Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên:

Thẳng thắn, trách nhiệm thể hiện bản lĩnh "tư lệnh ngành"

Hôm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành trọn một ngày để tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên trong nhiệm kỳ mới. Đây cũng là Phiên chất vấn đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp (tại Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội) kết nối trực tuyến (tới 62 điểm cầu tại các Đoàn ĐBQH trên cả nước), một lần nữa cho thấy tinh thần chủ động, linh hoạt, thích ứng với bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19.

Cách thức là trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhưng như nhận định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phiên chất vấn vẫn tạo được sự tương tác đối thoại trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời về vấn đề được chất vấn, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm của cả người điều hành, người chất vấn và người trả lời chất vấn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Là “tư lệnh ngành” đầu tiên đăng đàn trả lời chính tại Phiên chất vấn sáng qua, phần “hỏi - đáp” giữa đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về những vấn đề đặt ra với lĩnh vực công thương thể hiện đúng tinh thần này.

Ảnh: Lâm Hiển
Ảnh: Lâm Hiển

“Chúng tôi khẳng định là không có độc quyền nào ở đây!”

Bộ Công thương có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, bao gồm nhiều lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Trong đó, có những vấn đề tương đối phức tạp, nhạy cảm, luôn được cử tri, nhân dân và các đại biểu Quốc hội quan tâm. Ba nội dung (trong nhóm vấn đề thứ nhất) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn đưa ra chất vấn tại Phiên họp sáng qua là những vấn đề như vậy, đều rất cấp thiết, thời sự, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Do đó, không ngoài dự đoán, ngay từ những chất vấn đầu tiên, nhiều câu hỏi “nóng” liên quan đến tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, điều hành giá xăng dầu; giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch Covid-19, nhất là mặt hàng nông sản... dồn dập được các đại biểu đặt ra, tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. 

Kể từ khi nhậm chức “tư lệnh ngành” công thương đến nay (hơn 10 tháng), đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đăng đàn trực tiếp trả lời chất vấn trước các đại biểu Quốc hội và đông đảo cử tri cả nước. Lĩnh vực được giao quản lý rộng, đa ngành, trong đó nhiều lĩnh vực khó, phức tạp, nhạy cảm, nhưng dù là vụ việc cụ thể, cấp bách, hay những vấn đề ở tầm vĩ mô, đòi hỏi giải pháp căn cơ mà các đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đều trả lời mạch lạc, thẳng thắn, trách nhiệm, thể hiện rõ bản lĩnh của “tư lệnh ngành”, nắm chắc vấn đề thuộc lĩnh vực được giao quản lý. Trong một số vấn đề, Bộ trưởng cũng đưa ra cam kết, lời hứa cụ thể. 

Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) về những giải pháp ngành đang áp dụng để có thể kiểm soát tối đa tình trạng độc quyền của các đầu mối lớn kinh doanh xăng dầu, tạo môi trường kinh doanh xăng dầu bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Bộ trưởng trực diện: “Chúng tôi khẳng định là không có độc quyền nào ở đây!”. Bởi theo quy định của Nghị định 83 và 95 thì khi cấp phép cho doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu hay cấp phép cho doanh nghiệp có chức năng là thương nhân phân phối đều có những quy định cụ thể, “anh” có bao nhiêu cơ sở bán lẻ, “anh” thực hiện nhập vào sản lượng tối thiểu là bao nhiêu và hoạt động thế nào”… “Tôi xin hứa với các đại biểu là khi có kết quả thì vào thời điểm thích hợp, chúng tôi sẽ báo cáo lại và có thể sẽ báo cáo bằng văn bản để các đại biểu thấy rằng, thái độ và trách nhiệm của chúng tôi là rất cao, không có hiện tượng bao che, không có hiện tượng cho qua chuyện”. Khẳng định điều này, Bộ trưởng cũng nêu rõ quan điểm: “Dù là doanh nghiệp nhập khẩu, hay là thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ thì đều là những mạch máu, chúng ta phải bảo vệ nhưng bảo vệ theo pháp luật, anh phải làm đúng pháp luật, còn nếu anh vi phạm thì dứt khoát là phải bị xử lý”.

Đối với tình trạng hàng hóa ùn ứ ở cửa khẩu hiện nay và câu chuyện “đến hẹn lại lên”, năm nào hàng nông sản cũng ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc và hoạt động "giải cứu" lại diễn ra, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Công thương trong sự chậm trễ triển khai giải pháp căn cơ là xuất khẩu bằng con đường chính ngạch. “Bộ trưởng cho biết khi nào thì vấn đề được giải quyết?”.

“Trước mắt ùn ứ là phải giải tỏa đã. Tắc đâu thông đấy...”. Nêu rõ biện pháp xử lý trước mắt, Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh giải pháp lâu dài: căn cơ trong tương lai dứt khoát phải xoay lại sản xuất theo tiêu chuẩn và tín hiệu của thị trường. “Các bộ, ngành chức năng, trong đó có Bộ Công thương đã xây dựng đề án (Đề án thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản qua biên giới theo hình thức thương mại chính ngạch) và chiến lược (Chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2021 - 2030) cũng được Bộ Công thương trình lên Chính phủ cách đây 2 ngày. Nếu như chiến lược được thông qua và đề án cũng được thông qua, thì còn một việc nữa là các bộ, ngành và các địa phương phối hợp với nhau để khuyến cáo, giúp đỡ, hỗ trợ đối với vùng trồng vật nuôi, đối với doanh nghiệp và người sản xuất làm theo tín hiệu thị trường thì chúng ta sẽ xuất được hàng hóa và không còn cảnh ùn ứ nữa”. Bộ trưởng nói.

