Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Nước Mỹ không còn mở rộng cửa với sinh viên

Khi chương trình học tiến sĩ của Yao, một sinh viên Trung Quốc 25 tuổi, bị hoãn lại do trường Đại học ở Mỹ cắt giảm tài trợ, cô đã quyết định từ bỏ “giấc mơ Mỹ”. Từng nghĩ các vấn đề chính trị không ảnh hưởng đến bản thân mình, nhưng Yao cho biết giờ cô đã thực sự cảm nhận được tác động của chính trị đối với các sinh viên quốc tế như cô.

a.png
Sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ (Ảnh: AFP)

Danh sách những sinh viên Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm những điểm đến học tập khác ngoài nước Mỹ như Yao ngày càng dài.

Kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống cho đến nay, hơn 4.700 sinh viên đã bị xóa khỏi cơ sở dữ liệu nhập cư của Mỹ, khiến họ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Trong khi đó, sinh viên Trung Quốc chiếm 14% trong số 327 báo cáo thu hồi visa được Hiệp hội Luật sư Di trú nước này ghi nhận đến nay.

Trước tình hình hiện tại, chia sẻ với phóng viên Reuters, nhiều sinh viên Trung Quốc cho biết đang suy nghĩ lại về “giấc mơ Mỹ”. Họ lo ngại những vấn đề phức tạp hiện nay có thể đe doạ đến sự an toàn và ảnh hưởng cả tới tài chính của mình trong tương lai.

Trung Quốc là quốc gia có lượng sinh viên lớn nhất theo học tại Mỹ trong suốt 15 năm qua, và chỉ bị Ấn Độ vượt qua vào năm ngoái. Theo dữ liệu của Open Doors, tác động kinh tế của sinh viên Trung Quốc đối với nền kinh tế Mỹ là 14,3 tỷ USD vào năm 2023. Nhưng cộng đồng này lại bị Chính quyền Mỹ hiện tại coi là mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ, thậm chí phải đối mặt với một dự luật có thể cấm họ theo học ở các trường Đại học.

Một Ủy ban đặc biệt của Hạ viện Mỹ chuyên trách về vấn đề Trung Quốc tháng trước đã gửi thư yêu cầu 6 trường Đại học cung cấp thông tin về chính sách tuyển sinh sinh viên Trung Quốc trong các ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) và đặt nghi vấn về sự tham gia của họ trong các nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ. Chủ tịch Ủy ban John Moolenaar chỉ trích hệ thống cấp visa du học của Mỹ đã mang lại quyền tiếp cận không hạn chế các viện nghiên cứu hàng đầu và đe dọa an ninh quốc gia.

Trước đó, các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ cũng đã đề xuất một dự luật nhằm đình chỉ cấp thị thực du học cho công dân Trung Quốc. Tổ chức phi lợi nhuận Ủy ban 100 - đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Hoa - đã lên án đề xuất này, cho rằng đề xuất đi ngược lại giá trị của nước Mỹ và làm suy yếu vai trò lãnh đạo toàn cầu trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới.

Những “giấc mơ khác”

Trong bối cảnh hiện nay, sinh viên Trung Quốc và sinh viên nhiều nước khác đang ngày càng chuyển sự quan tâm đến các trường đại học bên ngoài nước Mỹ. Dù Mỹ vẫn là điểm đến được Trung Quốc tìm kiếm nhiều nhất trên các trang web của tập đoàn giáo dục hàng đầu Keystone Education Group, nhưng mức độ quan tâm đã giảm 5% kể từ thông báo áp thuế bổ sung của Tổng thống Donald Trump, trong khi lượng tìm kiếm về chương trình tiến sĩ giảm tới 12%.

Đại học Bocconi, Italy gần đây nhận được nhiều sự quan tâm từ sinh viên Trung Quốc hơn. Bà Summer Wu, Giám đốc khu vực Trung Quốc của trường thông tin: “Nhiều sinh viên cho biết, vì tình hình chính trị, các em đang tìm kiếm cơ hội ở các nơi khác, vì không biết điều gì sẽ xảy ra nếu đến Mỹ”.

Đại học Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết số lượng sinh viên quốc tế, đặc biệt là từ Trung Quốc đại lục, đang tăng mạnh. Các chính sách thị thực thuận lợi cho sinh viên sau tốt nghiệp đã biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn.

Nhiều sinh viên cũng lựa chọn theo học trong nước, khi nhiều trường đại học ở Trung Quốc tăng vượt bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu những năm gần đây.

Li là một trong những sinh viên quyết định như vậy. Sau 3 năm ở New York, cô đã từ bỏ ý định xin “thẻ xanh” ở lại Mỹ, để chuyển về Hong Kong (Trung Quốc) học cao học và làm việc. “Khi nhận ra cuộc sống sẽ có những cơ hội khác, tôi không còn quá thất vọng với những gì mình đang trải qua”, Li chia sẻ.

Nhịp cầu giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên
Giáo dục

Hà Nội: Một lớp học đa số học sinh đều đạt chứng chỉ IELTS từ 7.0 và SAT từ 1400 trở lên

Lớp 12A2, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến nhiều người phải trầm trồ khi đa số học sinh đều đạt chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 7.0 trở lên và SAT từ 1400 trở lên. Trong đó, có nhiều em đạt cả 2 chứng chỉ với điểm gần tuyệt đối.

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non
Quốc tế

Trung Quốc dự kiến miễn học phí mầm non

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch từng bước tiến tới miễn học phí cho bậc học mầm non nhằm giảm gánh nặng nuôi con cho các hộ gia đình, thúc đẩy tiêu dùng và tăng tỷ lệ sinh trong nước. Đây là kế hoạch được Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC), cơ quan hoạch định chính sách của Trung Quốc, đưa ra tại kỳ họp Quốc hội đầu tháng này.

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông
Giáo dục

Hơn 3.000 học sinh tham gia ngày hội hướng nghiệp tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông

Hơn 3.000 học sinh THPT từ Đồng Nai và các tỉnh lân cận đã tham gia chương trình MIT’s Amazing Day 2025 tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông. Sự kiện mang đến nhiều hoạt động trải nghiệm thực tế, tư vấn hướng nghiệp và giao lưu với chuyên gia, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông
Nhịp cầu giáo dục

Đẩy mạnh phổ cập giáo dục, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 525/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5.1.2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025
Giáo dục

Đại học Kinh tế Đà Nẵng phát động cuộc thi Startup Runway 2025

Startup Runway - cuộc thi thường niên do Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng tổ chức từ năm 2016, đã trở thành một trong những sân chơi tiêu biểu dành cho học sinh, sinh viên đam mê khởi nghiệp, tạo môi trường kết nối với doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội để hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo.

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"
Công nghệ

Khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh"

Nhằm tăng cường nhận thức và kỹ năng số cho học sinh THCS và THPT trên toàn quốc, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta, Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VTC Netviet khai giảng khóa học "Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh" và được đăng tải trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà Onetouch với tên miền là onetouch.mic.gov.vn và onetouch.edu.vn.