Đại biểu quốc hội HÀ SỸ ĐỒNG (Quảng Trị):

Minh bạch hơn trong giải ngân đầu tư công

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho rằng, địa phương mong muốn được Chính phủ phân cấp phân quyền mạnh hơn, đi kèm tự quyết định – tự chịu trách nhiệm để huy động nguồn lực, giải ngân đúng tiến độ, tăng sự chủ động và đưa đầu tư công vào phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

- Ông nhận định như thế nào về bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước 6 tháng đầu năm 2021?

Tôi đã tham gia nhiệm kỳ thứ 3 Quốc hội nhưng chưa có nhiệm kỳ nào và ngay Kỳ họp thứ Nhất đã tiếp cận những báo cáo, kế hoạch ẩn chứa nhiều khó khăn và thách thức đến vậy. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp đã "bào mòn sức khỏe" của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân dân.

Trong 6 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký và số vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp đều giảm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động laị tăng. Nhìn rộng ra, do tác động của dịch Covid-19 khiến triển vọng kinh tế Việt Nam 2021 trở nên kém lạc quan. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2021 đến từ nguồn lực đầu tư công, còn vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu đều đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại phiên thảo luận hội trường
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) phát biểu tại phiên thảo luận hội trường

Dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, có thể ngăn cản chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 6,5% năm nay. Theo đó, CPI bình quân cả năm có thể chỉ tăng từ 2 đến 2,5%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra.

Tôi cho rằng đối với bối cảnh đặc điểm hiện nay, ngay từ Kỳ họp Quốc hội thứ Hai có thể dùng một tuần để sửa các quy định đang gây khó khăn cho công việc phục hồi kinh tế sau đại dịch, điều đó cần được chuẩn bị ngay từ bây giờ với sự vào cuộc của tất cả các đại biểu Quốc hội chứ không phải chỉ riêng Chính phủ.

-Dường nhu câu chuyện hấp thụ vốn đầu tư công và vốn đầu tư nước ngoài (FDI) gặp những lúng túng ở địa phương?

-Giải ngân đầu tư công năm có những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến tỷ lệ thấp hơn so với kế hoạch. 6 tháng đầu năm, thu ngân sách đạt trên 780 nghìn tỷ đồng nhưng nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong 6 tháng tới đây khi lần này dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở một số địa phương trọng điểm kinh tế. Hoạt động giải ngân vốn đầu tư công đang vấp phải khó khăn lớn là dịch bùng phát, nhiều dự án bao gồm các dự án gắn với yếu tố nước ngoài bị đình trệ, không có khối lượng nghiệm thu để làm thủ tục thanh toán. Bên cạnh đó là giá cả nguyên vật liệu tăng cao đột biến so với thời điểm đấu thầu, ảnh hưởng việc huy động nguồn lực và tiến độ thi công của các nhà thầu và nghiệm thu thanh toán.

Một nguyên nhân đang hiện hữu trên tất cả mọi địa phương, dẫn đến công tác giải ngân chậm là do công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đây vẫn là điểm nghẽn trong công tác thu hút đầu tư nói chung, thu hút đầu tư nguồn vốn nước ngoài hiện nay. Như Quốc hội, Chính phủ cũng đã nhìn nhận là hệ thống thể chế, các luật, văn bản dưới luật còn chồng chéo, chồng lấn, thậm chí xung đột nhau khiến địa phương lúng túng trong thực hiện. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế vẫn công việc vô cùng quan trọng của Quốc hội. Trước kỳ họp này, các địa phương đã tiến hành rà soát tình hình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tiến hành tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong đầu tư kinh doanh trên địa bàn các địa phương theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ. Địa phương mong muốn được Chính phủ phân cấp phân quyền mạnh hơn, đi kèm tự quyết định – tự chịu trách nhiệm để huy động nguồn lực, giải ngân đúng tiến độ, tăng sự chủ động và đưa đầu tư công vào phục vụ nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Đối với vốn FDI, cơ chế, yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài để đáp ứng giải ngân ngày càng cao. Thứ hai là câu chuyện vốn đối ứng của các địa phương trong điều kiện thu ngân sách hiện nay là vô khó khăn. Ở góc độ địa phương, trong thời gian tới rất mong Chính phủ tiếp tục rà soát, đánh giá, hướng dẫn và sửa đổi những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp để tạo sự thông thoáng, dễ thực hiện, đồng bộ và hỗ trợ cho địa phương dễ dàng tiếp cận nhà đầu tư, tiếp cận vốn.