Phải có câu trả lời rõ ràng và chắc chắn

Một trong những điểm nhấn của Phiên chất vấn sáng qua là “đề nghị Bộ trưởng làm rõ thêm” của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ liên quan đến các chất vấn của đại biểu với việc dự trữ quốc gia về xăng dầu. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: theo Nghị định 83 trước đây và Nghị định 95 bây giờ, lúc nào các đầu mối xăng dầu kinh doanh cũng phải có dự trữ về lưu thông, ít nhất là 20 ngày. “Ở đây tôi hiểu đại biểu Quốc hội muốn Bộ làm rõ, khi chúng ta đi kiểm tra thì các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu này có dự trữ lưu thông đúng với quy định của pháp luật không, nhất là những đầu mối này vừa làm dự trữ lưu thông, lại vừa làm dự trữ quốc gia, mà làm dự trữ quốc gia thì còn được hưởng ngân sách nhà nước về chuyện bảo quản. Bây giờ các thương nhân đầu mối này có lẫn lộn giữa dự trữ quốc gia với dự trữ lưu thông của doanh nghiệp hay không? Vì dự trữ quốc gia thì anh không thể nói 1 - 2 ngày mất nguồn cung là anh không có xăng bán được? Anh dự trữ lưu thông trong chu kỳ 20 ngày theo quy định pháp luật thế nào? Bộ trưởng phải giải thích rõ hơn?”.

Thừa nhận cơ chế dự trữ xăng dầu quốc gia hiện nay rõ ràng là “bất hợp lý” (vì chưa có hệ thống kho riêng nên việc dự trữ này đang được giao cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu mối), và đồng tình với gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, “đã và đang có lộ trình để trình cấp có thẩm quyền xem xét thiết kế lại mô hình quản lý quỹ này, đồng thời cũng xem xét để có thể đề xuất nâng cao hơn nữa mức dự trữ như Chủ tịch nói là trong tình huống bất trắc phải được một vài tháng”. 

Xăng dầu, ùn ứ hàng nông sản… chỉ là hai trong số khá nhiều vấn đề “nóng” đại biểu đặt ra với “tư lệnh ngành” công thương. Thẳng thắn, cầu thị, trách nhiệm, không vòng vo là những điều có thể cảm nhận được trong lần đầu tiên “thực hiện trách nhiệm giải trình, minh bạch hóa các chính sách được ban hành” của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, như thừa nhận của Bộ trưởng, thì “vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà ngành công thương cần tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng sự tin tưởng, mong đợi của cử tri, nhân dân cả nước”. Trong đó, có những vấn đề ở tầm vĩ mô mà chắc chắn một mình ngành công thương không thể giải quyết.

Một trong số những vấn đề đó, như đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, đó là “Chính phủ cần xây dựng kịch bản bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng, bảo đảm cung cầu về giá và về xăng dầu trong bất cứ tình huống và hoàn cảnh nào. Đấy là yêu cầu rất bức thiết đặt ra trong phiên chất vấn lần này. Phải có câu trả lời rõ ràng và chắc chắn bằng kịch bản rất rõ ràng, vì cân đối năng lượng, nhất là xăng dầu là một việc hết sức hệ trọng đối với quốc kế dân sinh, đối với sản xuất kinh doanh, quốc phòng - an ninh, ổn định xã hội của chúng ta”.

Phiên họp

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó
Quốc hội và Cử tri

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó

Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Hai và thứ Ba của Quốc hội tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đã tiếp tục nêu cao tinh thần quyết liệt, không né tránh nội dung khó mà dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng để bảo đảm quyết đáp đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Minh chứng rõ nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới, nhất là trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Chiều 25.4, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra
Thời sự Quốc hội

Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra

"Các cơ quan tiếp tục rà soát để quán triệt và thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Thanh tra", Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ Mười đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) nêu rõ.
Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn
Thời sự Quốc hội

Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn

Chiều 21.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; biểu quyết bổ sung dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Nhất trí với đề xuất tiến hành Kỳ họp thứ Ba theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội (có dự phòng phương án họp trực tuyến kết hợp tập trung theo diễn biến của dịch bệnh Covid - 19), kết luận phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ trình Quốc hội những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng.
Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao
Thời sự Quốc hội

Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 19.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 15 người, trong đó 6 thành viên đương nhiên theo luật định là Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử 9 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh

Việc tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính như hiện hành hay hai cấp (bỏ Thanh tra cấp huyện) được nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tán thành với phương án giữ ba cấp như hiện hành của Chính phủ đề xuất, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, quy trình, thủ tục thực hiện thanh tra, tạo điều kiện xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác này.
Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình
Thời sự Quốc hội

Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình

Trong phiên thảo luận chiều nay, 16.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng

Các bộ, ngành cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc soạn thảo dự án luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể thực hiện thí điểm.
Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn

Cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, 14.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) và đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí, bảo đảm hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn
Phiên họp

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn

Sau phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ mới, sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Chín. Trong Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.
Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Chín, chiều nay, 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu

Chiều 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31.12.2022. Theo đó, giảm 50% so với mức thuế hiện hành đối với xăng (giảm 2.000 đồng/lít) và dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn (giảm 1.000 đồng/lít); giảm 70% so với mức thuế hiện hành đối với dầu hỏa (giảm 700 đồng/lít) từ ngày 1.4.2022.
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phiên họp

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại đợt họp thứ 2, Phiên họp thứ Chín. Trước đó, tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh yêu cầu phải rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, bám sát quy định của Hiến pháp năm 2013 để cụ thể hóa cơ chế nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, tăng cường dân chủ trực tiếp thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Thời sự Quốc hội

Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Chiều 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô
Thời sự Quốc hội

Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô

Sáng 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nhiều ý kiến nhất trí quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam.