Dư âm phiên chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV

Phản ứng nhanh hơn, hành động quyết liệt hơn đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn

Đánh giá kết quả phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội khẳng định, đây là hình thức giám sát thực chất, hiệu quả, tích cực, tạo ra áp lực để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hành động quyết liệt hơn, phản ứng nhanh hơn trước những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Phiên chất vấn tiếp tục thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ, kịp thời giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành:
Đáp ứng kỳ vọng của cử tri

Ảnh: N. An
Ảnh: N. An

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đáp ứng được kỳ vọng của cử tri và công tác quản lý nhà nước trước những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. Các nội dung chất vấn được đại biểu Quốc hội đặt ra đã đi thẳng vào những vấn đề rất nóng, rất cụ thể về quản lý, điều hành giá xăng dầu; quản lý đất đai, nhất là về đấu giá đất; xử lý rác thải… Các đại biểu Quốc hội cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến yêu cầu, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước và những giải pháp mang tính cơ bản, chiến lược lâu dài đối với hai ngành công thương và tài nguyên - môi trường.

Tôi đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương về giải pháp căn cơ, chiến lược mà Bộ sẽ thực hiện và tham mưu cho Chính phủ thực hiện trong thời gian tới nhằm thúc đẩy lưu thông, xuất - nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đầy thách thức. Phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công thương đã phần nào giải đáp được mối quan tâm của tôi, nêu lên được những nhiệm vụ, phương hướng, giải pháp cụ thể trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên, có lẽ do thời gian có hạn nên Bộ trưởng chưa trình bày được đầy đủ những giải pháp mang tính “dài hơi”. Mặc dù vậy, ở phần trả lời chất vấn của một số đại biểu sau đó, Bộ trưởng cũng đã nêu được những giải pháp chiến lược lâu dài như: thay đổi cơ cấu sản xuất, quy hoạch lại các ngành sản xuất, xây dựng lại các cấp độ thị trường… Tôi đánh giá cao phần tham gia trả lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về định hướng thay đổi sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới, đặc biệt là giải pháp phải thay đổi tư duy trong cách tiếp cận về sản xuất hàng hóa nói chung, sản phẩm nông nghiệp nói riêng theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu và tín hiệu của thị trường, gắn sản xuất với thị trường nhiều hơn và chính quyền các cấp phải đóng vai trò đắc lực trong hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu:
Luôn lắng nghe, thấu hiểu và trăn trở trước nỗi lo của nhân dân

Ảnh: T. Chi
Ảnh: T. Chi

Phiên chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV đã tiếp tục khẳng định chất vấn và trả lời chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp rất hiệu quả của Quốc hội. Với cách làm rất dân chủ, công khai, minh bạch, phiên chất vấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến từ điểm cầu Nhà Quốc hội tới 62 Đoàn đại biểu Quốc hội trong cả nước và được phát thanh, truyền hình trực tiếp như đối với hoạt động chất vấn tại Kỳ họp của Quốc hội đã giúp cử tri và nhân dân được tiếp nhận những thông tin chính thống trong công tác điều hành, quản lý của Nhà nước, tránh những tác động về tâm lý do những thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Phiên chất vấn cũng cho thấy việc lựa chọn và quyết định nội dung chất vấn tại Phiên họp thứ Chín là rất đúng và trúng. Đây đều là những vấn đề rất thời sự, sát với thực tiễn, có liên hệ mật thiết tới đời sống của người dân, đó là những vấn đề về giá xăng dầu; quản lý hàng giả, hàng kém chất lượng; quản lý môi trường, quản lý đất đai… Điều đó cho thấy Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội luôn lắng nghe, thấu hiểu và trăn trở những vấn đề mà cử tri lo lắng. Với 48 đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp và 10 đại biểu tranh luận, phiên chất vấn đã tạo được sự tương tác, đối thoại trực tiếp giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn, thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm của cả người điều hành, người chất vấn và người trả lời chất vấn.

