Quyết đáp lịch sử của Quốc hội và danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

TS. BÙI NGỌC THANH - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI sau 30 năm đất nước có chiến tranh (1945 - 1975) là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội toàn quốc, diễn ra cuối tháng 6, đầu tháng 7.1976, và có một quyết định lịch sử về danh xưng mới của đất nước.   

Thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, non sông thu về một mối, song ở hai miền đang tồn tại hai Nhà nước với hai Chính phủ. Đó là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vấn đề cấp bách trước mắt mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra lúc bấy giờ là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây cũng là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước. 

Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976 – 1981) - Thư viện ảnh
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất, ngày 2.6.1976. Ảnh: Tư liệu

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách này, từ ngày 15 - 21.11.1975, tại thành phố Sài Gòn, đại biểu nhân dân hai miền Nam - Bắc đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị để bàn vấn đề then chốt, trọng đại này. Hội nghị nhấn mạnh, “Cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất”(1).

Theo Chỉ thị số 228-CT/TW, ngày 3.1.1976 của Bộ Chính trị, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung “sẽ được tiến hành trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Những nguyên tắc ấy sẽ được vận dụng vào miền Nam cho thích hợp với điều kiện cụ thể của miền Nam”(2).

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng thống nhất việc thành lập Hội đồng bầu cử toàn quốc với số đại biểu ngang nhau của mỗi miền. Theo Hội nghị Hiệp thương chính trị, Hội đồng bầu cử toàn quốc gồm 22 đại biểu. Mỗi miền cử 11 đại biểu, trong Hội đồng có 1 Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng bầu cử là đồng chí Trường Chinh, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử là đồng chí Phạm Hùng.

Để bảo đảm thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc bầu cử đại biểu Quốc hội, căn cứ vào điều kiện cụ thể lúc đó, ở mỗi miền đã thành lập Hội đồng bầu cử riêng: Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ở miền Nam, cơ quan chủ trì bầu cử là, Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hội đồng bầu cử mỗi miền có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại về công tác bầu cử; tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các đơn vị bầu cử gửi đến trước khi gửi lên Hội đồng bầu cử toàn quốc.

Nhân dân ta bước vào cuộc Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được với lòng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt nam và tiền đồ vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Theo quyết định của Hội đồng bầu cử toàn quốc, cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 25.4.1976. Đây thực sự là ngày hội lớn của toàn thể dân tộc Việt Nam. Trong không khí tưng bừng, hơn 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước đã nô nức làm nghĩa vụ công dân, bầu những người xứng đáng làm đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.

Cuộc bầu cử được tiến hành nhanh gọn và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ cử tri đi bầu cả nước đạt 98,77%, trong đó miền Bắc đạt 99,36%, miền Nam đạt 98,59%. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu ngay trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Trong tổng số đại biểu trúng cử, công nhân chiếm 16,26%, nông dân 20,33%, thợ thủ công 1,22%, cán bộ chính trị 28,66%, quân nhân cách mạng 10,97%, trí thức 18,50%, nhân sĩ dân chủ và tôn giáo 4,06%, đại biểu nữ 26,21%, đại biểu các dân tộc thiểu số 14,28%(3).

Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Thành phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội.

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI và những nghị quyết quan trọng

Ngày 24.6.1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đoàn Chủ tịch điều hành kỳ họp gồm 36 thành viên, trong đó có các đồng chí Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát...

Thay mặt Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn khai mạc, khẳng định, “Kỳ họp Quốc hội lần này là một cái mốc trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta. Từ mấy tháng nay, công nhân, nông dân, chiến sĩ và các tầng lớp Nhân dân khác trong cả nước đã phát động phong trào thi đua sôi nổi lấy thành tích chào mừng Quốc hội chung cả nước. Điều đó chứng tỏ Nhân dân ta nhiệt liệt hoan nghênh Quốc hội mới và đặt nhiều hy vọng vào Quốc hội4. Chủ tịch đề nghị các đại biểu Quốc hội phải hết sức cố gắng làm tròn nhiệm vụ của người đại biểu để đáp ứng lòng mong mỏi của đồng bào cả nước.

Thay mặt Hội đồng bầu cử toàn quốc, Chủ tịch Trường Chinh đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình và kết quả cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25.4.1976. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra trong tình hình đất nước đã hòa bình. Nhân dân cả nước bước vào Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được. Kinh nghiệm bầu cử Quốc hội do Nhân dân ta tích lũy trong mấy chục năm đã phát huy tác dụng tốt đối với cuộc Tổng tuyển cử lần này. Cuộc Tổng tuyển cử đã thành công rực rỡ. Cả nước đã bầu đủ số lượng đại biểu theo quy định ngay ở vòng đầu với các số liệu cơ cấu, thành phần sát với dự kiến. Điều đó đã khẳng định ý chí sắt đá của toàn dân quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và chủ nghĩa xã hội...

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo chính trị "Toàn dân đoàn kết xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất XHCN". Báo cáo nêu rõ: Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI là kỳ họp hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Đây là một sự kiện cực kỳ trọng đại trong đời sống chính trị của nước Việt Nam, mở ra một giai đoạn Nhân dân ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng trên Tổ quốc ta một xã hội đẹp nhất trong lịch sử của dân tộc, đưa Tổ quốc ta tiến lên từng bước để thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”...

