Phiên họp thứ Mười của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn

Cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, 14.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) và đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí, bảo đảm hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn.

Cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và bối cảnh tình hình hiện nay, việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) để thay thế Luật Dầu khí năm 1993, năm 2000, năm 2008 là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình dự án Luật Ảnh: Hồ Long
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình dự án Luật
Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Luật đưa ra 6 nhóm chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội thông qua, trong đó có chính sách về bổ sung và hoàn thiện các quy định liên quan đến hợp đồng dầu khí; chính sách quy định về điều tra cơ bản và dầu khí và trình tự, phê duyệt các bước triển khai hoạt động dầu khí, dự án dầu khí gồm các giai đoạn tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; quy định khung cho việc thực hiện dự án dầu khí theo chuỗi từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý; chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án dầu khí theo lô dầu khí thông qua hợp đồng dầu khí…

Thẩm tra dự án Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu như Tờ trình của Chính phủ đã nêu. Các nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cơ quan soạn thảo báo cáo thêm về việc nội luật hóa các quy định tại các điều ước quốc tế song phương trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực dầu khí, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quy định của Luật Điều ước quốc tế.

Cơ quan thẩm tra cũng nhận thấy, các tài liệu trong Hồ sơ cơ bản bảo đảm theo yêu cầu quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để có thêm cơ sở nghiên cứu, xem xét các quy định tại dự thảo Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung đánh giá tác động cụ thể đối với những quy định mới tại dự thảo Luật so với quy định hiện hành của pháp luật.

Để bảo đảm nội dung lớn thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật là “điều tra cơ bản về dầu khí” và “hoạt động dầu khí”, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị thiết kế lại Chương IV thành Chương quy định về “hoạt động dầu khí”. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung một Chương về Lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí (nhà đầu tư dầu khí).

Làm kỹ hơn các quy định về hoạt động điều tra cơ bản  

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật đã đầy đủ theo quy định; báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã bao quát các nội dung, vấn đề của dự án Luật và cần khẩn trương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bảo đảm đủ điều kiện trước khi trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Ba tới.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu Ảnh: Hồ Long
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu
Ảnh: Hồ Long

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các quan điểm liên quan đến sửa đổi Luật lần này, không những minh bạch, rõ ràng mà còn phải bảo đảm tính chặt chẽ, khắc phục các sơ hở, bất cập để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực dầu khí. “Chúng ta thấy là các hoạt động dầu khí thường gắn với lợi ích rất lớn, cho nên việc tăng cường phân công, phân cấp là rất đúng đắn nhưng đi đôi với đó là phải tăng cường việc kiểm soát. Chúng ta cũng đã thấy một số vụ án, vụ việc liên quan đến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia vừa qua cũng đã minh chứng cho việc này”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu rõ.

Từ thực tế này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể của dự thảo Luật, bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hơn, góp phần thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách cũng như thực hiện chủ trương của Đảng.

Ảnh: Hồ Long
Ảnh: Hồ Long

Khẳng định việc bổ sung chính sách về điều tra cơ bản vào dự thảo Luật là rất quan trọng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị, nội hàm của các điều này cần lưu ý tới một số khía cạnh như: thông tin và dữ liệu trong quá trình điều tra cơ bản cần được thẩm định, lưu trữ, quản lý thống nhất, chia sẻ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho quốc phòng, an ninh; việc chia sẻ thông tin dữ liệu, các tài liệu điều tra cơ bản ở trong nước và nước ngoài cần hết sức cẩn trọng, nhất là việc chuyển ra nước ngoài các tài liệu điều tra cơ bản về dầu khí.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ có liên quan để tham gia vào nội dung về hoạt động điều tra cơ bản dầu khí trong dự thảo Luật. Theo Chủ tịch Quốc hội, nội dung này còn thiết kế "quá đơn giản" trong khi chỗ bất cập, lỏng lẻo nhất hiện nay là điều tra cơ bản.

Về đấu thầu trong lĩnh vực dầu khí, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần làm kỹ, làm rõ hơn nội dung này. Trước đây, theo Luật Đấu thầu, nhiều công ty con không được tham gia. Rất nhiều lần Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đề xuất Chính phủ ban hành quy định khung nhằm cho phép đơn vị này chỉ định thầu. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm không tán thành với việc ban hành quy định khung vì Luật Đấu thầu đã quy rõ các trường hợp chỉ định thầu. Nhân sửa đổi Luật Dầu khí lần này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ tính đặc thù của lĩnh vực dầu khí, nếu hoạt động đấu thầu trong lĩnh vực dầu khí đúng là có đặc thù thì cần nghiên cứu đề xuất cụ thể nội dung nào đưa vào dự thảo Luật.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến thẩm tra, các ý kiến đóng góp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp này tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 23.7.2015 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong các Nghị quyết đã nêu yêu cầu quy định rõ về hoạt động dầu khí như: tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tạo mọi điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực dầu khí; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển dầu khí; xây dựng cơ chế đặc thù thu hút đầu từ nước ngoài vào phát triển dầu khí trong nước tại các vùng sâu, vùng xa bờ, vùng giàu tiềm năng; tạo điều kiện cho việc khai thác các dạng năng lượng mới trên lĩnh vực dầu khí…

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, các quy định chi tiết của dự thảo Luật phải thống nhất nguyên tắc xuyên suốt là phát triển kinh tế phải gắn với quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế; bảo đảm an toàn về người, tài sản cho nhà đầu tư cũng như các quyền lợi chính đáng của họ khi tham gia điều tra cơ bản, hoạt động dầu khí trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý tài sản công… Rà soát kỹ các quy định về áp dụng Luật Dầu khí, các luật liên quan đến pháp luật nước ngoài, các thông lệ, tập quán về công nghiệp dầu khí quốc tế để bảo đảm rõ ràng, cụ thể, khả thi, sát thực tiễn, bao quát được các vấn đề phát sinh, tính đặc thù trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí; cân nhắc bỏ quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu khi vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án Luật.

Thời sự Quốc hội

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2.4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Armenia

21h tối 1.4, theo giờ địa phương (rạng sáng ngày 2.4 theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân người có công tại Phú Yên

Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Bỉ trên tất cả các lĩnh vực

Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao
Chính trị

Kiến nghị xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao

Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì cuộc họp - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Tập trung tham mưu, phục vụ Kỳ họp thứ Chín và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 11.2024.
Chính trị

Khai thông hợp tác, mở ra cơ hội phát triển mới cho quan hệ song phương

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ

Sáng 1.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.