Tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Chế độ đãi ngộ, phụ cấp… cho nhân viên ngành y chưa bảo đảm

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội chiều nay 21.10 sau khi nhận nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, còn nhiều việc phải làm. Trước hết ngành phải bảo vệ thành công những thành quả chống dịch Covid-19, bên cạnh đó là quyết tâm  nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân…

“Toàn ngành chúng tôi xác định hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Thứ nhất là phải bảo vệ được công tác phòng, chống dịch covid 19. Toàn Đảng, toàn dân đã rất đoàn kết, hết lòng, hết sức mới có thể bảo vệ được cuộc sống an toàn cho người dân hiện nay,” bà Lan khẳng định.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan chia sẻ thêm, trong bối cảnh nhiều loại dịch bệnh mới nổi khác cũng đang liên tiếp xuất hiện, cộng với ảnh hưởng của Covid-19, nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ trước mắt quan trọng nhất. 

Tân Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: “Nhân viên ngành y cần mức đãi ngộ thỏa đáng!” -0
Tân Bộ trưởng Đào Hồng Lan trao đổi với báo chí chiều ngày 21.10

Nhiệm vụ tiếp theo là ngành y tập trung cao độ cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân. Muốn làm được điều này, Bộ Y tế và toàn ngành thời gian vừa qua đã chỉ đạo rà soát lại những mặt làm được và những mặt còn tồn tại, hạn chế, đặc biệt là liên quan tới hệ thống cơ sở pháp lý, thể chế trong lĩnh vực y tế để tập trung triển khai trong thời gian tới.

Đối với vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế, trên cơ sở nhận diện được vấn đề, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thừa nhận có tình trạng trên, và trên thực tế Bộ Y tế đã triển khai rất nhiều giải pháp để khắc phục trước mắt. Trong đó, trước mắt ngoài việc tăng cường đẩy mạnh cấp phép lưu hành thuốc, các phương tiện kỹ thuật, vật tư… Bộ cũng đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến làm việc với từng địa phương, có các văn bản chỉ đạo kịp thời tháo gỡ vướng mắc. Còn về lâu dài, phải rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ vướng mắc một cách căn cơ, để có hành lang pháp lý vững chắc giải quyết vấn đề.

Trả lời câu hỏi về câu chuyện y đức, tinh thần phục vụ, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết hoàn toàn đặt niềm tin vào đội ngũ y, bác sỹ Việt Nam. Với lòng tự trọng của y bác sĩ Việt Nam, với tinh thần trách nhiệm của cán bộ ngành y, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng tốt nhất cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Để khắc phục tinh trạng cán bộ y tế nghỉ việc, theo Bộ trưởng, đây là hiện tượng đã xảy ra, vì sau một thời gian chống dịch kéo dài, nhân viên y tế đã có một thời gian dài làm việc, có nhiều người không có ngày nghỉ… “Khi dịch cơ bản được kiểm soát thì nhiều người có áp lực, cũng có nhu cầu phải nghỉ ngơi. Bên cạnh đó còn do chế độ đãi ngộ, phụ cấp… chưa bảo đảm nhu cầu. Để tập trung khắc phục tình trạng này, Bộ Y tế cũng đang tích cực phối hợp cùng các Bộ, ngành đề xuất với Đảng, Quốc hội, Chính phủ cải thiện chế độ tiền lương cho nhân viên ngành y tế. Trước mắt, Bộ sẽ trình Nghị định sửa đổi về phụ cấp đối với y tế dự phòng, y tế cơ sở. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, Bộ Y tế cũng sẽ có những đề xuất phù hợp” bà Lan đặt vấn đề.

Được biết tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi. Thời gian vừa qua, Bộ cũng đã trình Chính phủ liên quan tới Luật dược sửa đổi để Chính phủ trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp. Đây là căn cứ quan trọng để làm sao ngành y tế đảm bảo được việc cung ứng thuốc một cách đầy đủ, hợp lý và tốt nhất đến người dân.

Kỳ họp Quốc hội

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh: Tiết kiệm thời gian, chi phí; công khai, minh bạch hoạt động của Tòa án
Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh: Tiết kiệm thời gian, chi phí; công khai, minh bạch hoạt động của Tòa án

Ngày 24.10, tiếp tục ngày làm việc thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp và nghe Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.
Minh bạch hơn trong giải ngân đầu tư công
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV

Minh bạch hơn trong giải ngân đầu tư công

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho rằng, địa phương mong muốn được Chính phủ phân cấp phân quyền mạnh hơn, đi kèm tự quyết định – tự chịu trách nhiệm để huy động nguồn lực, giải ngân đúng tiến độ, tăng sự chủ động và đưa đầu tư công vào phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống dịch
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong phòng chống dịch

ĐBQH Phan Đức Hiếu (Thái Bình) đề nghị bổ sung vào báo cáo phần đóng góp của lực lượng doanh nghiệp và người dân trong quá trình phòng, chống dịch bệnh vừa qua. Bổ sung nội dung tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, địa phương trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vì thực tế tình hình dịch bệnh của các địa phương khác nhau, các biện pháp phòng, chống dịch cũng khác nhau. Trong hoàn cảnh nào đó, đây là biện pháp cần thiết nhưng nếu có sự khác biệt giữa các biện pháp phòng, chống dịch sẽ dẫn đến ùn tắc về lưu thông hàng hóa và con người.
Rà soát tránh bỏ sót đối tượng thụ hưởng
Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV

