Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng tại các thành phố lớn
Tại Việt Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai thành phố có mật độ dân số cao, đông đúc tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí đang ở mức báo động. Theo các chuyên gia môi trường, phần lớn tác nhân gây ô nhiễm không khí xuất phát từ lượng phương tiện cá nhân ngày càng tăng, dẫn đến việc gia tăng khí thải CO2, bụi mịn và các chất ô nhiễm khác vào không khí. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn tạo ra những tác động tiêu cực lâu dài đối với môi trường và chất lượng sống đô thị.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường với dày đặc rác thải nằm ngổn ngang trên sông, hồ, ven đường... cũng là vấn đề được quan tâm suốt bao lâu nay. Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường; tuy nhiên, trong số đó chỉ có 27% lượng rác này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở và doanh nghiệp. Điều này làm dấy lên mối lo ngại khi ngày càng nhiều dịch vụ ăn uống, may mặc, vận chuyển được đóng gói, bao bọc bằng ni lông và các nguyên liệu khó phân hủy được ra mắt.
Trong bối cảnh đó, các giải pháp giao thông công nghệ như Grab đang trở thành một lựa chọn thay thế đầy tiềm năng, giúp giảm thiểu mật độ giao thông và nâng cao hiệu quả di chuyển trong các đô thị. Đồng thời, Grab cũng chính là mắt xích quan trọng khi đảm nhận phần trung chuyển sản phẩm dịch vụ từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tới tay người tiêu dùng, với cam kết góp phần giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
Grab nỗ lực giảm thiểu tác động môi trường
Grab không chỉ là một công ty cung cấp dịch vụ gọi xe, mà còn là một phần của hệ sinh thái giao thông công nghệ với những cam kết bảo vệ hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, Grab đã thực hiện một loạt sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động của giao thông đối với môi trường, đồng thời hướng tới một mô hình giao thông bền vững hơn.
Một trong những sáng kiến nổi bật của Grab là việc thúc đẩy việc sử dụng xe điện trong các dịch vụ của mình. Từ ngày 27.2.2023, Grab Việt Nam đã bắt đầu triển khai thêm hai dòng xe máy điện, xe mô tô điện để chuyên vận chuyển hàng hóa, thực phẩm bên cạnh dòng xe máy dùng xăng như thông thường.
Điều này đã cung cấp thêm sự lựa chọn phương tiện cho những khách hàng ưa chuộng “lối sống xanh” và mong muốn bảo vệ môi trường và không khí nơi họ sinh sống. Bên cạnh đó, Grab còn đưa vào sử dụng hơn 1.000 chiếc xe điện tại quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á là Indonesia nhằm hướng tới hệ thống dịch vụ taxi thân thiện hơn với môi trường tại quốc gia này. Xe điện có thể giúp giảm thiểu khí thải CO2 và tiếng ồn, đồng thời tiết kiệm chi phí vận hành lâu dài. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho xe điện còn khá cao, nhưng Grab tin rằng đầu tư vào xe điện sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho cả môi trường và người dùng.
Không chỉ vậy, Grab sử dụng công nghệ để tối ưu hóa các lộ trình di chuyển, giúp giảm thời gian di chuyển và giảm bớt sự tắc nghẽn giao thông. Ngay từ năm 2017, Grab đã áp dụng tính năng GrabShare cho phép hành khách tận hưởng chi phí rẻ hơn lên đến 30% so với dịch vụ GrabCar thông thường, đồng thời hỗ trợ đối tác tài xế về nhiều mặt khi kết hợp 2 cuốc xe có cùng lộ trình di chuyển.
Với mục tiêu giảm rác thải bao bì nhựa về 0 vào năm 2040, Grab đã công bố lộ trình gồm 2 giai đoạn để đạt được mục tiêu này: giảm thiểu việc đóng gói bằng dụng cụ/bao bì bằng nhựa và có những giải pháp dài dạn, có khả năng đóng góp vào nền kinh tế tuần hoàn và môi trường xanh bền vững.
Phó Chủ tịch phụ trách tiếp thị và bền vững Grab, bà Cheryl Goh cho biết: Grab cam kết sẽ chủ động tìm kiếm, phát triển những giải pháp mang tính toàn diện và bền vững. Để thực hiện được mục tiêu này, Grab sẽ xem xét cẩn trọng quy trình vận hành của mình, đồng thời làm việc chặt chẽ với các đối tác, từ các cơ quan chức năng, công ty sản xuất bao bì, công ty xử lý chất thải cho đến các đối tác cửa hàng và người dùng Grab.
Bằng những hành động thiết thực và sự khuyến khích “hạn chế sử dụng dụng cụ bằng nhựa” dành cho khách hàng, Grab đang trên đà đạt được mục tiêu giảm 30% lượng rác thải nhựa vào năm 2030.
Với những sáng kiến bảo vệ môi trường hiện đại và kế hoạch phát triển bền vững trong tương lai, Grab đang chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thành phố xanh bền vững. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa Grab, đối tác và người sử dụng để tạo ra một hệ sinh thái giao thông thông minh, bền vững và thân thiện với môi trường.