Quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản: Lo ngại sóng gió

Năm 2025 sẽ đánh dấu kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cả hai quốc gia, nhất là sau khi quan hệ ngoại giao và an ninh giữa hai nước đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, những bất ổn chính trị ở Seoul hiện có thể đảo ngược quá trình cải thiện quan hệ song phương, vốn đang gặt hái được nhiều thành tựu.

f878978b-010e-42fd-8911-a64ca84e0438.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt tay trong cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11.2024 tại Lima, Peru. Ảnh: Yonhap

Mối quan hệ đang được cải thiện

Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã có được những đột phá quan trọng, và hai nước đều hy vọng rằng động lực này sẽ tiếp tục, với các bước giải quyết những thách thức chung và tăng cường hợp tác song phương.

Tầm quan trọng chiến lược của quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc càng trở nên rõ rệt hơn trước các mối đe dọa và những thay đổi địa chính trị ngày càng gia tăng trong khu vực. Trong một cuộc họp tại Peru vào ngày 16.11, ông Ishiba và ông Yoon đã nhất trí về tầm quan trọng của sự hợp tác giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong việc giải quyết những thách thức này. Nhà lãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên cùng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 15.11. Sự thống nhất về các vấn đề an ninh khu vực là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhận ra sự cần thiết phải hợp tác để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Đông Bắc Á.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thành lập một văn phòng đặc biệt vào tháng 8.2024 để quản lý lễ kỷ niệm và tăng cường quan hệ song phương. Các sự kiện sắp tới vào năm 2025, bao gồm Triển lãm Osaka - Kansai và Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC tại Gyeongju, cung cấp các nền tảng hữu hình để kỷ niệm những thành công trong 6 thập kỷ qua và tạo tiền đề cho sự hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai.

Nguy cơ trở lại “thời kỳ băng giá”

Tuy nhiên, khi hai nước tiến gần đến lễ kỷ niệm 60 năm, đã có một số sự cố trên con đường này. Tuần trước, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol. Kết quả là quyền hạn tổng thống của Yoon đã bị đình chỉ, và Thủ tướng sẽ nắm quyền tổng thống trong khi chờ đợi phán quyết tiếp theo của Tòa án Hiến pháp, cơ quan sẽ xác định xem ông Yoon sẽ được phục chức hay sẽ bị cách chức, dẫn đến một cuộc bầu cử tổng thống mới trong vòng 60 ngày.

Tình trạng rối loạn chính trị ở Seoul đang có tác động ngay lập tức đến quan hệ ngoại giao và an ninh song phương, đặc biệt là các hoạt động "ngoại giao con thoi" giữa hai nước: chuyến thăm Seoul của phái đoàn Quốc hội Nhật Bản do cựu Thủ tướng Suga Yoshihide dẫn đầu đã được lên kế hoạch trước, đã bị hủy bỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen cũng hoãn chuyến thăm Seoul theo kế hoạch vào cuối tháng này. Chuyến thăm của Thủ tướng Ishiba Shigeru vào tháng 1 năm sau cũng có vẻ khó khăn hơn.

Giữa lúc Hàn Quốc đang hỗn loạn, Nhật Bản đã chọn cách tiếp cận chờ đợi và quan sát. Nikkei đã trích dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng, Nhật Bản nên khôn ngoan hơn khi chỉ khởi động lại tương tác ở cấp chính phủ sau khi tình hình Hàn Quốc ổn định trở lại.

Ngay từ khi tình hình Hàn Quốc căng thẳng sau tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon ngày 4.12, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã dự báo về khả năng "thay đổi chính sách đối ngoại" của Hàn Quốc dưới thời một tổng thống mới, một nhân vật nhiều khả năng cứng rắn hơn nhiều đối với Nhật Bản.

Trong trường hợp ông Yoon bị phế truất, lãnh đảng Dân chủ đối lập Lee Jae-myung, có quan điểm đặc biệt cứng rắn đối với Nhật Bản, sẽ trở thành ứng cử viên tổng thống số một cho cuộc bầu cử sắp tới.

Trước đây, sau những hạn chế thương mại mà Nhật Bản áp đặt lên Hàn Quốc, ông Lee đã gọi Nhật Bản là "quốc gia thù địch". Sau khi ông Yoon nhậm chức, ông Lee một lần nữa đặt câu hỏi liệu Nhật Bản có nên được coi là "quốc gia thân thiện" hay không. Ông cũng bác bỏ nhu cầu hợp tác an ninh ba bên giữa Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản được thể chế hóa, điều vốn được coi là một trong những di sản đối ngoại quan trọng của Tổng thống Yoon.

Trong suốt những năm cầm quyền của mình, Chính quyền Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã gác lại nhiều khúc mắc liên quan đến vấn đề thời thuộc địa và thời chiến của Nhật Bản để thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh. Điều này thường xuyên bị ông Lee và các thành viên đảng đối lập khác chỉ trích. Nếu một Tổng thống tương lai của Hàn Quốc khơi lại những cuộc tranh luận lịch sử này và biến chúng thành trọng tâm trong quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, thì các vấn đề ưu tiên an ninh khác chắc chắn sẽ bị xếp sau. Nhật Bản cũng lo ngại rằng Tổng thống Lee cũng sẽ hủy bỏ lời hứa của chính phủ Yoon và khiến quan hệ song phương trở lại thời kỳ băng giá.

