Canada hướng tới giấc mơ châu Á

Ngày 28.4 giờ địa phương (ngày 29.4 giờ Việt Nam), cử tri Canada sẽ đi bỏ phiếu bầu Nghị viện khóa mới. Trong bối cảnh các chính sách của nước láng giềng Hoa Kỳ đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn của cử tri, Canada phải khẩn trương xác định lại ưu tiên đối ngoại và thương mại quốc tế của mình. 

Chính sách thay đổi của quốc gia láng giềng

Trong sáu tháng kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tái đắc cử, ông liên tục có những chính sách làm đảo lộn các nguyên tắc dân chủ cốt lõi trong nước, các thể chế, chuẩn mực quốc tế. Canada là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất từ chương trình nghị sự “Nước Mỹ là trên hết” của ông, tập trung vào các biện pháp thuế quan và tuyên bố về việc biến Canada thành bang thứ 51 của Mỹ.

skynews-canada-election-6889806.jpg
Ứng cử viên đảng Bảo thủ Pierre Poilievre và ứng cử viên đảng Tự do Mark Carney. Ảnh: Sky News

Về mặt thương mại, Ottawa đã phản ứng bằng cách kết hợp giữa nhượng bộ và thuế quan trả đũa có mục tiêu, định hình tình hình như một cuộc chiến kinh tế với chi phí khổng lồ cho cả hai nước. Bất chấp hoạt động vận động hành lang nhiều cấp, ý định và chiến lược thực sự của Tổng thống Donald Trump vẫn không thể phân tích được giữa những khúc quanh co và thay đổi ngẫu hứng theo từng ngày.

Về mặt tâm lý, người Canada đã phản ứng bằng một hỗn hợp cảm xúc: từ cảm giác bị bỏ rơi tới mất lòng tin. Hoa Kỳ đã từ bỏ một hiệp ước đã ký và đột nhiên chuyển từ người bạn tốt nhất - mặc dù không hoàn hảo - thành mối đe dọa hiện hữu. Điều này đã gây ra những phản ứng chính trị và tâm lý trong dân chúng Canada, từ chủ nghĩa dân tộc gia tăng đến phong trào tẩy chay các sản phẩm của Hoa Kỳ, hủy bỏ các kế hoạch du lịch và tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ Canada.

Ảnh hưởng tới lựa chọn của cử tri

Trong năm bầu cử, những diễn biến này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới không khí chính trị và lựa chọn của cử tri. Cựu thủ tướng Justin Trudeau đã buộc phải từ chức, Đảng Tự do đã chọn ông Mark Carney, một nhân vật cứng rắn, làm lãnh đạo mới và trong vòng chưa đầy 100 ngày, đảng này đã nâng từ mức 20 điểm đứng sau đảng Bảo thủ của ông Pierre Poilievre sang vị trí dẫn đầu chắc chắn trong các cuộc thăm dò. The Economist gần đây đã đánh giá Đảng Tự do có 83% cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 28.4 giờ địa phương (29.4 giờ Việt Nam) và 73% cơ hội giành được đa số.

Những chính sách của vị Tổng thống láng giềng là nhân tố chính trong sự thay đổi này, khi dân chúng đang ủng hộ những người có thể giúp Canada chống chọi tốt nhất. Ông Mark Carney, một người mới bước vào con đường chính trị, với lý lịch nổi bật trong lĩnh vực tài chính khi từng giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Canada và Ngân hàng Anh, ông được nhiều người Canada coi là nhân vật phù hợp nhất trong cuộc chiến thuế quan hiện nay. Trong khi đó, ông Poilievre, một chính trị gia sự nghiệp, người có vị thế dẫn đầu ban đầu được xây dựng dựa trên các vấn đề về khả năng chi trả bao gồm chi phí nhà ở và thuế, gần đây đã thúc đẩy cách tiếp cận “Canada là trên hết” nhằm củng cố Canada trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Hoa Kỳ.

Với tâm trạng bất ổn hiện nay trong dân chúng, chiến thắng của Đảng Tự do có khả năng xảy ra nhưng không chắc chắn. Các vấn đề chính sách đối ngoại hiếm khi tác động đến cử tri, nhưng trong cuộc bầu cử lần này, những diễn biến trên trường quốc tế dường như là ưu tiên hàng đầu của hầu hết cử tri. Tuy nhiên, trong cương lĩnh của cả hai đảng, vẫn còn thiếu câu hỏi chiến lược về vị trí của Canada trong một hệ thống quốc tế đã thay đổi đáng kể.

