Những chiến sĩ mũ nồi xanh trên mặt trận ngoại giao của đất nước

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình chia sẻ. 

Vượt khó, không ngừng lớn mạnh

Chia sẻ tại Toạ đàm“Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 17.10, Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình cho biết, việc cử các sĩ quan, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là một bước phát triển vượt bậc về vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

“20 năm trước chúng ta còn chưa mường tượng được có thể cử những chiến sĩ mũ nồi xanh tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Tuy vậy, chỉ trong 10 năm qua chúng ta đã thực hiện được. Từ bước đầu chỉ được một vài chiến sĩ như những cá nhân tham gia nhưng cho đến nay, chúng ta đã cử được các đơn vị với đầy đủ lực lượng chuyên môn, trang thiết bị tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc” – ông Phạm Phú Bình cho hay.

phamphubinh-4-5780.jpg
Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình phát biểu tại toạ đàm.

Trong 10 năm trở lại đây, nhất là sau khi sau khi có Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, chúng ta đang triển khai theo định hướng hội nhập quốc tế toàn diện. Và việc cử các cán bộ, chiến sĩ của lực lượng quân đội, lực lượng công an tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là một minh chứng rất rõ ràng cho việc thực hiện đường lối đối ngoại hội nhập toàn diện của đất nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ với cá nhân chiến sĩ, sĩ quan tham gia. Song, chặng đường vẫn còn không ít khó khăn.

Về chuyến công tác của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội ở các nước châu Phi, ông Bình chia sẻ, trong bối cảnh có những rủi ro rất lớn về dịch bệnh, đã có lần đề nghị phải tiêm vaccine ruồi vàng. Tuy cũng tìm, liên hệ với Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng nhưng cũng không có vaccine để tiêm. Khi họp Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) dù chỉ ở một tuần tại Algeria, chúng tôi được khuyến cáo không được uống nước từ vòi, kể cả trong khách sạn năm sao đã đun vì nguy cơ gây bệnh rất cao. Trong khi đó các chiến sĩ mũ xanh của chúng ta ở đó một năm thì rủi ro mà các chiến sĩ gặp phải rất lớn.

Thêm một cảm nhận khác từ ông Bình với phòng làm việc nhìn sang Lăng Bác, thường được chứng kiến các đoàn đến viếng Bác hoặc báo công.

“Một buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ được chứng kiến đoàn chiến sĩ mũ nồi xanh, rất cảm động. Rất nhiều người dân cũng nhìn qua cửa sổ để được thấy những chiến sĩ kính cẩn nghiêng mình trước vị cha già dân tộc trước khi lên đường đi làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả. Trân trọng cảm ơn các đồng chí đại diện cho lực lượng quân đội, lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ trên mặt trận ngoại giao của đất nước” - ông Bình nhấn mạnh.

Cần sớmhoàn thiện hành lang pháp lý

Với góc độ của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, một trong những nhiệm vụ chính tham gia thẩm tra các dự án luật là thẩm tra tính tương thích của các dự án luật đối với các điều ước quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Cần phải nhắc lại là theo Hiến pháp năm 2013 chúng ta đã khẳng định sẽ tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo Luật Điều ước quốc tế năm 2016, chúng ta cũng khẳng định không chỉ tuân thủ pháp luật quốc tế và Điều ước quốc tế mà trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội luật và cam kết quốc tế về một vấn đề cụ thể thì cam kết quốc tế sẽ có hiệu lực thi hành cao hơn. Chúng ta sẽ phải tuân thủ cam kết quốc tế nếu như nội luật có những quy định khác. Đây chính là một trong những lý do chính chúng ta phải nội luật hóa các cam kết quốc tế.

Lực lượng gìn giữ hoà bình- những chiến sĩ mũ nồi xanh- được coi là đại sứ của Liên Hợp Quốc và cả các quốc gia gửi đi. Những chiến sĩ mũ nồi xanh phải vừa gìn giữ hòa bình nhưng vừa cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế; vừa bảo đảm tuân thủ luật pháp nước sở, đồng thời tuân thủ pháp luật nước cử đi. Do đó, tính phức tạp của khuôn khổ pháp lý rất lớn.

tbt-thanhhuyen-10-9025.jpg
Toạ đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam”

Khi soi chiếu các khuôn khổ pháp luật trong nước đối với lực lượng gìn giữ hòa bình, có thể thấy chúng ta còn có những khoảng trống. Cho đến thời điểm này, văn bản pháp luật cao nhất, cụ thể nhất là Nghị quyết số 130/2020/QH14 về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Như vậy từ năm 2014 đến 2020 chúng ta cử các lực lượng giữ hòa bình đi không có căn cứ vững nhất.

Chúng ta đang bàn đến việc xây dựng Dự luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025) và sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10.2025), nếu như được thông qua thì giữa năm 2026 mới có hiệu lực. Như vậy, giai đoạn này có những khoảng trống nhất định về mặt căn cứ pháp lý cho lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình.

Chúng ta cần phải tuân thủ thứ nhất là Hiến chương Liên Hợp Quốc - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của luật pháp quốc tế. Thứ hai là những luật của Liên Hợp Quốc mà chúng ta là thành viên như Luật Nhân quyền quốc tế, Luật Nhân đạo quốc tế, Luật Người tị nạn quốc tế và Luật Hình sự quốc tế… đề cập đến những lĩnh vực nhạy cảm như về nhân đạo, tị nạn và hình sự. Khoảng trống về mặt pháp lý đối với những luật pháp quốc tế, luật pháp trong nước đặt các lực lượng tham gia gìn giữ hoà bình trong những rủi ro nhất định. Vì vậy, cần có được một dự án luật càng sớm càng tốt.

