Trung Quốc

Người bán và nền tảng số cùng chịu trách nhiệm

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã chuyển mình thành siêu cường thương mại điện tử (TMĐT) với thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bùng nổ này kéo theo vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng lan rộng trên các nền tảng số. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa và bảo vệ người tiêu dùng, Trung Quốc đã triển khai khung pháp lý nghiêm ngặt, yêu cầu các nền tảng tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm được giao dịch trực tuyến.

Cú huých của Luật Thương mại điện tử (2019)

Tính đến cuối năm 2023, Trung Quốc có hơn 900 triệu người mua sắm trực tuyến, với doanh số bán lẻ trực tuyến chiếm 27,6% tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của cả nước, đạt 2.17 nghìn tỷ USD, giữ vững vị thế là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới liên tục trong 11 năm. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc len lỏi vào mọi ngóc ngách thị trường.​

Thực tế, trước tình trạng đáng báo động đó, từ 1.1.2019, Trung Quốc chính thức ban hành Luật Thương mại điện tử - được đánh giá là cột mốc pháp lý quan trọng nhất trong lĩnh vực này tính đến thời điểm đó. Đây là đạo luật toàn diện đầu tiên trên thế giới điều chỉnh trực tiếp hoạt động thương mại điện tử trên diện rộng, bao gồm: nền tảng giao dịch, người bán cá nhân, doanh nghiệp, và cả bên thứ ba cung cấp dịch vụ hỗ trợ.​

Nguồn: fashionchinaagency.com

Nguồn: fashionchinaagency.com

Luật quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia trong hoạt động kinh doanh trực tuyến. Bên cạnh đó, luật yêu cầu minh bạch hóa thông tin người bán khi bắt buộc các cá nhân và tổ chức kinh doanh qua mạng phải đăng ký với cơ quan quản lý thị trường và công khai các thông tin pháp lý như tên thật, mã số thuế. Các nền tảng cũng phải thiết lập cơ chế xử lý và gỡ bỏ nhanh chóng các sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đồng thời có nghĩa vụ báo cáo với cơ quan chức năng. Ngoài ra, luật cấm các hành vi quảng cáo gian dối, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và yêu cầu nền tảng phải kiểm soát nội dung quảng cáo thương mại. Một điểm quan trọng khác là quy định về truy xuất nguồn gốc hàng hóa, buộc các nền tảng phải hỗ trợ việc tra cứu thông tin và truy vết sản phẩm nhằm phục vụ công tác kiểm tra và giải quyết tranh chấp khi cần thiết.

Vai trò trung tâm của Luật Chất lượng sản phẩm (2018)

Được ban hành lần đầu vào năm 1993 và sửa đổi nhiều lần, trong đó lần gần nhất là vào năm 2018, Luật Chất lượng sản phẩm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vốn được thiết kế nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh TMĐT bùng nổ, luật này đã được mở rộng phạm vi áp dụng và tăng cường tính ràng buộc với các chủ thể mới như sàn giao dịch điện tử, nhà bán hàng trực tuyến và bên trung gian logistics.

Theo quy định, mọi sản phẩm, bất kể được bán tại cửa hàng truyền thống hay qua mạng, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng và an toàn. Việc ghi nhãn, cung cấp thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, cũng như trách nhiệm trong khâu hậu mãi (bảo hành, đổi trả) đều được luật hóa. Những yêu cầu này đặc biệt quan trọng trong môi trường TMĐT, nơi khoảng cách giữa người mua và người bán có thể lên tới hàng nghìn km, và niềm tin là yếu tố sống còn.

Một điểm đột phá đáng chú ý của luật là việc đặt trách nhiệm liên đới lên các nền tảng TMĐT - vốn từng là vùng “xám” trong quản lý chất lượng. Thay vì chỉ yêu cầu người bán chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, giờ đây các “ông lớn” như Alibaba, JD.com hay Pinduoduo cũng buộc phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa vi phạm chất lượng được giao dịch trên nền tảng của họ.

Cụ thể, pháp luật yêu cầu các nền tảng TMĐT phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và rà soát chất lượng đối với các sản phẩm được đăng bán, đồng thời có trách nhiệm gỡ bỏ hoặc chặn ngay lập tức những mặt hàng vi phạm khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, các nền tảng còn phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong các trường hợp khiếu nại, tố cáo liên quan đến hàng giả, hàng nhái. Nếu không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kiểm soát này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ có thể bị buộc phải bồi thường. Những yêu cầu này đã tạo áp lực lớn khiến các nền tảng phải đầu tư mạnh vào công nghệ giám sát thông minh, phát triển hệ thống đánh giá tín nhiệm của nhà cung cấp, cũng như tích hợp các chức năng cho phép người tiêu dùng dễ dàng báo cáo vi phạm, từ đó hình thành nên cơ chế kiểm soát nội bộ mang tính phòng ngừa và răn đe cao.

Luật cũng đặt ra chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm, bao gồm phạt hành chính cao, tịch thu sản phẩm, đình chỉ hoạt động kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo luật, sản phẩm phải có nhãn mác rõ ràng, bao gồm tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, và cảnh báo an toàn nếu cần thiết.

Cơ quan chức năng như Cục Quản lý giám sát thị trường nhà nước có thẩm quyền thực thi luật, thực hiện kiểm tra định kỳ, điều tra theo dấu vết số và công bố công khai các vụ việc nhằm tăng tính minh bạch và sức ép xã hội.

Luật sửa đổi tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm, như sản xuất hoặc bán sản phẩm giả mạo, không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hoặc giả mạo kết quả kiểm định. Các hình phạt có thể bao gồm phạt tiền, tịch thu sản phẩm, đình chỉ kinh doanh, hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nghiêm trọng. ​Người tiêu dùng có quyền khiếu nại và yêu cầu bồi thường trong vòng 2 năm kể từ ngày phát hiện hoặc lẽ ra phải phát hiện ra thiệt hại do sản phẩm gây ra.

Đáng chú ý, Luật Chất lượng sản phẩm hiện nay được thực thi cùng với một loạt luật mới như Luật Thương mại điện tử (2019), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và Luật Tiêu chuẩn hóa, tạo thành một hành lang pháp lý thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong kiểm soát chất lượng sản phẩm trong môi trường số.

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa trên các nền tảng số ở Trung Quốc vẫn là bài toán dài hạn. Tính phức tạp của chuỗi cung ứng số, sự đa dạng của nhà bán hàng cá nhân và tốc độ biến hóa của các chiêu trò gian lận khiến cho việc thực thi luật cần liên tục được cập nhật, đi kèm với công nghệ hỗ trợ tiên tiến và hệ thống phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý.

Nghị viện thế giới

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Nhiều quy định bảo vệ quyền lợi khách hàng

Tại Nhật Bản, quốc gia nổi tiếng về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, việc bảo vệ chất lượng hàng hóa trong môi trường thương mại điện tử (TMĐT) là nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật. Đất nước mặt trời mọc đã ban hành nhiều đạo luật và cơ chế kiểm soát để bảo đảm rằng, hàng hóa lưu thông qua nền tảng trực tuyến vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng như trong mô hình thương mại truyền thống.

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.