Tạo cơ chế ràng buộc bảo đảm người dân tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời

Tham gia ý kiến tại Phiên thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều nay (24.5), ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung vào Chương II một mục riêng quy định về “Chế độ thông tin trong hoạt động phòng thủ dân sự”; nhằm tạo ra cơ chế ràng buộc để bảo đảm người dân được tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời.

Cân nhắc bổ sung quy định về “Chế độ thông tin trong hoạt động phòng thủ dân sự”

Cơ bản thống nhất với dự thảo báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại Khoản 4, Điều 4, quy định về “đối tượng dễ bị tổn thương”, trong đó nhóm đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 18 tháng, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét nâng lên dưới 36 tháng tuổi.

Đồng thời, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các khoản giải thích 2 cụm từ “khu vực sơ tán” và “khu vực tập kết” tại các Điều 18, 19, 32 của dự thảo luật… Bởi đây là những khu vực quan trọng, cần thiết, cần phải hiểu rõ để chuẩn bị chu đáo, đầy đủ ngay từ đầu khi chưa xảy ra các sự cố, thảm hoạ, phục vụ sơ tán, phân tán, tập kết lực lượng, phương tiện và nhân dân bảo đảm an toàn.

Tạo cơ chế ràng buộc bảo đảm người dân tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời -0
ĐBQH Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) phát biểu

Về thông tin về sự cố, thảm họa và việc tiếp cận thông tin về sự cố, thảm họa của cá nhân, trích dẫn Khoản 1, Điều 6 dự thảo Luật quy định: “1. Thông tin về nguy cơ sự cố, thảm họa và diễn biến của sự cố, thảm họa phải kịp thời, chính xác...” và điểm a, Khoản 1, Điều 37 dự thảo quy định: Cá nhân có quyền “Tiếp cận thông tin về sự cố, thảm họa do cơ quan có thẩm quyền ban hành”… Đại biểu Nguyễn Minh Tâm nêu quan điểm: Việc thông tin về sự cố, thảm họa được cập nhật kịp thời, chính xác và thường xuyên đến với Nhân dân cũng như việc người dân được tiếp cận những thông tin chính thống về sự cố, thảm hoạ có ý nghĩa  hết sức quan trọng. Bởi khi nắm bắt được thông tin kịp thời, chính xác thì người dân có thể chủ động phòng ngừa và kịp thời có các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả khi sự cố, thảm hoạ xảy ra, tránh được những hoang mang, lo lắng trước những thông tin thất thiệt, những “tin xấu”, “tin độc” do một số đối tượng có động cơ không tốt tung ra.

Nêu ví dụ về tầm quan trọng của thông tin trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đại biểu cho rằng: Bên cạnh sự nhiễu loạn thông tin xấu, độc, cũng có nhiều thông tin về tình hình dịch bệnh và các quy định, chính sách, thủ tục hành chính trong phòng, chống dịch của người dân chưa được tiếp cận một cách hiệu quả nhất, dẫn đến lúng túng trong phòng, chống dịch và chấp hành các quy định, thậm chí nhiều người không được bảo đảm về mặt chính sách và có những phản ứng tiêu cực… “Đây là bài học quan trọng để xây dựng Dự thảo luật, bởi nếu nhu cầu thông tin chính đáng của người dân không được bảo đảm, đặc biệt trong các tình huống mang tính khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh thì rất nhiều quyền khác cũng bị ảnh hưởng”, đại biểu Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Thực tế đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu bổ sung vào Chương II một mục riêng quy định về “Chế độ thông tin trong hoạt động phòng thủ dân sự”; trong đó bao gồm các quy định về hình thức thông tin, tần suất thông tin về sự cố, thảm hoạ; các nội dung của thông tin; trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… Như vậy mới tạo ra cơ chế ràng buộc để bảo đảm người dân được tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời.

Chỉ quy định việc thành lập quỹ

Về Quỹ phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 41, đại biểu Nguyễn Minh Tâm bày tỏ nhất trí với phương án 1 và cho rằng việc thành lập Quỹ là cần thiết... Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cân nhắc, xem xét bởi hiện nay, hầu hết các luật đều có quy định việc thành lập quỹ (Quỹ phòng, chống thiên tai; Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch; Quỹ Bảo vệ môi trường….), nhưng nguyên tắc hoạt động, mục đích hoạt động, nguồn tài chính và phương thức huy động tài chính không thống nhất… Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc nên chăng luật chỉ quy định việc thành lập quỹ, còn các nội dung khác ban hành văn bản quy định riêng hoặc giao Chính phủ quy định chi tiết.

Tạo cơ chế ràng buộc bảo đảm người dân tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tham dự Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét lại quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 31 “c) Tổ chức, cá nhân vận động đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm phối hợp với UBND nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra”... Bởi trong tình trạng thiên tai, thảm họa, UBND có thể không hoạt động được ổn định và phải xử lý khá nhiều công việc liên quan đến sự cố, thảm hoạ xảy ra nên có thể dẫn đến chậm trễ trong việc phối hợp thực hiện hoạt động cứu trợ, hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 54 quy định về trách nhiệm phối hợp này cũng như trách nhiệm trong việc huy động, vận động đóng góp tự nguyện và tiếp nhận, phân bổ các nguồn lực đóng góp để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra của Ủy ban MTTQ Việt Nam.

Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có nguy cơ gây xảy ra sự cố, thảm họa, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào Khoản 2, Điều 38 nghĩa vụ “chủ động khắc phục hậu quả và bồi thường, chi trả chi phí nếu để xảy ra sự cố, thảm họa trong quá trình hoạt động, sản xuất”… Đồng thời, cần nghiêm cấm hành vi che giấu khi chính các tổ chức kinh tế đó gây ra sự cố, thảm họa.

Ý kiến đại biểu

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định
Ý kiến đại biểu

Phân quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một số chính sách chưa được pháp luật quy định

Góp ý hoàn thiện các quy định của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) ngày 15.2, một số ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung quy định về tăng phân quyền cho chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm một số chính sách chưa được pháp luật quy định.

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội và các luật liên quan

Phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) sáng 13.2, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền là cần thiết bảo đảm tính gắn kết giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Quốc hội, giữa Luật Tổ chức Chính phủ với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các luật liên quan đến trình tự tố tụng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam)
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung quy trình rút gọn linh hoạt hơn, bảo đảm phản ứng nhanh với tình hình thực tế

Sáng nay, 12.2, ngay sau phiên khai mạc, Quốc hội tiến hành các phiên họp Tổ, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thảo luận tại Tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa, Trà Vinh), khẳng định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội trình Quốc hội lần này có nhiều điểm tích cực, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song qua nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Trần Văn Khải nhận thấy, một số quy định trong dự thảo có thể tạo ra hạn chế hoặc thách thức trong thực tiễn thực hiện.

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa
Diễn đàn Quốc hội

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu, mệnh lệnh với đội ngũ trí thức, nhà khoa học

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thực sự là một bước ngoặt quan trọng trong việc định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại nước ta. Khẳng định điều này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội Phạm Trọng Nghĩa nêu rõ, đây là lời hiệu triệu, mệnh lệnh đối với toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số.

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại
Ý kiến đại biểu

Động lực xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn khảo sát của Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Luật Điện ảnh, các đại biểu nhấn mạnh, để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh hiện đại, có khả năng cạnh tranh ở khu vực và quốc tế, Thành phố cần có kế hoạch, đề án cụ thể, phát huy thế mạnh trong phát triển điện ảnh trên địa bàn.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.