Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol

Chiều 10.12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi bắt giữ ngay lập tức Tổng thống Yoon Suk-yeol và 7 quan chức, chỉ ít giờ sau khi cơ quan này thông qua một đạo luật đặc biệt yêu cầu điều tra Tổng thống và 10 quan chức Nội các khác.

bab2a837-e701-4aed-a43c-cb4e3c2d601a.jpg
Quốc hội Hàn Quốc thông qua Nghị quyết ngày 10.12. Ảnh: Korea Times

Nghị quyết đã được thông qua với 191 thuận, 94 chống và 3 phiếu trắng, kêu gọi bắt giữ ngay lập tức Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và 7 quan chức liên quan tuyên bố thiết quân luật chóng vánh vào tuần trước.

Ban đầu phe đối lập chỉ đề xuất tên của 7 quan chức. Tuy nhiên, sau đó trong phiên họp toàn thể của Quốc hội, Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính đã bổ sung ông Yoon vào danh sách ngay trước khi đệ trình nghị quyết sửa đổi. Phát biểu trước Quốc hội, nghị sĩ Park Sung-joon của DP cáo buộc ông Yoon dẫn đầu một “tội ác nổi loạn” nhằm lật đổ Quốc hội, nên cần đưa vào danh sách.

Nghị quyết của Quốc hội Hàn Quốc giống như một dự luật, phải tuân theo quy trình đề xuất, xem xét của ủy ban có thẩm quyền và thảo luận của phiên họp toàn thể, song chưa có hiệu lực pháp lý.

Trước đó, Quốc hội Hàn Quốc cũng thông qua dự luật yêu cầu bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt thường trực để điều tra các cáo buộc phản quốc đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan đến quyết định áp đặt thiết quân luật. Ngoài ông Yoon, dự luật còn kêu gọi điều tra cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, người được cho là chủ mưu của thảm họa thiết quân luật, Tổng tham mưu trưởng Lục quân Park An-su, người được bổ nhiệm làm tư lệnh thiết quân luật, và cựu Chỉ huy phản gián Yeo In-hyung, người bị cáo buộc đã ra lệnh bắt giữ các chính trị gia.

Cũng nằm trong danh sách đối tượng điều tra là Thủ tướng Han Duck-soo, người đã tham gia cuộc họp Nội các mà ông Yoon tiết lộ kế hoạch ban bố thiết quân luật ngay trước khi có thông báo, và cựu lãnh đạo đảng PPP, Dân biểu Choo Kyung-ho, người bị cáo buộc đã ngăn cản các nhà lập pháp của đảng này tập trung tại Quốc hội để bỏ phiếu bãi bỏ thiết quân luật.

Ngoài cố vấn đặc biệt thường trực, đảng đối lập DP cũng đề xuất một động thái khác là bổ nhiệm một cố vấn đặc biệt thông thường để điều tra mọi khía cạnh tác động của lệnh thiết quân luật.

Trong khi cố vấn đặc biệt thường trực được phép điều tra trong 60 ngày với 5 công tố viên và 30 viên chức, cố vấn đặc biệt thông thường có nhiều thời gian và nhân sự hơn, theo quy định của luật đặc biệt dành cho cố vấn đặc biệt này.

DPK có kế hoạch đưa dự luật về một cố vấn đặc biệt thường xuyên ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể vào thứ năm, cùng với một dự luật yêu cầu điều tra đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee, bao gồm nghi ngờ có liên quan đến một chương trình thao túng cổ phiếu và can thiệp vào đề cử bầu cử thông qua một nhà môi giới quyền lực. Đây là phiên bản thứ tư của dự luật nhắm vào đệ nhất phu nhân. Dự luật này đã nhận được số phiếu 210 thuận, 63 chống và 14 phiếu trắng.

Không giống như cuộc điều tra của cố vấn đặc biệt thông thường, tổng thống không thể thực hiện quyền phủ quyết một dự luật đối với cố vấn đặc biệt thường trực, mặc dù ông có thể trì hoãn việc bổ nhiệm cố vấn đó.

Trong phiên họp, DP cũng đề xuất luận tội Bộ trưởng Bộ Tư pháp Park Sung-jae và người đứng đầu Cơ quan Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Ji-ho. DP có kế hoạch đưa các đề xuất luận tội này ra bỏ phiếu tại phiên họp toàn thể sắp tới, sẽ diễn ra vào ngày 14.12.

Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức
Thế giới 24h

Ông Trump mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự lễ nhậm chức của ông vào tháng tới, CBS News trích dẫn nhiều nguồn tin cho biết. Nếu ông Tập Cận Bình nhận lời, đây sẽ là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi một nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự lễ nhậm chức của một Tổng thống Mỹ.

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để
Quốc tế

Sẽ có thay đổi ngay lập tức và triệt để

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” của đài NBC News, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những thay đổi ngay lập tức và triệt để về vấn đề nhập cư ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.2025, bao gồm trục xuất người di cư với quy mô lớn và bỏ quyền công dân theo nơi sinh. Các chuyên gia nhận định, kế hoạch này của ông Donald Trump làm nổi bật tầm nhìn chi tiết về các cải cách nhập cư, cũng như nỗ lực thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình.

VNA
Thế giới 24h

Syria đứng trước thách thức lớn thời hậu Assad

Ngày 8.12 đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với Syria khi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ sau gần 14 năm nội chiến, đồng thời chấm dứt nửa thế kỷ cầm quyền của dòng họ Assad. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi cục diện chính trị trong nước, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tương lai của toàn khu vực Trung Đông.

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh
Thế giới 24h

Hamas và Fatah sắp đạt được thỏa thuận về giám sát Gaza sau chiến tranh

Các viên chức Palestine cho biết Fatah và Hamas đang tiến gần đến thỏa thuận thành lập một ủy ban gồm các nhà kỹ trị độc lập về chính trị để quản lý Dải Gaza sau chiến tranh. Điều này sẽ chấm dứt quyền quản lý của Hamas ở khu vực này và có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán ngừng bắn với Israel.

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh
Thế giới 24h

Ukraine có thể đang chuẩn bị cho kịch bản chấm dứt chiến tranh

Hãng thông tấn Strana của Ukraine đưa tin, Kiev công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc mở rộng đối tượng bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự. Hãng tin này cho rằng, đây là một phần trong chiến lược của chính quyền nhằm chuẩn bị cho khả năng giành chiến thắng bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau và bầu cử diễn ra sau đó.

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.