Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18.9.2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Trong đó, về nguyên tắc xử lý kỷ luật, Nghị định bổ sung quy định: Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành; đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì việc quy hoạch, bổ nhiệm ứng cử vào chức vụ cao hơn, bố trí công tác cán bộ áp dụng hiệu lực theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 

Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực. Trong thời gian này, nếu không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định xử lý kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Ảnh minh họa/ITN

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ đến khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí cán bộ, công chức, viên chức hiện đang đảm nhiệm. 

Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ. 

Không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên Hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Nghị định cũng sửa đổi khoản 1, khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 nguyên tắc xử lý kỷ luật.

Cụ thể, việc xử lý kỷ luật phải bảo đảm khách quan, công bằng; công khai, nghiêm minh; chính xác, kịp thời; đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm. 

Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả; các trường hợp khác theo quy định của Đảng và của pháp luật được tính là căn cứ để xem xét miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. 

Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật về đảng thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện quy trình xử lý kỷ luật hành chính (nếu có), trừ trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định này.

Hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về đảng. Trường hợp bị xử lý kỷ luật về đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý. 

Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.

Trường hợp có thay đổi về hình thức xử lý kỷ luật về đảng thì phải thay đổi hình thức xử lý kỷ luật hành chính tương xứng. Thời gian đã thi hành quyết định xử lý kỷ luật cũ được trừ vào thời gian thi hành quyết định xử lý kỷ luật mới (nếu còn). Trường hợp cấp có thẩm quyền của Đảng quyết định xóa bỏ quyết định xử lý kỷ luật về đảng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật hành chính.

Đời sống

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Địa phương mong chính sách khuyến công ngày càng hoàn thiện để làm trợ lực vững chắc cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đời sống

Chính sách khuyến công: Dễ tiếp cận, hiệu quả cao

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên cả nước đã thực hiện tốt chức năng cầu nối, tiếp sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn, kích thích tinh thần chủ động, mạnh dạn sản xuất, kinh doanh. Theo đánh giá, khuyến công là chính sách dễ tiếp cận và đạt hiệu quả cao.

Đại diện Đoàn Thanh niên Vietcombank trao tặng kinh phí tu sửa Trường Mầm non Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đời sống

Đoàn Thanh niên Vietcombank tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu"

Mới đây, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã phối hợp với Đoàn Thanh niên các đơn vị, gồm: Thanh tra Chính phủ, cơ quan Ban Tổ chức Trung ương Đảng và các Tỉnh đoàn Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái tổ chức chương trình an sinh xã hội "Vì đàn em thân yêu", với tổng giá trị trao tặng là 415 triệu đồng.

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai
Đời sống

Xây dựng hạ tầng dữ liệu: Nền tảng quan trọng cho kiểm toán số trong tương lai

Ngày nay, dữ liệu có tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó có Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Thực tế này đòi hỏi KTNN phải xây dựng hạ tầng dữ liệu để quản lý, lưu trữ, vận hành trên nền tảng công nghệ hiện đại, từ đó tích hợp, kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) liên quan nhằm tối đa hóa sử dụng và giá trị của dữ liệu, hướng tới kiểm toán số trong tương lai.

Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu phát biểu tại hội nghị tập huấn
Xã hội

BHXH Việt Nam: Tập huấn chăm sóc khách hàng cho hơn 150 đại biểu

Trong hai ngày 17-18.10, tại Nghệ An, BHXH Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác chăm sóc khách hàng ngành BHXH Việt Nam năm 2024 với sự tham dự của hơn 150 đại biểu của BHXH 30 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu dự và chủ trì hội nghị.

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết
Xã hội

Bài cuối: Chung tay đẩy lùi hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Nhằm từng bước xóa bỏ hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu mà còn phân công cụ thể, rõ người, rõ việc vào từng nhiệm vụ. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền tại những xã có tỷ lệ tảo hôn cao giúp nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của vấn nạn này.

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.
Đời sống

Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ.