Giám sát về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021 tại Quảng Nam và Quảng Ngãi

Quy trình vận hành hồ chứa thiếu linh hoạt gây lãng phí tài nguyên nước

Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mà Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021" đến làm việc đều có nhiều thủy điện, trong đó có những thủy điện công suất lớn. Phản ánh từ hai địa phương cho thấy, quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông đều đang thiếu linh hoạt, gây lãng phí nguồn tài nguyên nước.

Thấy rõ vướng mắc trong quy trình vận hành hồ chứa

Với lợi thế tự nhiên, hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đều có nhiều nhà máy thủy điện. Trên địa bàn Quảng Nam có 29/40 nhà máy thủy điện có trong quy hoạch đã vận hành, với tổng công suất thiết kế 1.574,36MW. Ngoài ra, trên địa bàn có 4 nhà máy thủy điện nhỏ không thuộc quy hoạch, với công suất 8,9MW, đều là những công trình được đầu tư xây dựng trước khi có các yêu cầu về quy hoạch. Tương tự, trên địa bàn Quảng Ngãi có 16 nhà máy thủy điện với tổng công suất 397,45MW.

Quy trình vận hành hồ chứa thiếu linh hoạt gây lãng phí tài nguyên nước -1
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy - Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: P. Thủy

Cùng với các nhà máy nhiệt điện, điện mặt trời, điện tự dùng, các nhà máy thủy điện góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng trên địa bàn hai tỉnh, góp phần điều tiết lũ trong mùa mưa bão, cung cấp nước cho vùng hạ du mùa khô hạn.

Thực tế những năm trước cho thấy, việc xả lũ của một số nhà máy thủy điện trên địa bàn Quảng Nam đã gây ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Nêu vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đề nghị, địa phương làm rõ, đến nay vấn đề xả lũ thủy điện gây ảnh hưởng, thiệt hại cho vùng hạ du đã được các doanh nghiệp đền bù và xử lý triệt để hay chưa?

Dù trên địa bàn Quảng Ngãi chưa xảy ra sự cố nào trong thực hiện vận hành hồ chứa, nhưng với việc có nhiều nhà máy thủy điện, trong đó có những dự án thủy điện công suất lớn, ĐBQH Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) đề nghị, cần phân tích, đánh giá cụ thể về vấn đề này.

Trả lời các câu hỏi của thành viên Đoàn giám sát, đại diện UBND tỉnh Quảng Nam và một số sở, ngành liên quan đều khẳng định, rút kinh nghiệm từ việc xả lũ của một số nhá máy thủy điện trước đây, hiện nay việc quản lý, vận hành và chế độ thông tin, báo cáo của các công trình hồ chứa thủy điện đều tuân thủ chặt chẽ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn ban hành kèm theo Quyết định số 1865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quy trình 1865). Cùng với đó, các đơn vị này cũng đã ký kết quy chế phối hợp với địa phương. Qua đó, đã góp phần đáng kể trong việc giảm lũ, chậm lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chống xâm nhập mặn trong mùa khô hạn. Báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng khẳng định, các doanh nghiệp, chủ đầu tư thủy điện trên địa bàn đều tuân thủ Quy trình 1865 và một số quy trình vận hành trên sông riêng lẻ của địa phương.

Chia sẻ một số khó khăn, vướng mắc do quy định của Trung ương, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam nêu vấn đề, trong khi mực nước của hạ du đang thấp hơn báo động 2, dung tích hồ không trữ được, thì Cục Quản lý Tài nguyên nước lại bắt trữ lại, gây khó khăn cho việc phòng lũ tối đa trong hồ chứa. "Kịch bản này lặp lại nhiều năm liền và Sở đã gọi điện trao đổi nhiều lần với Cục để Cục có cách điều hành tốt hơn”.

Liên quan đến thời gian được phép tích nước, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Nam đề nghị, trong Quy trình 1865 cần điều chỉnh kéo dài thời gian mùa mưa bão, cụ thể là kéo dài từ ngày 1.9 đến 31.12 hàng năm; đồng thời, bổ sung kịch bản vận hành khi lưu lượng về các hồ đạt hay vượt ngưỡng mà hạ du chưa xuất hiện lũ để duy trì mực nước hồ chứa phù hợp.

Dù có tiến bộ, nhưng bản chất vẫn là quy trình vận hành đơn hồ

Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, Quy trình 1865 dù có nhiều tiến bộ so với quy trình trước đây, nhưng về bản chất vẫn là quy trình vận hành đơn hồ, chưa thể hiện đúng tính chất liên hồ. Trong khi đó, với ảnh hưởng phức tạp của biến đổi khí hậu như hiện nay, thì vận hành hồ thủy điện dự báo tới đây sẽ phức tạp. Do vậy, cần có quy trình bảo đảm cân bằng lượng nước về vùng hạ du phù hợp.

