Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Diễn đàn hướng tới mục tiêu nâng cao vai trò và hiệu quả của các hoạt động truyền thông, thông tin và cảnh báo sớm trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Theo thống kê của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi (592 đập dâng, 6723 hồ chứa) với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3.

Các hồ chứa thủy lợi “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu như cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch.

4a131810d5c16e9f37d0.jpg
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội.

Tuy nhiên, hệ thống hồ đập của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Mưa lũ bất thường, lũ quét do biến đổi khí hậu và nhiều công trình đã xuống cấp gây ra nguy cơ lớn về an toàn.

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ, trong suốt chiều dài phát triển đất nước, vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ trong sau cơn bão số 3 vừa qua. Do đó, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

a390b34ed49f6fc1368e.jpg
Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Đỗ Văn Thành cho biết nhiều đập, hồ chứa đang xuống cấp, hư hỏng.

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Đỗ Văn Thành cho hay, nhiều đập, hồ chứa của nước ta đã xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ. Nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế.

Hơn nữa, một số hồ lớn đã được xây dựng bản đồ ngập lụt nhưng chưa được đánh giá năng lực thoát lũ hạ du; nhiều hồ chứa nhỏ chưa có phương án bảo đảm an toàn hồ đập và phòng lũ hạ du. Hành lang thoát lũ ở hạ du của một số hồ chứa lớn bị xâm lấn, dòng chảy co hẹp, không bảo đảm thoát lũ thiết kế, gây ra úng ngập hạ du khi vận hành xả lũ.

d70f52eb313a8a64d32b.jpg
Toàn cảnh diễn đàn.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, cảnh báo mưa, lũ, nguồn nước đến hồ còn hạn chế. Ngoài ra, tổ chức bộ máy quản lý, khai thác; công tác hiện đại hóa quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập còn hạn chế…

Trước những thách thức kể trên, trong tình hình mới hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ về xây dựng, hoàn thiện chính sách. Rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý vận hành đập, hồ chứa nước phù hợp với tình hình mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới như hệ thống quan trắc tự động và các công cụ hỗ trợ ra quyết định vận hành…

Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên là nâng cao năng lực thông tin, cảnh báo, dự báo, xây dựng các hệ thống quan trắc ở vùng thượng lưu và các hồ chứa để hỗ trợ phân tích thủy văn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các công cụ hỗ trợ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, AI trong việc ra quyết định trong vận hành an toàn đập, hồ chứa là cần thiết để chủ động dự báo, cảnh báo nguồn nước và đưa ra kịch bản cắt lũ, xả lũ phù hợp, bảo đảm an toàn cho vùng hạ lưu.

Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân
Môi trường

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) yêu cầu "giải cứu" ngay các hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm sau phản ánh của Báo Đại biểu Nhân dân

Ngày 25.10, trên báo Đại biểu Nhân dân có bài đăng với tiêu đề: “Thôn Làng My, huyện Bảo Thắng: Hàng chục hộ dân phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Ngày 29.10, UBND huyện Bảo Thắng có công văn số 3149/UBND-TH về việc rà soát, phúc đáp phản ánh của báo chí đối với Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt huyện Bảo Thắng.

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Môi trường

Talkshow: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Talkshow: “Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt: Công cụ hướng tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường", do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức; thảo luận về thực trạng ô nhiễm môi trường nước mặt ở Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, cũng như đưa ra những đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy công tác này.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế
Xã hội

Cần sớm hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải y tế

Liên quan đến loạt bài phản ánh về tình trạng xuống cấp, hư hỏng của hệ thống xử lý nước thải của một số bệnh viện, trung tâm y tế gây tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm bệnh, mùi hôi ra môi trường, Báo Đại biểu Nhân dân đã có bài phỏng vấn Bác sĩ Võ Thu Tùng – Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng về vấn đề này.