Kết luận báo cáo, Bí thư thứ Nhất Lê Duẩn đã long trọng thưa với Quốc hội: Lịch sử dân tộc đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại. “Để làm tròn sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn mới, Đảng Lao động Việt Nam xin hứa với Quốc hội, với quốc dân đồng bào sẽ nghiêm chỉnh tuân theo lời dạy của Hồ Chủ tịch: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân(5).

Trong suốt kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận tất cả các báo cáo đã được trình bày trước Quốc hội. Ngày 2.7.1976, Quốc hội đã nhất trí thông qua 6 nghị quyết quan trọng, trong đó Nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca của nước Việt Nam thống nhất được thông qua đầu tiên.

Toàn văn Nghị quyết như sau:

“NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ NHẤT, QUỐC HỘI KHÓA VI,
NGÀY 2.7.1976 VỀ TÊN NƯỚC, QUỐC KỲ, QUỐC HUY, THỦ ĐÔ, QUỐC CA

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội

QUYẾT NGHỊ:

1. Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

2. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

3. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

4. Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

5- Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TRƯỜNG CHINH”(6)

Tiếp đó là các Nghị quyết: Tên gọi của khóa Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976; Tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới; Việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; Vấn đề thành lập các Ủy ban của Quốc hội.

Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng của Nhân dân ta từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp, Quốc hội đã thảo luận và thông qua nghị quyết về tên gọi của Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 là Quốc hội Khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước. Trong khi chờ đợi có Hiến pháp mới, Quốc hội cũng đã thông qua nghị quyết về việc quy định Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

Tổ chức nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở Trung ương gồm có: Quốc hội; Chủ tịch nước và 2 Phó Chủ tịch nước; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Chính phủ; Hội đồng Quốc phòng; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Với những quyết đáp trọng đại như vậy, Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa VI thật sự là một kỳ họp hết sức đặc biệt, xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước của đất nước thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ, XHCN. Thay mặt các chức danh được bầu giữ các vị trí trong các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã phát biểu và hứa với Quốc hội, với đồng bào cả nước sẽ tiếp tục mang hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân và tin tưởng rằng, “Dưới ngọn cờ trăm trận trăm thắng của Đảng Lao động Việt Nam, Nhà nước ta và Nhân dân anh hùng nước ta, nhất định sẽ xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa(7).

Trên cơ sở, nền tảng đó, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước ta và Nhân dân ta trong 48 năm qua tiếp tục nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng vững chắc, đời sống người dân được cải thiện từng bước; hòa nhập khu vực, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(8).

____________

(1) Thông báo của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc ngày 21.11.1975.

(2) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, trang 2; Nxb CTQG, Hà Nội 2004.

(3) Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 5, trang 17; Nxb CTQG, Hà Nội 2009.

(4) Như (3), trang 6, 7.

(5) Như (3), trang 67.

(6) Như (3), trang 73, 74.

(7) Như (3), trang 96.

(8) Tạp chí Cộng sản, số 966 (5.2021), trang 12.

Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính sách và cuộc sống

Đòn bẩy thể chế

Dù đã có nhiều chủ trương đúng đắn, kịp thời, nhưng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự trở thành động lực trung tâm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa chủ trì buổi giám sát tại huyện Hoằng Hóa
Quốc hội và Cử tri

Thanh Hóa giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với sự phát triển, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực và tạo ra sự thay đổi lớn cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Giám sát lĩnh vực này, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ ra nhiều nguyên nhân, kiến nghị giải pháp sớm giải bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.

Công nhân trang trại nông nghiệp công nghệ cao DELCO, xã Nguyệt Đức (Thuận Thành, Bắc Ninh) thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà kính
Chính sách và cuộc sống

Biện pháp khuyến nông hiệu quả

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Bởi đây được coi là biện pháp khuyến nông hiệu quả, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn
Quốc hội và Cử tri

Sửa đổi Hiến pháp - mệnh lệnh từ thực tiễn

Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, Hiến pháp luôn giữ vị trí đặc biệt - là đạo luật gốc, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật, đồng thời thể hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển và phương thức tổ chức quyền lực nhà nước trong từng thời kỳ. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn hệ thống chính trị đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt là thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các thiết chế công quyền, thì việc sửa đổi Hiến pháp - với trọng tâm là tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị - là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính cấp bách và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân
Chính sách và cuộc sống

Kỳ vọng về kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân, trong đó có các hộ kinh doanh cá thể chiếm tới 30% GDP, tạo ra 8,5 triệu việc làm, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, như nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” thì nhiều hộ kinh tế cá thể vẫn theo nếp kinh doanh cũ, thiếu động lực phát triển thành doanh nghiệp, thậm chí "không muốn lớn".

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh
Lập pháp

Sửa đổi Luật Chứng khoán, tạo điều kiện cho start-up công nghệ huy động vốn

Nhấn mạnh Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn đề nghị cần sớm xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, nghiên cứu dành riêng một chương về điều kiện cho các start-up công nghệ có thể huy động vốn trên thị trường.