Khu công nghiệp Quảng Trị đang được gấp rút hoàn thành
Khu công nghiệp Quảng Trị đang được gấp rút hoàn thành

 -Tiến trình cổ phần hóa khối doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập đang có dấu hiệu chững lại. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

-Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và một số đơn vị sự nghiệp công lập là chủ trương rất đúng đắn, có thể huy động được nguồn lực của xã hội. Thời gian vừa qua tiến độ có chậm lại do một số chính sách, hướng dẫn và sự đôn đốc, giám sát dẫn đến tốc độ cổ phần hóa chưa thật như mong muốn. Thời gian tới, đề nghị Chính phủ quyết liệt, mạnh mẽ hơn, tăng cường công tác giám sát, có chế tài đủ mạnh để xử lý người chịu trách nhiêm để xảy ra tình trạng chậm trễ. Hiện nay, còn nhiều doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang chiếm dụng, sử dụng nguồn lực đất đai, nhân lực của nhà nước và không phát huy được hiệu quả, khơi thông nguồn thu cho đất nước.

Xung đột, chồng lấn giữa các luật, quy định thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nên cần cải cách mạnh mẽ về thể chế. Việc phân cấp, phân quyền đã triển khai nhưng còn lúng túng. Mặt khác, công tác chuẩn bị của các địa phương cũng chưa được chu đáo, dẫn đến sự chậm trễ trong giải ngân, khiến nguồn lực tài chính quốc gia chưa được tiết kiệm triệt để.

Đề nghị Chính phủ có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và minh bạch hơn để nguồn tài chính giao cho bộ, ngành cũng như địa phương một cách linh hoạt và phù hợp với từng vùng. Hỗ trợ vùng đặc biệt khó khăn khắc phục thiên tai bão lũ, các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số… để đạt hiệu quả như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Xin cám ơn ông !

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV

Đoàn kết, trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao
Kỳ họp

Đoàn kết, trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao

Đó là nhận định của ĐBQH TRỊNH XUÂN AN (Đồng Nai) khi đánh giá về kết quả Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV. Là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ, những quyết sách, chủ trương của Quốc hội tại kỳ họp thể hiện khí thế của Hội nghị Diên Hồng năm xưa, khẳng định sự đoàn kết, quyết tâm rất cao để chủ động linh hoạt, ứng phó với đại dịch Covid - 19.
Sớm trở lại tiến trình phục hồi, phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Sớm trở lại tiến trình phục hồi, phát triển

Đánh giá kết quả Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, đại biểu Quốc hội THÁI QUỲNH MAI DUNG (Vĩnh Phúc) nêu rõ, dù diễn ra trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đề ra trong nghị quyết của Quốc hội sẽ đạt được, sớm vượt qua đại dịch, trở lại tiến trình phục hồi, phát triển kinh tế.
Công bố 3 Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Công bố 3 Nghị quyết của Quốc hội

Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 71/TTKQH-TT về việc công bố các Nghị quyết của Quốc hội.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin – cho”
Diễn đàn Quốc hội

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin – cho”

Nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ Nhất. Nghị quyết nêu rõ 6 nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, trong đó có việc phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Lợi ích của Nhân dân, của đất nước là trên hết và trước hết
Kỳ họp

Lợi ích của Nhân dân, của đất nước là trên hết và trước hết

Sau 9 ngày làm việc liên tục, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã thành công rất tốt đẹp, tạo tiền đề và động lực để Quốc hội tiếp tục thực hiện trọng trách được Nhân dân giao phó. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp và được dự báo có thể có những tác động tiêu cực, gay gắt hơn trong thời gian tới, Quốc hội đã có những quyết đáp quan trọng, thể hiện sự chủ động, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao trước những yêu cầu của thực tiễn, được cử tri và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân về Kỳ họp đầu tiên hết sức đặc biệt này, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, Quốc hội đã và sẽ luôn hành động với tinh thần “lợi ích của Nhân dân, của đất nước là trên hết và trước hết”.
Khẩn trương hoàn thiện pháp luật cho các mô hình kinh tế mới
Kỳ họp

Khẩn trương hoàn thiện pháp luật cho các mô hình kinh tế mới

Với rất nhiều chủ trương, chính sách lớn và mới được xác định tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc thực hiện đột phá chiến lược về cải cách thể chế đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và cả những thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong 2 năm 2021, 2022 - cao điểm triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó, cần khẩn trương hoàn thiện pháp luật cho sự hình thành và vận hành của các mô hình kinh tế mới.
Khởi đầu tốt đẹp cho cả nhiệm kỳ
Kỳ họp

Khởi đầu tốt đẹp cho cả nhiệm kỳ

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự đề ra, ban hành 29 nghị quyết, trong đó có 17 nghị quyết về tổ chức bộ máy và nhân sự; 11 nghị quyết chuyên đề về các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Nhất. Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, Văn phòng Quốc hội không tổ chức họp báo công bố kết quả Kỳ họp như thông lệ. Thông cáo báo chí về kết quả Kỳ họp nêu rõ: Thành công của Kỳ họp thứ Nhất chính là khởi đầu tốt đẹp cho cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.
Kỳ họp thứ Nhất tạo tiền đề, động lực cho cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất tạo tiền đề, động lực cho cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV

Chiều 28.7, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ Chương trình nghị sự đề ra. Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, Văn phòng Quốc hội không tổ chức họp báo công bố kết quả Kỳ họp theo thông lệ. Thông cáo báo chí về kết quả Kỳ họp nêu rõ: thành công của Kỳ họp thứ Nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp trong cả nước đã tạo tiền đề, động lực và khởi đầu tốt đẹp cho cả nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.
Bám sát thực tiễn, linh hoạt thích ứng
Kỳ họp

Bám sát thực tiễn, linh hoạt thích ứng

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc sau 9 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, bảo đảm chất lượng các nội dung trong chương trình đề ra. Đánh giá bước đầu về kết quả của kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, thông qua việc tổ chức thành công kỳ họp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về một Quốc hội luôn bám sát yêu cầu của thực tiễn, sát cánh cùng Chính phủ và cả hệ thống chính trị vì mục tiêu trước hết và trên hết là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của Nhân dân.
Kỳ vọng vào một nhiệm kỳ đột phá của Quốc hội
Kỳ họp

Kỳ vọng vào một nhiệm kỳ đột phá của Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc, khép lại 9 ngày làm việc liên tục, khẩn trương, quyết liệt, đầy hiệu quả. Đọng lại trong lòng cử tri, đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài là một kỳ họp với nhiều quyết đáp kịp thời, sáng tạo và chưa có tiền lệ.
Đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ
Kỳ họp

Đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ

Chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, các đại biểu cho rằng,với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân cả nước, Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng như: Kiện toàn bộ máy Nhà nước, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025…Bên cạnh đó, Quốc hội thống nhất đưa vào Nghị quyết kỳ họp nội dung riêng về phòng chống dịch covid-19, đồng thời giao cho Chính phủ được chủ động quyết định một số biện pháp cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, điều này thể hiện sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của Quốc hội với Chính phủ.
Kỳ họp không có thời gian nghỉ
Kỳ họp

Kỳ họp không có thời gian nghỉ

Đánh giá về kết quả Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu cho rằng kỳ họp đã thành công rất tốt đẹp. Cùng với sự điều hành, chủ động, linh hoạt, khoa học của Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội trong mỗi phiên họp thì bên cạnh đó, Quốc hội còn tranh thủ thời gian làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật, các phiên họp ngoài giờ hành chính và điều chỉnh bổ sung nội dung chương trình kỳ họp để phù hợp với công tác phòng, chống dịch covid-19.
Sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới
Thời sự Quốc hội

Sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới

Phát biểu bế mạc tại Kỳ họp thứ Nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, thành công của Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV là sự khởi đầu tốt đẹp cho nhiệm kỳ mới. Đáng lưu ý, việc Quốc hội điều chỉnh chương trình, thảo luận và bổ sung vào Nghị quyết chung của kỳ họp những biện pháp cấp bách chỉ áp dụng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã cho thấy, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã lắng nghe hơi thở của cuộc sống, bám sát yêu cầu thực tiễn, hành động nhanh nhạy, kịp thời, chia sẻ, sát cánh, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị và các cơ quan hữu quan vì mục tiêu trước hết và trên hết là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của Nhân dân.
Bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
Infographic

Bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chiều 28.7, Quốc hội biểu quyết thông qua các nghị quyết về phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên Chính phủ. Như vậy, công tác kiện toàn bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ Khóa XV đã được hoàn tất với 27 thành viên Chính phủ, gồm Thủ tướng, 4 Phó thủ tướng và 22 bộ trưởng, trưởng ngành.
Công bố 5 Nghị quyết của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Công bố 5 Nghị quyết của Quốc hội

Thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 59/TTKQH-TT về việc công bố các Nghị quyết của Quốc hội.
Thông qua Nghị quyết bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thành viên khác của Chính phủ
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 thành viên khác của Chính phủ

Chiều 27.7, với tỷ lệ 479/479 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phê chuẩn kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025
Thời sự Quốc hội

Phê chuẩn kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công giai đoạn 2021 - 2025

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 28.7, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 với 479 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm 95,99% tổng số đại biểu Quốc hội).
Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2021 - 2025
Thời sự Quốc hội

Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2021 - 2025

Sáng 28.7, với 474/ 477 đại biểu Quốc hội tán thành (chiếm tỷ lệ 95,59% tổng số đại biểu Quốc hội) Quốc hội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững 2021 - 2025. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung làm việc.