Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với áp lực từ chức sau khi ban bố thiết quân luật

Ngày 4.12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đối mặt với lời kêu gọi từ chức ngay lập tức hoặc bị luận tội, vài giờ sau khi ông chấm dứt lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn khiến quân đội bao vây Quốc hội trước khi các nhà lập pháp bỏ phiếu bãi bỏ lệnh này.

Tổng thống Yoon Suk Yeol không đưa ra bất kỳ phản hồi công khai nào ngay lập tức đối với yêu cầu của phe đối lập. Nhưng văn phòng của ông cho biết các cố vấn tổng thống cấp cao và thư ký của Yoon đã đề nghị từ chức tập thể và tổng thống cũng hoãn lịch trình chính thức vào sáng 4.12.

3e3cc533-1518-4e74-a16a-54d302649d09.jpg
Tổng thống Hàn Quốc ban bố thiết quân luật ngày 3.12. Ảnh: Getty Images

Động thái bất ngờ

Vào đêm 3.12, Tổng thống Yoon bất ngờ áp đặt lệnh thiết quân luật khẩn cấp với lý do để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa từ Triều Tiên và các lực lượng "chống nhà nước" trong bối cảnh ông đang gặp khó khăn để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình trong một Quốc hội do phe đối lập kiểm soát. "Để bảo vệ một Hàn Quốc tự do khỏi các mối đe dọa từ lực lượng Triều Tiên và để loại bỏ các thành phần chống nhà nước... Tôi xin tuyên bố thiết quân luật khẩn cấp", Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu.

Tuy nhiên, lệnh thiết quân luật của ông chỉ có hiệu lực trong khoảng 6 giờ, vì ngay sau đó, Quốc hội đã bỏ phiếu yêu cầu ông dỡ bỏ. Vào 4 giờ sáng ngày 4.12, ông Yoon Suk-yeol thông báo dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật; đồng thời cho biết, các binh sĩ được điều động để thi hành thiết quân luật đã trở về căn cứ trong một động thái nhằm khôi phục trạng thái bình thường.

Đây là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật trong vòng 44 năm qua. Sắc lệnh khiến đồng won mất giá mạnh. Ở thủ đô Seoul, nhiều người dân đã biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội để phản đối thiết quân luật.

Điều gì sẽ xảy ra nếu luận tội?

Lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền Han Dong-hun, đảng của Tổng thống Yoon yêu cầu ông giải thích quyết định của mình và sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, người đã đề xuất sắc lệnh thiết quân luật. "Tổng thống phải giải thích trực tiếp và kỹ lưỡng về tình huống bi thảm này. Bộ trưởng Quốc phòng, người đề nghị thiết quân luật, phải bị cách chức ngay lập tức và tất cả những người có liên quan phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc", ông Han Dong-hoon nhấn mạnh. Bộ Quốc phòng vẫn chưa bình luận về thông tin này.

Trong khi đó, động thái của ông Yoon vấp phải phản ứng gay gắt của các đảng đối lập. Dân chủ đối lập, đảng đang nắm đa số trong Quốc hội gồm 300 ghế, gọi quyết định của Tổng thống là "vi hiến" và kêu gọi điều tra người đứng đầu chính phủ. Đảng này cũng cho biết các nhà lập pháp của đảng đã quyết định kêu gọi Yoon từ chức ngay lập tức hoặc họ sẽ thực hiện các bước để luận tội tổng thống.

Việc luận tội tổng thống sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 tổng số nghị sĩ trong Quốc hội, tức là 200 trong số 300 thành viên. Đảng Dân chủ và các đảng đối lập nhỏ khác hiện kiểm soát 192 ghế. Nhưng khi Quốc hội bác bỏ tuyên bố thiết quân luật của tổng thống Yoon với tỷ lệ bỏ phiếu 190 phiếu ủng hộ, 0 phiếu chống, 18 nhà lập pháp từ Đảng Quyền lực Nhân dân của ông Yoon đã bỏ phiếu ủng hộ việc dỡ bỏ thiết quân luật, theo các viên chức Quốc hội.

Nếu Tổng thống bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hiến định cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về số phận của ông. Thủ tướng Han Duck-soo, người giữ vị trí số 2 trong chính phủ Hàn Quốc, sẽ tiếp quản tạm thời vị trí của tổng thống.

Liệu có vi Hiến?

Tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon gây phản ứng mạnh mẽ bởi nó gợi nhớ đến các chính phủ được quân đội hậu thuẫn trước đây của Hàn Quốc khi chính quyền thỉnh thoảng tuyên bố thiết quân luật và các sắc lệnh khác cho phép họ bố trí binh lính chiến đấu, xe tăng và xe bọc thép trên đường phố hoặc tại những nơi công cộng như trường học để ngăn chặn các cuộc biểu tình chống chính phủ. Những cảnh can thiệp quân sự như vậy đã vắng bóng kể từ cuối những năm 1980.

Sau tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon, quân đội mang theo đầy đủ trang bị chiến đấu, bao gồm cả súng trường tấn công, nhằm giữ những người biểu tình tránh xa Quốc hội trong khi trực thăng Blackhawk của quân đội được triển khai trên bầu trời.

Theo các nguồn tin, các nhà lập pháp đã phải trèo tường vào trong nhà Quốc hội để tiến hành bỏ phiếu. Không có báo cáo về vụ bạo lực nghiêm trọng nào. Sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội nhằm dỡ bỏ thiết quân luật, quân đội và cảnh sát rời khỏi khuôn viên Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Woo Won Shik cho biết: "Ngay cả với những ký ức không may của chúng ta về các cuộc đảo chính quân sự, người dân của chúng ta chắc chắn đã quan sát các sự kiện ngày hôm nay và thấy được sự trưởng thành của quân đội chúng ta".

Theo Hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống có thể ban bố thiết quân luật trong "thời chiến, tình huống giống chiến tranh hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia tương đương khác" đòi hỏi phải sử dụng vũ lực quân sự để hạn chế quyền tự do báo chí, quyền hội họp và các quyền khác để duy trì trật tự. Nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi liệu Hàn Quốc hiện có đang ở trong tình trạng như vậy hay không. Hiến pháp cũng quy định rằng tổng thống phải tuân thủ khi Quốc hội yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật với đa số phiếu.

Quốc tế

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ
Thế giới 24h

Chính phủ Pháp trước nguy cơ sụp đổ

Chính phủ Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm nhằm vào Thủ tướng Pháp Michel Barnier, đánh dấu tình trạng leo thang của cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu. Động thái này diễn ra sau khi ông Barnier viện dẫn một điều khoản trong Hiến pháp để thúc đẩy dự thảo ngân sách an sinh xã hội, mà không cần sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp, hiện do phe đối lập kiểm soát.

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới
Quốc tế

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng mới

Châu Âu đang đối mặt với nhu cầu năng lượng tăng trước thời điểm mùa đông, khiến cho dự trữ khí đốt ở châu Âu đang cạn kiệt nhanh chóng. Cùng với đó là  nguồn cung sắp bị cắt giảm từ Nga do lệnh trừng phạt mới của Mỹ, điều này  nhen nhóm cuộc khủng hoảng năng lượng mới cho châu Âu, trong khi khu vực này vẫn đang phải vật lộn với cú sốc thiếu hụt khí đốt cách đây 2 năm.

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối
Quốc tế

EU tăng cường năng lực an ninh mạng trong khối

Hội đồng châu Âu (EC) mới đây đã thông qua 2 đạo luật mới nhằm tăng cường khả năng chống chịu của khối này trước các mối đe dọa an ninh mạng; đồng thời thúc đẩy sự đoàn kết mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ an ninh mạng giữa các nước thành viên.

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành
Quốc tế

Sự cô đơn thúc đẩy nền kinh tế đồng hành

Một ngành kinh tế mới lạ bao gồm các dịch vụ cung cấp “bạn đồng hành” đã xuất hiện và đang trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người Trung Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân cũng như hạn chế các giao tiếp xã hội.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.