Thái Lan có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Ngày 16.8, các nhà lập pháp Thái Lan đã bỏ phiếu bầu bà Paetongtarn Shinawatra, con gái của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, 37 tuổi làm tân Thủ tướng, đưa thành viên thứ ba của gia tộc giàu có và nhiều ảnh hưởng này lên vị trí lãnh đạo đất nước.

Thái Lan có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử -0
Bà Paetongtarn Shinawatra được Quốc hội bầu giữ chức Thủ tướng Thái Lan ngày 16.8. Ảnh: AP

Nhân vật thứ ba của dòng họ Shinawatra

Bà Paetongtarn Shinawatra đã trở thành nữ Thủ tướng thứ hai của Thái Lan và là người thứ ba trong gia tộc Shinawatra giữ chức vụ cao nhất. Cha của bà, ông Thaksin Shinawatra và em gái của ông, bà Yingluck Shinawatra cũng từng lần lượt giữ chức vụ này. Ở tuổi 37, bà Paetongtarn cũng là nhà lãnh đạo trẻ nhất trong lịch sử đất nước.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ hai ngày sau khi Tòa án Hiến pháp của vương quốc này phế truất người tiền nhiệm của bà là ông Srettha Thavisin vì những sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ. Đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) đã chọn bà Paetongtarn làm ứng cử viên của đảng. Và trong liên minh gồm 10 đảng do Pheu Thai lãnh đạo, không một đảng nào đề xuất ứng cử viên, đưa bà trở thành ứng cử viên duy nhất của liên minh.

Với sự ủng hộ của đảng Tự hào Thái Lan, đảng lớn thứ ba tại Hạ viện, bà đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu với 319 phiếu bầu, tức gần 2/3 số phiếu trong tổng số 493 phiếu tại cơ quan lập pháp.

Bà Paetongtarn cho biết bà "vinh dự và hạnh phúc" khi trở thành thủ tướng trẻ nhất của Thái Lan. "Tôi thực sự hy vọng rằng tôi có thể khiến mọi người cảm thấy tự tin. Tôi hy vọng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và trao quyền cho tất cả người dân Thái Lan", bà phát biểu sau cuộc bỏ phiếu.

Sinh năm 1986, bà Paetongtarn, biệt danh Ung-Ing, là con út của ông Thaksin Shinawatra. Bà Paetongtarn đã lấy bằng cử nhân Khoa học Chính trị tại trường Chulalongkorn và tiếp tục theo học tại Đại học Surrey tại Anh về quản lý khách sạn. Sau đó, bà trở về Thái Lan điều hành doanh nghiệp gia đình.

Trước khi tham gia chính trường, bà Paetongtarn từng là giám đốc điều hành của Rende Development Co. Ltd., công ty quản lý các tài sản thuộc sở hữu của gia đình Shinawatra, bao gồm Khách sạn SC Park, Câu lạc bộ Golf & Thể thao Alpine và Khách sạn Thames Valley Khao Yai. Bà là cổ đông lớn của tập đoàn bất động sản khổng lồ SC Asset Corporation và là giám đốc của Thaicom Foundation. Bà cũng nắm giữ cổ phần của khoảng 20 công ty khác trong lĩnh vực bất động sản, viễn thông và truyền thông. Trước khi đảm nhận vai trò Thủ tướng, bà Paetongtarn sẽ phải từ bỏ vai trò kinh doanh của mình và tuân thủ các hạn chế về quyền sở hữu cổ phần.

Theo tờ Khaosod, hồi nhỏ bà đã tháp tùng cha trong các cuộc gặp gỡ dân chúng khi ông Thaksin còn là Thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 tới 2006. Dù chứng kiến cha và người cô Yingluck bị phế truất khỏi ghế Thủ tướng song bà Paetongtarn vẫn quyết bước vào chính trường.

Chông gai phía trước

Trở thành thủ tướng trẻ nhất của Thái Lan là một thách thức đáng kể, với trách nhiệm xây dựng chính sách trên mọi lĩnh vực và duy trì sự ổn định trong bối cảnh chính trị đầy biến động của Thái Lan.

Việc Tòa án Tối cao phế truất Thủ tướng Srettha chưa đầy một năm sau khi ông lên nắm quyền sẽ là lời nhắc nhở rõ ràng về nguy cơ biến động của nền chính trị Thái Lan mà bà Paetongtarn có thể phải đối mặt. Đất nước này đã chứng kiến các cuộc đảo chính và phán quyết của tòa án khiến nhiều chính đảng phải giải tán và nhiều chính phủ bị sụp đổ.

Biến động trong vài ngày qua cũng cho thấy sự đổ vỡ trong thỏa thuận “đình chiến” mong manh giữa đảng ủng hộ ông Thaksin và các đối thủ của ông trong giới cầm quyền và quân đội bảo thủ, thỏa thuận vốn đã tạo điều kiện cho tỷ phú này trở về sau 15 năm lưu vong vào năm 2023 và đồng minh Srettha của đảng Pheu Thai trở thành thủ tướng.

Bên cạnh đó, việc bà chưa từng kinh qua bất kỳ vị trí nào trong Chính phủ cũng sẽ là bất lợi khi bà phải ngay lập tức đối mặt với những khó khăn trên nhiều mặt trận.

Mặt trận kinh tế sẽ vô cùng chông gai. Cũng như nhiều quốc gia khác, Thái Lan đang phải đối mặt với sự phục hồi khó khăn sau đại dịch Covid-19. Và sự ủng hộ dành cho đảng Pheu Thai của bà đã giảm sút, do đảng này vẫn chưa thực hiện được chương trình hỗ trợ tiền mặt trị giá 500 tỷ baht (14,25 tỷ USD) đã cam kết với người dân. Ngay cả ông Thaksin cũng nhận xét rằng, tình hình hiện giờ cam go hơn nhiều so với thời ông làm thủ tướng. 

"Nếu bà ấy không thể đưa nền kinh tế phục hồi và đưa đảng trở lại thì đây có thể trở thành yếu điểm vì Đảng Nhân dân đang giành được nhiều động lực hơn sau khi giải thể”, một chuyên gia nhận định.

Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?
Thế giới 24h

Mỹ kỳ vọng tăng doanh thu từ thuế: Thực tế hay ảo tưởng?

Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, một động thái mà Nhà Trắng tuyên bố sẽ giúp thúc đẩy sản xuất trong nước và giúp Mỹ thu về 100 tỷ USD doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo, điều này sẽ gây sức ép tài chính đối với các nhà sản xuất ô tô nội địa phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử
Thế giới 24h

Nhật Bản ban hành luật mới chuẩn hóa sử dụng áp phích tranh cử

Quốc hội Nhật Bản vừa thông qua Luật Bầu cử các chức vụ công sửa đổi nhằm giải quyết tình trạng các ứng cử viên lạm dụng áp phích bầu cử ngày càng gia tăng để quảng bá cho bản thân. Các quy định mới trong luật cấm nội dung không phù hợp trong áp phích vận động tranh cử, đặc biệt là khai thác các hình ảnh khiêu khích hoặc phục vụ lợi ích thương mại.