng toàn khu vực là 6,77 tấn/ha/năm (tương đương 24.8 tấn CO2/ha/năm) với giá trị kinh tế từ rừng có thể đem lại hàng năm là từ 5-10$/tấn CO2/ha (tương đương 124 - 248 $/ha/năm).

6-ok-1.jpg
Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, GS.TS Phạm Văn Điển phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, GS.TS Phạm Văn Điển nhấn mạnh, Trường Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, được nhà nước, Bộ Nông nghiệp giao chủ trì, phụ trách xây dựng sổ tay dựng hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng các - bon rừng ngập mặn. Đây là một nhiệm vụ trọng yếu nhằm thống nhất kỹ thuật đánh giá sinh khối và lượng các-bon rừng ngập mặn ở Việt Nam.

Trao đổi Khoa học ngày hôm nay là một phần của Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH) của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long – giai đoạn 1” (gọi tắt là dự án B4) được ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Bộ Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Cộng hòa Áo thông qua Tổ chức Bánh mỳ Thế giới (BfdW) đồng tài trợ và được Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu thực hiện.

Dự án có mục tiêu: Góp phần bảo vệ và tăng cường khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng phòng hộ ngập mặn ven biển ở 3 xã dự án thuộc Thị xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng thông qua các nỗ lực chung của cộng đồng và chính quyền địa phương; Cải thiện sinh kế của cộng đồng sinh sống trong các vùng đệm thông qua giao khoán rừng phòng hộ ngập mặn cho người dân với sự quản lý của nhà nước để triển khai nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Cũng theo Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, sáng kiến "Giảm phát thải khí nhà kính từ việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+)" được cho là cách tiếp cận mới nhằm mạng lại lợi ích tài chính từ việc lưu giữ các bon trong rừng. Do đó, các-bon có thể được nhìn nhận như một loại tài sản mới của hệ sinh thái rừng và có giá trị tiềm năng vì tạo ra thị trường và nguồn thu mới từ việc giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ các-bon của rừng.

Hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng nằm trong kết quả 1 của dự án được lên kế hoạch nhằm xây dựng phương pháp, quy trình, đo lường, lấy mẫu và theo dõi các bon rừng. Kết quả của hoạt động này sẽ là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng, bảo vệ rừng.

"Qua nghiên cứu tại Vĩnh Châu, chúng tôi tin tưởng rằng các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng có thể xây dựng được công cụ kỹ thuật cao cho ngành mình, mở ra cơ hội làm chủ các thảo luận và chính sách về tài chính khí hậu cấp khu vực và toàn cầu", GS.TS Phạm Văn Điển kỳ vọng.

Theo Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Bảo, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000ha, thuộc tốp đầu trên thế giới về loại rừng này. Nhiều khu rừng ngập mặn có diện tích lớn, giá trị môi trường, đa dạng sinh học như: Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Rú Chà (Thừa Thiên Huế), Tam Giang (Quảng Nam)...

Tuy vậy, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có xu hướng thu hẹp về diện tích. Nguyên nhân bởi nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề về điều kiện lập địa, khả năng phát triển rừng... Ngoài ra, ý thức quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương chưa thật đồng đều.

5-ok.jpg
Trưởng Đại diện ActionAid quốc tế tại Việt Nam Hoàng Phương Thảo phát biểu tại Hội thảo

Đánh giá về dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long - giai đoạn 1", Trưởng Đại diện ActionAid quốc tế tại Việt Nam Hoàng Phương Thảo cho rằng, đây là dự án có khá nhiều yếu tố mới và kết quả của dự án mang lại có ý nghĩa rất lớn không chỉ cho địa phương Sóc Trăng mà còn có ý nghĩa cho cả nước và trong toàn khu vực ASEAN.

Mục đích hoạt động của ActionAid quốc tế tại Việt Nam là hỗ trợ cộng đồng thiệt thòi, các cộng đồng dễ bị tổn thương xây dựng khả năng chống chịu thích ứng tốt hơn với khí hậu thông qua các mô hình sinh kế và giải pháp về xã hội. Đối với tổ chức, địa bàn Sóc Trăng có nhiều cộng đồng cần được hỗ trợ và hợp tác.

"Vĩnh Châu là một trong những địa phương chiếm phần lớn thị phần diện tích rừng ngập mặn tại tỉnh Sóc Trăng nên ActionAid lựa chọn nơi đây để triển khai dự án Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc đồng bằng Sông Cửu Long-giai đoạn 1", Bà Hoàng Phương Thảo nói.

1-ok.jpg
Tọa đàm ứng dụng phương pháp đo carbon vào quản lý, phát triển rừng ngập mặn

Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra tọa đàm giữa đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền, nhà khoa học và người dân xoay quanh các vấn đề kỹ thuật và khả năng ứng dụng phương pháp đo carbon vào việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn tại cộng đồng.

Là người trực tiếp tham gia đo đếm carbon rừng, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải (Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) Lê Thị Nữ cho biết, lúc đầu e ngại hoạt động này rất khó, bởi carbon rừng là điều gì đó rất mơ hồ. Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm carbon cùng với các chuyên gia của Viện sinh thái rừng và Môi trường, cùng các cán bộ kiểm lâm Vĩnh Châu, đội ngũ đã rất thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng, đo lường được sinh trưởng của cây rừng.

"Cứ mỗi lần đo, chúng tôi lại so với kết quả của lần đo trước, thấy cây rừng lớn lên, chúng tôi rất vui, thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”, chị Lê Thị Nữ cho hay.

Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên
Xã hội

Biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dự kiến, Hội nghị biểu dương sẽ diễn 2 ngày (từ 15 - 16.2.2025) tại Thủ đô Hà Nội.

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật
Xã hội

Nâng cao năng lực của tuyên truyền viên pháp luật

Thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371); lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới bằng những mô hình hay, cách làm hiệu quả; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thị trường Châu Âu hứa hẹn nhiều cơ hội nhưng cũng yêu cầu cao về chất lượng lao động (Ảnh: Văn Thành)
Đời sống

Xuất khẩu lao động vượt kế hoạch năm

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Tạo cơ sở tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò bảo vệ người lao động
Xã hội

Tạo cơ sở tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò bảo vệ người lao động

Với đa số đại biểu tán thành, tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương, 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành, nhằm khắc phục một số hạn chế, đáp ứng tốt hơn hoạt động của tổ chức công đoàn trong thời kỳ mới cũng như phù hợp với Hiến pháp 2013. Điều này sẽ giúp tổ chức công đoàn thực hiện tốt hơn vai trò chăm lo cuộc sống người lao động.

Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong dân. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Lạng Sơn: Nhiều giải pháp bảo đảm cung cấp điện trong dịp cuối năm

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, tin cậy trong dịp lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, PC Lạng Sơn đã chủ động xây dựng nhiều phương án. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai đồng bộ các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng vận hành của hệ thống điện phục vụ Nhân dân.

Các cảng vụ viên Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 hội ý triển khai công việc. Ảnh: BN
Xã hội

Tăng cường kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm

Để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường thủy do Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực I quản lý, thời gian qua cảng vụ đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm… Nhờ đó, tình hình an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn đã tiếp tục có những chuyển biến tích cực.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử
Xã hội

Bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Thực hiện theo Quyết định số 645/QĐ-TTg về Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024: Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu” với sức lan tỏa và ý nghĩa lớn trong cộng đồng.