Rà soát tránh bỏ sót đối tượng thụ hưởng

Cần phải rà soát để chính sách đến với đối tượng được thụ hưởng không bị bỏ sót, đồng thời có đánh giá sức chống chịu của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy kiến nghị tại phiên thảo luận hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, sáng 25/7.
Phát huy đúng tầm, đúng trọng trách của Quốc hội
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Phát huy đúng tầm, đúng trọng trách của Quốc hội

Quy định tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách lên tối thiểu 40% tổng số đại biểu Quốc hội trong dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của các đại biểu tại phiên thảo luận sáng 26.5. Điều này sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy đúng tầm, đúng trọng trách của Quốc hội. Dù vậy, các đại biểu cũng lưu ý, phải tổ chức thực hiện nghiêm túc để đạt được tỷ lệ tối thiểu 40%, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV.
Cơ chế đặc biệt, bảo đảm tính hấp dẫn của dự án
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Cơ chế đặc biệt, bảo đảm tính hấp dẫn của dự án

Cùng với việc bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) thì việc bảo đảm tính hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư cũng là yêu cầu hết sức quan trọng. Chính vì thế, tại phiên thảo luận sáng qua, 28.5, nhiều đại biểu Quốc hội nhất trí với quan điểm cần có cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Trong đó, phương án chia sẻ rủi ro theo phần tăng, giảm doanh thu của dự án được nhiều đại biểu ủng hộ bởi vừa hài hòa được lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư vừa bảo đảm tính hấp dẫn của dự án PPP.
Quy định rõ để tránh cảm tính khi thực hiện
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Quy định rõ để tránh cảm tính khi thực hiện

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều đã được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện rất nhiều trong thời gian qua, song một số nội dung liên quan đến loại hình thiên tai mới, Quỹ Phòng, chống thiên tai... theo đánh giá của các ĐBQH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Các đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể và chặt chẽ các nội dung này nhằm bảo đảm hiệu quả, tránh cảm tính khi thực hiện.
Chuẩn bị kỹ điều kiện thực thi
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chuẩn bị kỹ điều kiện thực thi

Điểm nhấn quan trọng của dự án Luật Cư trú (sửa đổi) là chuyển đổi phương thức quản lý cư trú từ bằng sổ giấy sang số định danh cá nhân được cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đánh giá cao quyết tâm thay đổi này của Chính phủ, song từ bài học kinh nghiệm triển khai Luật Căn cước công dân, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, cần chú ý bảo đảm điều kiện thực hiện.
Tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện trách nhiệm
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện trách nhiệm

Dự thảo Luật trình ra Quốc hội lần này có chất lượng tốt hơn so với dự thảo Luật trình ra tại kỳ họp trước. Đó là nhận định của một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khi cho ý kiến về dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) tại phiên họp chiều qua; đồng thời cho rằng, các quy định sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình
Đã đến lúc cần sửa luật?
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Đã đến lúc cần sửa luật?

Trong phiên thảo luận trực tuyến hôm qua, đa số đại biểu Quốc hội tán thành với việc ban hành nghị quyết của Quốc hội để miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tế. Nhưng các đại biểu cũng yêu cầu Chính phủ phải sớm đề xuất sửa đổi Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993, thay vì tiếp tục đề nghị ban hành nghị quyết để sửa đổi Luật.
Không khí tranh luận không khác gì họp tập trung
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Không khí tranh luận không khác gì họp tập trung

Đó là cảm nhận của đại biểu Quốc hội BÙI VĂN XUYỀN (Thái Bình) về tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XIV theo hình thức trực tuyến. Đại biểu cũng cho rằng, các phiên họp trực tuyến của Quốc hội đạt kết quả tốt, thậm chí còn thuận lợi hơn so với họp tập trung. Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị, với những dự án luật có nội dung phức tạp, nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau thì các phiên họp trực tuyến của Quốc hội nên tăng thêm thời lượng để Quốc hội thảo luận, tranh luận vì họp trực tuyến, các đại biểu không chịu áp lực về thời gian.
Còn nhiều câu hỏi về thuế sử dụng đất nông nghiệp
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Còn nhiều câu hỏi về thuế sử dụng đất nông nghiệp

Sáng nay, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mặc dù chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được đánh giá là đem lại nhiều tác động tích cực, song, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho thấy còn nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách này.
Kỹ lưỡng, thận trọng với cơ chế, chính sách đặc thù
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Kỹ lưỡng, thận trọng với cơ chế, chính sách đặc thù

Thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng tại phiên họp sáng qua, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết này. Song, với tầm nhìn dài hơi và tổng thể hơn, nhiều ý kiến cho rằng, việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền địa phương hiện nay như “mặc chung một cỡ áo, đội chung một kiểu mũ”. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng các cơ chế, chính sách đặc thù, tránh theo lối mòn, hoặc dễ nảy sinh “hội chứng đặc thù”.
Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình

Tại phiên thảo luận trực tuyến chiều qua, Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng cần quy định trách nhiệm chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng.
Cần xây dựng luật về an ninh kinh tế
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Cần xây dựng luật về an ninh kinh tế

Thảo luận trực tuyến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và điều chỉnh, bổ sung chương trình năm 2020, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội hoặc Chính phủ nghiên cứu xây dựng luật về an ninh kinh tế nhằm ngăn ngừa hiệu quả các nguy cơ đối với an ninh quốc gia trong lĩnh vực kinh tế.
Tập trung cao độ, toàn tâm, toàn ý cho kỳ họp
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Tập trung cao độ, toàn tâm, toàn ý cho kỳ họp

Với phương thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung chưa có tiền lệ trong cách thức tổ chức Kỳ họp của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương PHẠM TRỌNG NHÂN tin tưởng, các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung cao nhất, toàn tâm, toàn ý xem xét, quyết định các nội dung nghị sự của Quốc hội.