Ảnh hưởng đến tam giác quan hệ Mỹ - Nhật - Hàn

Biến động chính trị ở Seoul cũng diễn ra trong bối cảnh quan trọng đối với quan hệ ba bên Nhật Bản - Hàn Quốc - Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sắp tới thăm Nhật Bản và Hàn Quốc để cùng xác nhận mối quan hệ hợp tác ba bên không thể đảo ngược. Đây có thể là cuộc trao đổi cuối cùng như vậy trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng 1 năm sau, người ủng hộ quan điểm “nước Mỹ là trên hết”, cũng như không coi trọng các đồng minh và liên minh của Hoa Kỳ.

Hiện tại, có thông tin cho biết Bộ trưởng Austin đã hủy chuyến thăm Hàn Quốc và sẽ chỉ có mặt ở Tokyo. Vào thời điểm quan trọng như vậy, Nhật Bản sẽ bị giáng một đòn nặng nề nếu chính quyền thân Nhật Yoon mất quyền lực. Trong những trường hợp bình thường, hai ông Ishiba và Yoon sẽ làm nhiệm vụ quan trọng là thuyết phục Trump về tầm quan trọng chiến lược của sự hợp tác Mỹ - Nhật - Hàn.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ và căng thẳng, có vẻ như Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ buộc phải chú ý chặt chẽ đến định hướng chính sách ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc trong thời gian tới.

Đúng là có nhiều lo ngại rằng quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ rơi vào thời kỳ băng giá nếu Tổng thống Yoon bị phế truất và chính quyền tiếp theo là thuộc về các đảng cấp tiến. Nhưng giáo sư luật Nishino Junya của Đại học Keio, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, cho rằng tình huống chưa chắc đã xảy ra ngay lập tức. “Có một số yếu tố khác so với trước đây”, ông Nishino chỉ ra.

Theo ông, thứ nhất, căng thẳng quốc tế đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết và nhu cầu hợp tác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên lớn hơn bao giờ hết. Thứ hai, ông Nishino cho biết mối quan hệ giữa chính quyền Moon Jae-in và chính quyền Abe Shinzo trước đây không suôn sẻ do thiếu sự ăn ý về mặt chính trị. Tuy nhiên, thủ tướng Nhật Bản hiện tại, Ishiba Shigeru, đã rất coi trọng mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Cuối cùng, ông Nishino chỉ ra rằng liệu lực lượng cấp tiến do ông Lee Jae-myung lãnh đạo có giành chiến thắng dễ dàng trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Hàn Quốc hay không sẽ phụ thuộc vào việc ai sẽ xuất hiện trong cuộc bầu cử tổng thống với tư cách là ứng cử viên và cuộc bầu cử sẽ được tổ chức như thế nào.

Các chuyên gia cho rằng, dù là ai lãnh đạo Hàn Quốc thì cũng nên nhìn nhận dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc như một khoảnh khắc để suy ngẫm về tương lai và là cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ này lên một nấc thang mới. Mặc dù có những thách thức không thể phủ nhận, đặc biệt là xung quanh các vấn đề lịch sử, cả hai quốc gia đều có cơ hội phát huy những gì đã đạt được, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Để bảo đảm một tương lai lâu dài và tích cực cho quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc, cả hai bên phải thể hiện sự chân thành, nhất quán và cam kết chung trong việc vượt qua di sản của quá khứ để hướng tới một tương lai hài hòa và thịnh vượng hơn. Điều đó sẽ đòi hỏi sự thay đổi lập trường quan trọng ở một Chính phủ Hàn Quốc do phe đối lập lãnh đạo.

Quốc tế

Canada hướng tới giấc mơ châu Á
Thế giới 24h

Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Nguồn: fashionchinaagency.com
Nghị viện thế giới

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Liên tục hoàn thiện

Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) trên toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, mà còn đặt ra những thách thức lớn về quản lý chất lượng hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sản phẩm sai lệch... ngày càng phổ biến khiến nhiều quốc gia buộc phải siết chặt hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và duy trì niềm tin vào môi trường mua sắm trực tuyến. Từ châu Âu đến châu Á, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh cho đến châu Phi và Trung Đông, các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng hàng hóa trong TMĐT đang liên tục được cập nhật và hoàn thiện.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế
Quốc tế

Bước đi táo bạo hướng tới chuyển đổi kinh tế

Việc thành lập Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Danantara, được xem như "công cụ" giúp Indonesia đạt được mục tiêu 8% tăng trưởng GDP hàng năm và chuyển đổi nền kinh tế. Song Danantara đã vấp phải nhiều tranh cãi do nguồn tài trợ của quỹ này đến từ một khoản tiền lớn trong ngân sách nhà nước và được giải phóng bởi chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ. Bất chấp tiềm năng chuyển đổi của quỹ, những vướng mắc liên tục giữa chính trị và rủi ro kinh doanh đang làm suy yếu thành công của Danantara.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Quốc tế

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) là “con dao hai lưỡi” đối với tính bền vững của môi trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi vừa mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi các nước đang đẩy nhanh thiết kế các khung pháp lý về AI, những cân nhắc về khí hậu và nỗ lực giảm tác động đến môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình này. Để có thể tối ưu hóa lợi ích môi trường của AI trong khi vẫn giảm thiểu các rủi ro liên quan, các Chính phủ phải kết hợp các mục tiêu bao quát với mục tiêu cụ thể, để phối hợp trong cách tiếp cận của họ đối với AI và tính bền vững của môi trường.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.