Quy trình vận hành hồ chứa thiếu linh hoạt gây lãng phí tài nguyên nước -0
Đoàn giám sát của UBTVQH khảo sát thực tế tại Cảng Kỳ Hà, Quảng Nam. Ảnh: P. Thủy

Đồng tình với phản ánh của hai địa phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Tài Anh cho rằng, những quy trình vận hành liên hồ chứa, đơn hồ, liên hồ hiện nay đã qua thời gian áp dụng tương đối dài, do đó, cần thiết phải rà soát, xem xét, điều chỉnh lại. Bởi, thực tế quá trình triển khai thực hiện đã gặp nhiều khó khăn. “Nước là nguồn tài nguyên rất quý và nếu cứ quy định cứng nhắc như vậy sẽ rất lãng phí”, ông Nguyễn Tài Anh nhận định.

Cũng theo đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, quy định thẩm quyền quyết định vận hành hồ chứa trong tình huống bất thường hay thiên tai xảy ra ở cấp 4, có thể gây thiệt hại lớn về người, vật nuôi và hạ tầng cơ sở cũng có hạn chế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đề nghị, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong quy trình và phương án vận hành trong tình huống thiên tai cấp 4 xảy ra. Thực tế khi cơn bão lớn đổ bộ vào đất liền tỉnh Quảng Ngãi đã gây ảnh hưởng lớn đến dự báo mực nước sông Trà Khúc và việc chia sẻ thông tin liên quan đến vận hành các hồ trong lưu vực. Đơn cử, do mất điện và trạm đo của Đài khí tượng thủy văn bị hư hỏng, nên việc giám sát, điều tiết các hồ trong thời gian này không thể thực hiện được.

Đối với Quy trình 1865, UBND tỉnh Quảng Nam nhận thấy, tại điểm c, khoản 2, Điều 7 về “các tình huống bất thường khác do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hoặc Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định để bảo đảm an toàn cho hạ du” chưa thống nhất về thẩm quyền quyết định vận hành trong tình huống này. Các bộ, ngành liên quan cần rà soát thực tế, nghiên cứu kinh nghiệm vận hành hồ chứa thủy điện để điều chỉnh thống nhất về thẩm quyền quyết định trong tình huống bất thường khác. Đồng thời, cần xem xét bổ sung kịch bản và thẩm quyền quyết định phần dung tích từ mực nước dâng bình thường đến mực nước lũ kiểm tra để vận hành cắt giảm lũ cho hạ du khi có tình huống bất thường xảy ra.

Từ phản ánh của địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy, hiện nay, các quy định trong nhiều quy trình vận hành hồ chứa thủy điện còn thiếu linh hoạt, gây lãng phí nguồn tài nguyên, đặc biệt là việc duy trì cố định giá trị mực nước trước lũ trong mùa lũ dẫn tới việc phải xả thừa nước trong một số thời gian của mùa lũ. Để sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả hơn và huy động tối đa nguồn lực xã hội, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy - Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát đề nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nghiên cứu, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bảo đảm phù hợp đối với các quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực các sông Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, cũng như các chính sách liên quan đến sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Quốc hội và Cử tri

Hóa giải nghịch lý
Chính sách và cuộc sống

Hóa giải nghịch lý

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta đạt tới gần 1 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2023. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục từ trước đến nay.

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới

Sáng 11.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về một số dự án luật liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Phó Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Phạm Thanh Phương chủ trì Hội nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu phải khắc phục cho được "độ trễ" của chính sách
Lập pháp

Khắc phục “độ trễ” của chính sách

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời, khắc phục cho được “độ trễ” của chính sách, tránh tình trạng chính sách chậm đi vào cuộc sống là một trong những giải pháp căn bản, toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại Phiên họp thứ 38.

Toàn cảnh phiên họp
Xây dựng luật

Tháo gỡ vướng mắc, nhưng phải đồng bộ với các luật liên quan

Tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước theo hướng cho phép các bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí kinh phí từ chi thường xuyên cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng phải rà soát để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn
Quốc hội và Cử tri

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai yêu cầu sửa chữa ngay đường Hoàng Văn Bổn

Tiến hành khảo sát thực tế trong buổi giám sát, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường yêu cầu Sở Giao thông Vận tải sửa chữa ngay tuyến đường Hoàng Văn Bổn và cấm phương tiện trọng tải trên 5 tấn lưu thông để mang lại sự an toàn, yên tâm cho Nhân dân.

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bắc Ninh: Lấy ý kiến vào các dự án luật trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào 3 dự án luật dự kiến trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV gồm: Luật Việc làm (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Toàn cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm tính khả thi, không tạo ra khó khăn, vướng mắc mới

Cho ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật về đầu tư, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để bảo đảm tính khả thi, thực tế, cụ thể của các điều khoản, không để xảy ra tình trạng sửa đổi nhưng lại tạo thêm khó khăn, vướng mắc, bất cập mới, hoặc gây thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước, gây bất lợi cho người dân và doanh nghiệp.