Ông Poilievre đang ám chỉ một cách tiếp cận được gọi là “chủ nghĩa phục hồi”, dựa trên hy vọng rằng quá trình đàm phán khéo léo với Tổng thống Donald Trump, sự liên kết chặt chẽ hơn về chi tiêu quốc phòng và bảo vệ biên giới cuối cùng có thể khôi phục nền kinh tế trong quá khứ.

Trong khi đó, cách tiếp cận của ông Carney có vẻ khác, tập trung giảm sự phụ thuộc vào Mỹ thông qua đa dạng hóa. Như ông đã tuyên bố vào tháng 3: “Mối quan hệ cũ mà chúng ta có với Hoa Kỳ, dựa trên sự hội nhập sâu sắc hơn giữa hai nền kinh tế và hợp tác chặt chẽ về an ninh và quân sự, đã kết thúc”.

Một giả định quan trọng đối với ông Carney là, những chính sách hiện nay của Mỹ có thể không chỉ mang tính tạm thời, mà chúng phản ánh những xu hướng sâu sắc hơn, ngày càng gia tăng ở một quốc gia không còn muốn bảo lãnh cho một trật tự toàn cầu tự do bao gồm thương mại tự do, củng cố các liên minh và các thể chế đa phương bao trùm. Chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp kinh tế cưỡng bức là những biện pháp có thể sẽ tồn tại lâu dài.

Canada và giấc mơ mới

Nhiều người tin rằng Canada cần đa dạng hóa kinh tế triệt và coi đây là hướng đi đúng đắn và cần thiết. Kể từ năm 2017, Canada đã ký 16 thỏa thuận thương mại với các đối tác châu Âu và châu Á và đang đàm phán với nhiều đối tác khác. Ngoài các thỏa thuận song phương, Canada sẽ củng cố các thỏa thuận khu vực như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và tìm kiếm tư cách thành viên ở các thỏa thuận khác trong khi ủng hộ cải cách triệt để các thể chế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mục tiêu là củng cố một cấu trúc thương mại toàn cầu ngay cả khi không có Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể đã từ bỏ thương mại tự do, nhưng thế giới thì không.

Điều này có thể đưa đến cho Canada một giấc mơ mới - “giấc mơ châu Á” với việc đánh giá lại chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada. Đa dạng hóa thương mại và kết nối sâu sắc hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ vẫn là ưu tiên. Nhưng quan hệ với Trung Quốc - vốn không được ưu tiên thời gian qua - có thể sẽ được xem xét lại.

Đảng Tự do có vẻ chưa quan tâm đến việc thảo luận về vấn đề này trước cuộc bầu cử. Nhưng nếu giành chiến thắng, chủ nghĩa hiện thực về ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc sẽ đòi hỏi Canada phải điều chỉnh cả về mặt chiến lược và chính sách. Bất kỳ con đường nào mà người Canada theo đuổi đều sẽ đưa đến đến những thay đổi đau đớn. Đất nước sẽ buộc phải tách khỏi hoặc tái cấu trúc nền kinh tế tích hợp sâu sắc cũng như các mối liên hệ quốc phòng và an ninh chặt chẽ với Hoa Kỳ.

Canada từ lâu đã liên kết với Hoa Kỳ về hầu hết các vấn đề chính sách đối ngoại lớn dựa trên thế giới quan chung. Nhưng chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Donald Trump và trật tự dựa trên luật lệ đang sụp đổ báo trước rằng Canada ngày càng đơn độc với những lựa chọn khó khăn phía trước.

Thế giới 24h

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm
Nhịp cầu giáo dục

Lớp học về giấc ngủ cho thanh thiếu niên ở Mỹ thu hút sự quan tâm

Các nghiên cứu gần đây ngày càng chứng tỏ rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan chặt chẽ đến tâm trạng, sức khỏe tinh thần và các hành vi tự làm hại bản thân. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở thanh thiếu niên. Cải thiện chất lượng giấc ngủ cho các em cần sự phối hợp của cả nhà trường, gia đình và xã hội.

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng
Thế giới 24h

NATO đối mặt sức ép tăng chi tiêu quốc phòng

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte vừa có chuyến thăm Mỹ và hội đàm với nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng. Tại đây, người đứng đầu NATO tiếp tục lên tiếng kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quân sự trong thời gian tới.

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài
Thế giới 24h

Mỹ khôi phục tình trạng pháp lý cho sinh viên nước ngoài

Ngày 25.4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ khôi phục tình trạng cư trú hợp pháp cho sinh viên quốc tế tại Mỹ, sau làn sóng kiện tụng từ sinh viên phản đối việc đột ngột bị đình chỉ thị thực những ngày qua. Tuy nhiên, Mỹ vẫn để ngỏ khả năng xây dựng các chính sách cung cấp khuôn khổ pháp lý để thực thi việc đình chỉ này trong tương lai.

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.