Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tìm kiếm gói thuế quan mới trước tháng 7

Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung nhằm soạn thảo gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước tháng 7 tới, sau các cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa 2 nước tại Washington DC.

Thỏa thuận về 4 lĩnh vực

Trong một tuyên bố ngày 25.4, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, nước này đã yêu cầu Mỹ miễn trừ các biện pháp thuế đối ứng và thuế quan theo mặt hàng cụ thể; đồng thời đề xuất một thỏa thuận trọn gói sẽ được thực hiện trước ngày 8.7 - thời điểm kết thúc 90 ngày lệnh tạm dừng áp dụng thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thoả thuận sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực bao gồm các biện pháp thuế quan và phi thuế quan; an ninh kinh tế; hợp tác đầu tư; và chính sách ngoại hối.

z6540642265470-611eb65747280a4ae88206bcab3fdf77.jpg
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok; Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Ahn Duk-geun; Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent; Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer đã tham gia vào các cuộc tham vấn 2+2 hôm 24.4 tại Washington. Ảnh: Korea Times

Các đề xuất trên được đưa ra trong các cuộc đàm phán thương mại 2+2 giữa Bộ Tài chính và Thương mại của hai nước tại Washington, DC, hôm 24.4 (giờ địa phương). Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok; Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Ahn Duk-geun; Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent; Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Jamieson Greer đã tham gia vào các cuộc tham vấn thương mại sau khi chính quyền Donald Trump áp đặt thuế quan "có đi có lại".

Phát biểu trong cuộc họp báo sau các cuộc đàm phán, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang-mok cho biết, để đạt được mục tiêu hoàn thành soạn thảo thỏa thuận kịp ngày 8.7, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ có kế hoạch bắt đầu các cuộc đàm phán cấp chuyên viên vào tuần tới, trong khi Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer dự kiến đến Hàn Quốc tham gia các cuộc đàm phán cấp cao bên lề Hội nghị cấp bộ trưởng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), khởi động vào ngày 15.5.

Ông Choi Sang-mok giải thích rằng ông bày tỏ mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực mà Hoa Kỳ quan tâm chính, chẳng hạn như thương mại, đầu tư, đóng tàu và năng lượng. Ông cũng đề cập đến những lo ngại rằng thuế quan của Hoa Kỳ có thể tác động tiêu cực đến hợp tác kinh tế giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô.

07276f1d-bf73-47ab-b359-da0ffd049d8c.jpg
Toàn cảnh cuộc tham vấn. Ảnh: Korea Times

"Chúng tôi đã giải thích rằng chúng tôi cần các cuộc đàm phán bình tĩnh và theo trình tự", ông Choi nói, ám chỉ sự thay đổi lãnh đạo của Hàn Quốc sau khi cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất và cuộc bầu cử tổng thống bất ngờ sắp tới dự kiến ​​diễn ra vào ngày 3.6.

Điều này ngụ ý rằng cuộc đàm phán sẽ giải quyết các vấn đề kinh tế đang tồn tại của hai nước một cách toàn diện, và Chính quyền mới của Seoul sẽ xử lý thỏa thuận cuối cùng.

Hai bên đã cho thấy tiến triển tương đối nhanh chóng trong các cuộc đàm phán thuế quan, vì những diễn biến địa chính trị đang diễn ra đòi hỏi phản ứng ở cấp độ liên minh từ hai quốc gia vượt ra ngoài an ninh quân sự truyền thống để bao gồm các công nghệ tiên tiến, chính sách thương mại và chuỗi cung ứng.

Trong số 4 lĩnh vực nêu trên, an ninh kinh tế được đặc biệt chú ý, vì đây là một khái niệm rộng bao gồm các khía cạnh kinh tế, chính trị và ngoại giao khác. Các quan chức Hàn Quốc suy đoán rằng các cuộc đàm phán có thể đi sâu vào chất bán dẫn và pin, hợp tác chuỗi cung ứng và các chiến lược kiểm soát xuất khẩu nhằm kiềm chế các động thái của Trung Quốc.

Trong khi đó, chính sách ngoại hối sẽ được thảo luận riêng giữa Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc với Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Loại bỏ thuế đối ứng và thuế đối với từng mặt hàng

Trong một cuộc họp song phương riêng rẽ giữa Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer sau các cuộc tham vấn "2+2", Bộ trưởng Ahn đã yêu cầu Hoa Kỳ loại Hàn Quốc khỏi các mức thuế quan có đi có lại và thuế quan theo từng mặt hàng cụ thể như đối với ô tô và thép, cùng với bất kỳ mức thuế quan mới nào sẽ được áp dụng trong tương lai. Ông Ahn Duk-geun cũng đề xuất những cách thức để hai nước hợp tác nhằm đạt được thương mại bền vững và cân bằng.

2d2ab980-e8a1-4314-a88c-98ac0bceff10.jpg
Cuộc gặp riêng giữa Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer hôm 24.4. Ảnh: Korea Times

Chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu áp dụng thuế quan "có đi có lại" đối với từng quốc gia, trong đó mức thuế áp cho Hàn Quốc là 25%, bắt đầu được tính từ ngày 9.4, nhưng được hoãn lại 90 ngày để các bên đàm phán. Trong khi đó, thuế đối với ô tô 25% có hiệu lực từ ngày 3.4 và với mức thuế tương tự đối với một số phụ tùng ô tô sẽ có hiệu lực chậm nhất là vào ngày 3.5.

"Vì cả hai nước đã nhất trí về khuôn khổ tham vấn thông qua cuộc họp này nên các cuộc họp cấp làm việc sẽ diễn ra vào tuần tới để quyết định phạm vi tham vấn", ông Ahn cho biết. Ông cũng cho biết đề xuất của Hàn Quốc về hợp tác đóng tàu đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ Hoa Kỳ. "Về hợp tác trong ngành đóng tàu, tôi tin rằng những giải thích của chúng tôi về đầu tư quy mô lớn của các công ty, hợp tác về nhân sự và kỹ thuật của chúng tôi phù hợp với mong muốn mạnh mẽ của chính quyền Hoa Kỳ trong việc tăng cường năng lực trong ngành đóng tàu của họ”.

Về phần mình, phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Bessent mô tả các cuộc đàm phán "rất thành công" và các quan chức Hàn Quốc đàm phán với "năng lực tuyệt vời" của họ.

Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.