Tăng cường hợp tác trong giáo dục về quản lý tài nguyên rừng và thương mại carbon

Ngày 14.11, tại Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Lợi ích Carbon gắn với Quản lý rừng bền vững: Đào tạo, nghiên cứu và hội nhập Quốc tế”, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong nước, quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học trong thương mại carbon và quản lý rừng bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác trong nước, khu vực và quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong lâm nghiệp, thương mại carbon và quản lý rừng bền vững.

Quản lý rừng bền vững giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam nhấn mạnh, quản lý rừng bền vững không chỉ giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu qua việc hấp thụ carbon, mà còn hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, giữ gìn nguồn nước và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng.

"Đây là cơ hội quan trọng để chúng ta cùng nhau trao đổi và đề xuất những giải pháp thực tiễn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững", GS.TS Phạm Văn Điển cho hay.

1.jpg
GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Theo báo cáo của IPCC, biến đổi khí hậu chủ yếu do sự gia tăng khí nhà kính từ Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18. Giảm lượng carbon qua quản lý rừng và đất đai bền vững đã trở thành một trong những giải pháp hiệu quả. Việc Việt Nam gia nhập vào thị trường carbon toàn cầu đã góp phần mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, thúc đẩy nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên rừng.

TS Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực Và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, thị trường carbon rừng rất tiềm năng để tạo ra thêm thu nhập cho chủ rừng và cộng đồng.

TS Rémi Nono Womdim khẳng định, Hội thảo quốc tế “Lợi ích Carbon gắn với Quản lý rừng bền vững: Đào tạo, nghiên cứu và hội nhập Quốc tế” rất phù hợp với chiến lược ưu tiên của FAO và các mục tiêu của Chương trình UN-REDD trong việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững và giảm phát thải từ nạn phá rừng, suy thoái rừng cũng như vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng carbon rừng ở các nước đang phát triển (REDD+).

2.jpg
TS Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực Và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam

Tại Hội thảo, ông Phạm Hồng Lương, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chia sẻ về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2030, với mục tiêu ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tăng cường các chính sách hỗ trợ người dân và ứng dụng khoa học công nghệ.

Theo ông Phạm Hồng Lương, ngành lâm nghiệp tiếp tục hoàn thiện các chính sách về đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất gắn với tính bền vững và tuần hoàn, áp dụng Luật Lâm nghiệp vào thực tiễn. Đồng thời, việc phát triển giống cây phù hợp với các hệ sinh thái và thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp cũng là các ưu tiên hàng đầu của ngành.

Cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về thương mại carbon

Các vấn đề hợp tác nghiên cứu, trao đổi kiến thức về thương mại carbon và phát triển thị trường carbon bền vững tại Việt Nam cũng được thảo luận sâu tại Hội thảo.

3.jpg
Đoàn chủ tọa Hội thảo “Lợi ích Carbon gắn với Quản lý rừng bền vững: Đào tạo, nghiên cứu và hội nhập Quốc tế”

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, khi biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và thoái hóa môi trường đang đe dọa đến sự sống còn của các hệ sinh thái, rừng Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ carbon dioxide, điều hòa chu kỳ nước, giảm xói mòn đất và bảo tồn môi trường sống cho nhiều loài.

Được biết, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong đào tạo và nghiên cứu lâm nghiệp, phát triển kinh tế sinh thái, quản lý rừng bền vững. Trường đã và đang thực hiện nhiều hoạt động kết nối các đối tác trong và ngoài nước, khuyến khích thảo luận về lâm nghiệp và các phương pháp quản lý bền vững.

GS.TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam khẳng định, nhà trường cam kết thúc đẩy hợp tác quốc tế, đầu tư vào giáo dục chất lượng để trang bị cho thế hệ trẻ những kỹ năng cần thiết trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.

"Đây không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng tôi với cộng đồng quốc tế”, GS.TS Phạm Văn Điển nói.

Các chuyên gia đánh giá, Hội thảo “Lợi ích Carbon gắn với Quản lý rừng bền vững: Đào tạo, nghiên cứu và hội nhập Quốc tế” đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong nghiên cứu và giáo dục về quản lý tài nguyên rừng và thương mại carbon.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia, nhà giáo dục và sinh viên đã cùng nhau thảo luận cách thức để tối ưu hóa khả năng hấp thụ carbon từ rừng, thúc đẩy kinh tế sinh thái. Việc xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch và chương trình lâm nghiệp bền vững, nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới, cũng như sự chủ động hội nhập quốc tế sẽ là những ưu tiên trong thời gian tới. Việt Nam với lợi thế về diện tích rừng và đa dạng sinh học phong phú đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu.

Những phát hiện, giải pháp được trình bày tại Hội thảo góp phần vào chiến lược bảo vệ môi trường của Việt Nam và đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, suy thoái sinh thái.

Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024
Giáo dục

59/800 tác phẩm được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024. Trong đó, 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?
Giáo dục

Việt Nam đến nay có mấy trường mang danh "Đại học"?

Với việc Trường Đại học Duy Tân vừa trở thành Đại học Duy Tân - đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam, cả nước hiện có 8 đại học với 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng cùng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"
Giáo dục

Thầy giáo Bách khoa đam mê "ẩn mình"

Sinh viên Bách khoa Hà Nội gọi PGS. Đặng Đức Vượng, Phó Trưởng khoa Vật lý Kỹ thuậtthầy Vượng là "người thầy bí ẩn". Và ngay chính thầy Vượng cũng góp phần làm mình “ẩn” đi rất khiêm tốn, hiếm khi nói về mình. Câu chuyện thầy thích nhất là kể chuyện về Bách khoa, về người Bách khoa!

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.