Tổng thống Hàn Quốc bác bỏ cáo buộc nổi loạn, bảo vệ sắc lệnh thiết quân luật

Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng bảo vệ sắc lệnh thiết quân luật của mình, gọi đó là “hành động quản lý nhà nước”; đồng thời phủ nhận các cáo buộc nổi loạn và các nỗ lực luận tội mà phe đối lập nhằm vào ông.

Tuyên bố của ông Yoon Suk Yeol được đưa ra vài giờ trước khi đảng Dân chủ đối lập chính đệ trình một kiến nghị luận tội mới nhằm vào ông. Đảng đối lập có kế hoạch đưa kiến nghị này ra bỏ phiếu tại Quốc hội vào ngày 14.12 tới.

z6121961897401-ee7db1353197ec0b04f390e3b847abbb.jpg
Tổng thống Yoon Suk Yeol phát biểu trên truyền hình ngày 12.12. Ảnh: AP

Trước đó, ngày 7.12, nỗ lực của phe đối lập nhằm thúc đẩy Quốc hội luận tội ông Yoon đã thất bại do các nhà lập pháp của đảng cầm quyền tẩy chay cuộc bỏ phiếu.

Tổng thống Yoon đã bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật vào đêm 3.12, lần đầu tiên trong 44 năm ở Hàn Quốc. Sắc lệnh này đã mở đường cho hàng trăm binh lính vũ trang cố gắng bao vây Quốc hội và đột kích ủy ban bầu cử, mặc dù không có bạo lực hoặc thương tích lớn nào xảy ra. Mặc dù ông đã buộc phải dỡ bỏ khoảng sáu giờ sau đó nhưng sắc lệnh này đã gây ra hỗn loạn chính trị và các cuộc biểu tình lớn kêu gọi lật đổ ông.

Dù vậy, trong phát biểu trên truyền hình ngày 12.12, ông cho biết cho biết việc áp dụng thiết quân luật nhằm đưa ra lời cảnh báo cho Đảng Dân chủ đối lập tự do chính, mà ông cho là đã làm tê liệt các vấn đề nhà nước và phá hủy trật tự hiến pháp của đất nước. Ông cho biết việc triển khai chưa đến 300 binh sĩ tới Quốc hội để duy trì trật tự, chứ không phải để giải tán hoặc làm tê liệt Quốc hội.

Ông Yoon cho biết lệnh thiết quân luật của ông là hành động quản lý không thể bị điều tra; đồng thời bác bỏ cáo buộc của phe đối lập cho rằng, lệnh thiết quân luật của ông cấu thành một hành động nổi loạn - một cáo buộc có thể mở đường cho việc bắt giữ Tổng thống ngay cả khi đang tại vị.

Chưa rõ tuyên bố của ông Yoon sẽ ảnh hưởng đến số phận của ông như thế nào. Trước đó vào sáng 12.12, lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, Han Dong-hun, cho biết ông Yoon đã nói rõ rằng ông không muốn từ chức tự nguyện. Ông Han đã kêu gọi các thành viên trong đảng bỏ phiếu ủng hộ việc luận tội ông Yoon trong cuộc bỏ phiếu sắp tới của Quốc hội.

Các đảng đối lập và nhiều chuyên gia cho rằng sắc lệnh thiết quân luật là vi hiến. Họ nói rằng theo luật, tổng thống chỉ được phép ban bố thiết quân luật trong thời chiến hoặc các tình huống khẩn cấp tương tự, nhưng Hàn Quốc không rơi vào tình thế như vậy. Ngoài ra, Hiến pháp quy định trước khi ban bố thiết quân luật, Tổng thống phải họp với Nội các và thông báo trước với Quốc hội. Họ lập luận rằng việc triển khai quân đội để phong tỏa Quốc hội nhằm đình chỉ các hoạt động chính trị của Quốc hội đồng nghĩa với việc nổi loạn vì hiến pháp không cho phép tổng thống sử dụng quân đội để đình chỉ hoạt động của Quốc hội trong bất kỳ tình huống nào.

Tuyên bố của ông Yoon hoàn toàn trái ngược với những gì ông nói trước đó. Ngày 7.12, ông Yoon đã xin lỗi cả nước về sắc lệnh thiết quân luật, nói rằng ông sẽ không trốn tránh trách nhiệm pháp lý hoặc chính trị về vấn đề này. Ông cho biết ông sẽ để đảng của mình vạch ra lộ trình vượt qua tình hình chính trị hỗn loạn của đất nước, "bao gồm cả những vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ của ông".

Ngày 11.12, Văn phòng của ông Yoon đã ngăn chặn cảnh sát khám xét nơi ở của ông. Trọng tâm chính của cuộc điều tra là tìm hiểu xem ông Yoon và các quan chức quân sự và chính phủ cấp cao khác tham gia vào việc áp đặt thiết quân luật có phạm tội nổi loạn hay không. Một bản án về tội nổi loạn có mức án tối đa là tử hình.

Đầu tuần này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, người được cho là kiến trúc sư trưởng của lệnh thiết quân luật, đã bị bắt. Ông trở thành người đầu tiên bị bắt chính thức vì sắc lệnh thiết quân luật. Ông Kim Yong Hyun, một trong những cộng sự thân cận của Tổng thống Yoon, đã bị cáo buộc đề xuất thiết quân luật với Yoon và gửi quân đến Quốc hội để ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu về vấn đề này. Mặc dù sau đó, các nhà lập pháp, bằng mọi cách, đã vào được phòng họp Quốc hội và nhất trí bác bỏ sắc lệnh của Tổng thống Yoon.

Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống vượt qua Quốc hội nhưng khó vượt qua sức ép từ đường phố

Quốc hội Hàn Quốc đã không đạt được 200 phiếu cần thiết để luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sau khi đảng cầm quyền của ông tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng cuộc khủng hoảng chính trị bất ngờ của Hàn Quốc vẫn chưa kết thúc khi người dân tràn ngập đường phố và các nhà lập pháp đối lập đã tuyên bố sẽ tiến hành một nỗ lực luận tội khác trong những ngày tới.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh
Thế giới 24h

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh

Hãng thông tấn Strana của Ukraine đưa tin, Kiev công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc mở rộng đối tượng bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự. Hãng tin này cho rằng, đây là một phần trong chiến lược của chính quyền nhằm chuẩn bị cho khả năng giành chiến thắng bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau và bầu cử diễn ra sau đó.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.