Đời sống

Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức chiều 17.10.
Xã hội

Dấu ấn chặng đường 10 năm Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam: Đặt trọng trách quốc gia lên trên hết

Tại Tọa đàm “Hoàn thiện hành lang pháp lý về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhằm tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 17.10, các đại biểu, khách mời đều nhất trí cho rằng: 10 năm qua, Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, qua đó gặt hái được nhiều lợi ích quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc gia, giúp Việt Nam khẳng định cam kết và trách nhiệm của mình đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đời sống

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc

Việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc giúp cho vị thế và vai trò của Việt Nam ngày càng cao trên cộng đồng quốc tế. Nhận định như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Thị Mai Phương cho rằng, cần thiết ban hành Luật tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để tạo cơ sở pháp lý vững chắc điều chỉnh hoạt động này.

Anh Dũng (áo trắng) luôn khéo léo lựa chọn cách tư vấn về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng gia đình. Ảnh: Tâm An
Đời sống

Gương sáng nhân viên thu bảo hiểm xã hội

Để đưa chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) đến gần hơn với người dân, các nhân viên thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh, ở đâu các nhân viên thu hoạt động tích cực, năng nổ, tâm huyết, ở đó việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT luôn có những bước chuyển tích cực.

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập
Xã hội

Bài 1: Vấn nạn tảo hôn luôn rình rập

Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tỉnh Bắc Kạn đã chủ động lồng ghép các hoạt động của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” vào Tiểu dự án 2, thuộc dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần xây dựng xã hội văn minh và tiến bộ cho thế hệ tương lai.

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân
Xã hội

Ngành bảo hiểm là “bà đỡ”, “lá chắn” tránh tổn thất cho người dân

Chúng tôi vẫn thường gọi ngành bảo hiểm là bà đỡ, lá chắn tránh tổn thất cho người dân. Để làm được điều đó, trước tiên thì bảo hiểm phải có nguồn tài chính đủ mạnh, có tiền thì mới có thể hỗ trợ khi tổn thất xảy ra. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã ví von như vậy khi nói về vai trò của bảo hiểm tại Tọa đàm “Bảo hiểm - Giải pháp phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn và các đại biểu dự hội nghị
Xã hội

Tạo dấu ấn đẹp trong bạn bè quốc tế

Hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, các chiến sĩ Đội Công binh số 2 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã nỗ lực, tận tâm trong công tác chuyên môn và các công tác khác, góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ đến bạn bè quốc tế.

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột
Xã hội

Ra mắt Câu lạc bộ thanh niên Ê Đê tại thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột

Sau hơn một năm hoạt động với nhiều nỗ lực, Câu lạc bộ (CLB) thanh niên Ê Đê đã được Trung tâm tình nguyện Quốc gia trao quyết định và chính thức công nhận là thành viên mạng lưới tình nguyện Quốc gia khu vực Tây nguyên (thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia). Đồng thời, công nhận Ban Chủ nhiệm để điều hành hoạt động của CLB.

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh
Xã hội

Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại Tây Ninh

Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật cho đại diện Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND và công chức tư pháp - hộ tịch các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh năm 2024.

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở
Xã hội

Tăng cường khám bệnh, chữa bệnh tại y tế cơ sở

Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, đề xuất mới về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân.

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Bình Thuận: Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) tỉnh Bình Thuận, việc triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian qua đã đạt một số hiệu quả nhất định. Đặc biệt trong giai đoạn 2019 - 2024, các hoạt động thông tin, tuyên truyền thực hiện cuộc vận động tiếp tục đẩy mạnh và tăng gần 85% so với giai đoạn trước đó (2014 - 2019).

Đại diện EVN trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" giai đoạn 2019-2024.
Xã hội

Phụ nữ EVN với phong trào "2 giỏi"

Giai đoạn 2019 - 2024, hưởng ứng phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", nữ cán bộ công nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tích cực học tập, thi đua lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm - bình đẳng - hạnh phúc, góp phần khẳng định vai trò, vị thế trong xã hội và gia đình.

Thực hiện nghi thức gắn biển công trình dự án cải tạo, sửa chữa Trường THCS Mỹ Xá do PVFCCo tài trợ với tổng kinh phí 5 tỷ đồng.
Xã hội

PVFCCo lấy "sẻ chia" làm triết lý kinh doanh

Trong nhiều năm qua, song hành cùng các hoạt động an sinh xã hội khác, giáo dục là lĩnh vực luôn được Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đặc biệt quan tâm. Nhiều công trình trường học đã được xây dựng lên, hàng nghìn suất học bổng được trao đến tay các em học sinh, sinh viên.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sơn La tăng đáng kể trong năm 2024
Xã hội

Giảm nghèo nhờ phát triển sinh kế đa dạng, bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Sơn La đã quyết liệt triển khai các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa sinh kế giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Công tác đào tạo nghề, phát triển nhân lực là một trong những giải pháp mà địa phương này đã thực hiện thành công, giúp nhiều lao động có việc làm ổn định và cải thiện đời sống.