Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh: Tiết kiệm thời gian, chi phí; công khai, minh bạch hoạt động của Tòa án
Báo Đại biểu Nhân dân
Ngày 24.10, tiếp tục ngày làm việc thứ 5, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về công tác tư pháp và nghe Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.
Tại điểm cầu tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Trung Dũng; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia chủ trì; các ĐBQH bầu tại địa phương và đại diện các sở, ngành liên quan cùng dự.
Tham gia thảo luận tại kỳ họp, ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu nhấn mạnh: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo đó, hướng dẫn TAND các cấp xét xử kịp thời, nghiêm minh hành vi phạm tội liên quan đến phòng, chống dịch như: trốn khỏi nơi cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly; không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm lây lan dịch bệnh; làm giả giấy xét nghiệm; gây rối, cố ý gây thương tích trong khu cách ly; chống người thi hành công vụ.
Chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin để tiếp nhận chứng cứ tài liệu do các cơ quan liên quan, các bị cáo, đương sự, tống đạt cung cấp, giao nộp qua hệ thống mạng internet và Cổng thông tin điện tử Tòa án tại những thời điểm không thể giao nhận trực tiếp tại toà án do thực hiện giản cách hoăc đang phải cach ly y tế… Đồng thời, cần chỉ đạo các Tòa án địa phương khi hết thực hiện giản cách chủ động phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân các cấp và các cơ quan Tổ chức, các cơ sở giam giữ để đưa các vụ án ra xét xử vào cả ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật; xét xử ngoài trụ sở Tòa án khi phải mở nhiều phiên tòa trong 1 thời điểm.
Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu, dù ngành Tòa án đã nỗ lực, kịp thời triển khai đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo nhưng nhiều vụ án vẫn không thể tiến hành xét xử theo kế hoạch, phải tạm dừng xét xử do người tham gia tố tụng không thể đến được Tòa án để tham gia xét xử do dịch bệnh; nhưng năm 2021, chỉ tiêu xét xử chỉ đạt 81,2% - thấp hơn cùng kỳ các năm trước… “Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc chúng ta phải cho phép tổ chức phiên tòa trực tuyến là yêu cầu cấp thiết, nhất là trước dự báo tội phạm và tranh chấp dân sự có xu hướng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp. Việc nhiều, người ít, nếu không có những giải pháp phù hợp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thời hạn tố tụng, ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân”, đại biểu Thu khẳng định.
Bày tỏ đồng tình với ý kiến của đa số đại biểu tại phiên thảo luận trực tuyến về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự được thực hiện kịp thời; tiết kiệm thời gian, chi phí; công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án; thực hiện cam kết quốc tế và phù hợp với xu thế thời đại… ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu cho rằng: Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến cần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; đúng trình tự thủ tục luật định; bảo đảm an toàn thông tin. Việc mở phiên tòa trực tuyến phải có đơn đề nghị tòa án xét xử của người tham gia tố tụng và trại giam; đồng thời phải có văn bản đồng ý từ Viện kiểm sát cùng cấp.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phù hợp với lộ trình phát triển của nền tư pháp Việt Nam, nhất là trước đó, TAND tối cao đã có quy chế phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử.
Trước khi tổ chức phiên tòa trực tuyến cần có sự thống nhất giữa Tòa án với các ngành liên quan như: VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam...
"Từ những phân tích trên, kính mong Quốc hội xem xét, quyết định thông qua để Toà án tối cao triển khai thực hiện Nghị quyết phiên toà trực tuyến trong hệ thống toà án các cấp...", ĐBQH Phan Thị Nguyệt Thu đề xuất.
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp chiều qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về kết quả Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV. Theo đó, Quốc hội ngày càng thể hiện rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV không chỉ đến từ tinh thần chủ động, trí tuệ và trách nhiệm của các đại biểu, cơ quan của Quốc hội mà còn bởi mối liên hệ gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân đã được phát huy để đưa “hơi thở” cuộc sống vào nghị trường. Cùng với đó là tinh thần cộng đồng trách nhiệm trước những vấn đề quốc kế dân sinh. Đúng như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “… Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Tinh thần này cũng rất cần được phát huy trong hoạt động của các cơ quan dân cử địa phương.
“Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid - 19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp” là mục tiêu tổng quan đầu tiên được nhấn mạnh tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Hai. Quan điểm này được đánh giá là sự đổi mới về tư duy và cách tiếp cận với công tác phòng, chống dịch bệnh. Song, điều được nhiều đại biểu Quốc hội mong muốn hơn cả là phải có giải pháp khả thi để cải thiện, nâng cao hiệu quả khâu tổ chức thực thi, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Sau hơn 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện. “Thành công của kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” - khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu bế mạc kỳ họp đã gợi mở rất nhiều cho hoạt động của HĐND các cấp, nhất là trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp cuối năm sắp tới.
Nhìn lại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, kỳ họp đã thành công rất tốt đẹp. Để đạt được thành công đó, trước hết là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Quốc hội, trực tiếp là Chủ tịch Quốc hội; sự chuẩn bị nghiêm túc, thận trọng, kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Thành công của Kỳ họp thứ Hai tiếp tục khẳng định hoạt động của Quốc hội ngày càng thực chất, hiệu quả, bắt nhịp hơi thở cuộc sống.
Khác với thông lệ, kỳ họp cuối năm, Quốc hội thường chỉ thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; lần này, cùng với thảo luận các nội dung thông lệ, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV còn có nội dung mang tính chất chuyên đề. Đó là việc phòng, chống đại dịch Covid-19. Nội dung có phần mới, rộng lớn và phức tạp hơn, nhưng thời lượng cũng chỉ gói gọn trong 2 ngày (8 - 9.11).
Nhìn lại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, kỳ họp đã thành công rất tốt đẹp, để lại nhiều dấu ấn, từ sự điều hành linh hoạt, khoa học, dân chủ của Chủ tọa kỳ họp cho đến công tác chuẩn bị an toàn, tiết kiệm thời gian, chi phí; các nội dung trình tại kỳ họp đều được chuẩn bị từ sớm, từ xa, tiếp thu đầy đủ ý kiến… Từ thành công của kỳ họp càng cho thấy một Quốc hội đổi mới, chuyên nghiệp, kỷ cương, trách nhiệm và đoàn kết.
Mới qua khoảng thời gian chưa đầy 5 tháng, từ khi Quốc hội Khóa XV tổ chức Kỳ họp thứ Nhất đến nay, trên tinh thần quyết tâm đổi mới và ứng phó phù hợp với tình hình thực tế, hoạt động của Quốc hội đã đạt nhiều kết quả hết sức tích cực. Cử tri cả nước tin tưởng và hy vọng với nỗ lực quyết tâm đổi mới của Quốc hội và của mỗi đại biểu, năng lực, hiệu quả hoạt động sẽ được nâng lên, Quốc hội Khóa XV sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp, ngày càng đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.
Theo các đại biểu HĐND tỉnh, thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã khẳng định tinh thần trách nhiệm, nỗ lực đổi mới, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung trình cũng như bảo đảm các điều kiện, tổ chức thành công kỳ họp theo đúng quy định của pháp luật. Công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch chủ động, linh hoạt, sáng tạo, duy trì không khí nghị trường sôi nổi trong tất cả các ngày làm việc. Các vị ĐBQH đã phát huy trách nhiệm, thảo luận, tranh luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, có chất lượng.
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG, ngay sau Kỳ họp thứ Hai, Chính phủ cần tập trung, dành ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng "Đề án Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội" gắn với "Đề án Chương trình tổng thể phòng, chống dịch Covid-19". Đây là vấn đề khó, phức tạp, đòi hỏi phải tính toán hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, thấu đáo nhưng cũng phải hết sức khẩn trương, sớm ngày nào tốt ngày đó. Quốc hội luôn sẵn sàng làm ngày, làm đêm, tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định ngay nếu Chính phủ chuẩn bị kịp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Tại Kỳ họp thứ Hai vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 với đa số đại biểu tán thành. Các chuyên gia cho rằng, những mục tiêu Quốc hội đặt ra là hợp lý, tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô; đồng thời nhấn mạnh, Chính phủ cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách và điều hành chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả để dành nguồn lực chống dịch và phục hồi kinh tế như Quốc hội yêu cầu.
Việc Nghị quyết Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV xác định “tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 bảo đảm thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc, bám sát mục tiêu “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” thể hiện tư duy mới, cách tiếp cận mới với vấn đề mang tính toàn cầu". TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, bình luận.
Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã được tổ chức thành công với những dư âm ấn tượng. Theo dõi hơn 16 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm vừa qua, nhiều đại biểu, cử tri khẳng định: Thành công của kỳ họp là minh chứng rõ nét nhất về một Quốc hội "Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm", ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhìn lại 16 ngày rưỡi của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khẳng định, việc Quốc hội hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với thời gian được tiết kiệm tối đa trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp là sự linh hoạt, sáng tạo, đổi mới trong cách thức tổ chức, cũng như sự chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa. Kết quả Kỳ họp thứ Hai tiếp tục cho thấy tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng của Quốc hội.
Sáng qua, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, rất hệ trọng sau 16 ngày rưỡi - thời gian ngắn kỷ lục so với thông lệ khoảng gần một tháng của các kỳ họp cuối năm của Quốc hội nhiều nhiệm kỳ gần đây.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Thành công của Kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng 13.11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) với 460/473 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,18%.
Với 436/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 87,37%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.