Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp, cơ chế đặc thù vượt trội

Nhất trí cao với quy định về Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc thành lập Quỹ là hoàn toàn cần thiết, có đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, nhất là để thể chế hóa chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị tại Kết luận số 75 - KL/TW.

Góp phần giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trình Quốc hội lần này đã bổ sung 19 điều. Trong đó, có 2 điều quan trọng về điều kiện bảo đảm để xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Cụ thể là Điều 21 về hoạt động quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và Điều 22 về Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, việc có thành lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh hay không là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận, cho ý kiến. Dự thảo Luật lần này đã thể hiện tại Điều 22 những quy định cơ bản nhất về Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh như: mục đích, nguồn hình thành, nguyên tắc hoạt động của Quỹ và giao Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ. Đồng thời, để bảo đảm tránh chồng lấn nhiệm vụ chi của Quỹ này với các quỹ khác, khoản 1 Điều 22 đã quy định rõ mục đích của Quỹ.

Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp, cơ chế đặc thù vượt trội -0
ĐBQH Nguyễn Quốc Duyệt (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Nhất trí cao quy định như dự thảo Luật, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quy định Quỹ này là hoàn toàn cần thiết, có đủ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn, nhất là để thể chế hóa chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị tại Kết luận số 75 - KL/TW ngày 24.4.2024.

Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, ĐBQH Nguyễn Quốc Duyệt (Hà Nội) cho biết, các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển đều thành lập quỹ tài chính để phục vụ cho lĩnh vực này. Việc huy động các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhằm xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh sẽ góp phần giúp giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước. Theo đại biểu Nguyễn Quốc Duyệt, hình thành một quỹ tài chính để hỗ trợ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp, cơ chế đặc thù vượt trội, nhất là trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị có ý nghĩa chiến lược.

Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp, cơ chế đặc thù vượt trội -0
ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tán thành với quy định nêu trên, ĐBQH Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nêu rõ, khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật về giải thích từ ngữ đã khẳng định “công nghiệp quốc phòng, an ninh có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ quốc phòng, an ninh”.

Với nội hàm như vậy, chi phí để thực hiện các nhiệm vụ sẽ rất lớn, cần huy động nhiều nguồn lực để đáp ứng như từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu của doanh nghiệp, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Vì thế, theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, những quy định tại Điều 21, Điều 22 dự thảo Luật sẽ giải quyết được yêu cầu này.

Nên cho chuyển tiếp phần ngân sách đến khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ

Cũng quan tâm đến nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) nêu rõ, Điều 21 dự thảo Luật quy định “Trích tối đa toàn bộ lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ; bù đắp chi phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt không thành công sau khi trích lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các quỹ theo quy định của pháp luật”.

Cơ bản đồng tình với nội dung này, song, quy định sau khi trích lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các quỹ khác theo quy định của pháp luật, theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, cần được tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hơn và có thể giao Chính phủ quy định chi tiết. Việc trích tối đa toàn bộ lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các quỹ khác theo quy định của pháp luật cần làm rõ, nếu như sau khi trích Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh và các quỹ khác mà số tiền không còn hoặc còn rất ít thì xử lý như thế nào?

Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh là giải pháp, cơ chế đặc thù vượt trội -0
ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bên cạnh đó, hiện nay theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và một số Nghị định của Chính phủ, các nhiệm vụ chi mua sắm tài sản đặc biệt, các trang thiết bị chuyên dụng, đặc chủng trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì được chuyển sang năm sau thực hiện đến khi nghiệm thu thanh lý hợp đồng, nghĩa là được chuyển nguồn trong vòng 1 năm. Trong khi đó, các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật, đặc biệt vũ khí kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược được mua sắm, sản xuất, sửa chữa trong nước của Bộ Quốc phòng với công nghệ cao, cấu hình kỹ thuật chiến rất phức tạp phải nhập khẩu từ các nước, phụ thuộc rất nhiều vào nước chúng ta nhập khẩu. Việc nghiên cứu, sửa chữa, chế tạo thường kéo dài, nếu chỉ cho phép chuyển nguồn trong vòng 1 năm rất khó có thể thực hiện được.

Từ cơ sở thực tiễn đã phân tích, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề xuất bổ sung một khoản tại Điều 21 của dự thảo Luật, đó là “ngân sách mua sắm, sản xuất sản phẩm vũ khí, trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu nếu chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết vì lý do khách quan được chuyển sang năm tiếp theo đến khi nghiệm thu thanh lý hợp đồng”.

Nội dung chính sách phải là một trọng tâm trong quá trình giám sát
ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cùng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) đề nghị, nên cho chuyển tiếp phần ngân sách cho đến khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ, theo quy định như hiện nay là chuyển tiếp sang năm thứ hai, như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ công nghiệp quốc phòng thuận lợi hơn. “Ngoài những lý luận về cơ sở thực tiễn như đại biểu Nguyễn Trường Giang đã nêu, hoàn toàn có cơ sở pháp lý để quy định cho phù hợp, cụ thể là những nội dung tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 165/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 01/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30.9.2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Quốc hội và Cử tri

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.