Tôi đánh giá cao hiệu quả phiên chất vấn, có ý nghĩa rất tích cực bởi thông qua chất vấn và tranh luận, đại biểu Quốc hội không chỉ đề nghị các trưởng ngành làm rõ các vấn đề được cử tri quan tâm, mà còn đóng góp những sáng kiến, giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực điều hành, quản lý, quản trị; kiến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động chất vấn nói riêng và hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung tạo ra áp lực để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hành động quyết liệt hơn, phản ứng nhanh hơn trước những vấn đề phát sinh, tạo chuyển biến thực chất trong vấn đề được chất vấn, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc (TP. Hà Nội):
Có phương án bài bản, tổng thể, giải quyết căn cơ vấn đề giá xăng dầu

Ảnh: H. Ngọc
Ảnh: H. Ngọc

Phiên chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV tiếp tục thể hiện thông điệp mạnh mẽ, đó là sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ, kịp thời giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tôi đánh giá cao phần trả lời chất vấn rất thẳng thắn của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Có thể thấy, thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công thương rất nỗ lực trong việc tăng cường nguồn cung, góp phần bình ổn giá xăng dầu, giá nông sản… Riêng đối với vấn đề xăng dầu, tôi rất mừng khi Bộ trưởng khẳng định nguồn cung không thiếu, đồng thời đánh giá cao Chính phủ đã đưa ra biện pháp thích hợp, dùng Quỹ bình ổn giá xăng dầu để kiềm chế giá xăng dầu tăng; cấp thêm hạn ngạch cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu tăng cường nhập khẩu, bảo đảm nguồn cung.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng thiếu hụt và khan hiếm xăng dầu vẫn diễn ra. Ở đây có trách nhiệm trong tổ chức, điều hành của các cơ quan của Chính phủ. Hiện Chính phủ đã có Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 về kinh doanh xăng dầu, song nghị định này còn bất cập như sửa đổi quy định về dự trữ xăng dầu theo hướng giảm số ngày dự trữ bắt buộc của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu từ 30 ngày xuống 20 ngày; quy định thời gian điều hành giá xăng dầu đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo. Trong khi đó, thị trường giá xăng dầu thế giới đang biến động rất mạnh, gây ra tình trạng khan hiếm xăng dầu, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tiếp cận xăng dầu, làm cho giá xăng dầu tăng lên.

Tôi cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục, sửa đổi lại những vấn đề bất cập của Nghị định 95/2021/NĐ-CP, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho Bộ Công thương điều hành giá xăng dầu, điều chỉnh nguồn cung xăng dầu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Vấn đề gốc rễ là phải nâng cao năng lực sản xuất trong nước của các doanh nghiệp, bảo đảm sự phát triển nguồn cung một cách bền vững, kết hợp với việc nhập khẩu một cách hài hòa. Tôi tin rằng, sau phiên chất vấn, Bộ Công thương sẽ có phương án bài bản, tổng thể, giải quyết căn cơ vấn đề giá xăng dầu. 

Phiên họp

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó
Quốc hội và Cử tri

Quyết liệt, không né tránh nội dung khó

Tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Hai và thứ Ba của Quốc hội tại phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đã tiếp tục nêu cao tinh thần quyết liệt, không né tránh nội dung khó mà dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng để bảo đảm quyết đáp đúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Minh chứng rõ nhất là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới, nhất là trong việc sửa đổi Luật Đất đai.

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Cần có giải pháp triển khai ngay để gỡ vướng mắc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Chiều 25.4, với sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”.
Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra
Thời sự Quốc hội

Thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra

"Các cơ quan tiếp tục rà soát để quán triệt và thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Thanh tra", Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ Mười đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) nêu rõ.
Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn
Thời sự Quốc hội

Nghiên cứu áp dụng một số chính sách đột phá hơn

Chiều 21.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; biểu quyết bổ sung dự thảo Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp thứ Ba: Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Nhất trí với đề xuất tiến hành Kỳ họp thứ Ba theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội (có dự phòng phương án họp trực tuyến kết hợp tập trung theo diễn biến của dịch bệnh Covid - 19), kết luận phiên họp sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ trình Quốc hội những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng.
Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao
Thời sự Quốc hội

Thông qua số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục chương trình làm việc sáng 19.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, phê chuẩn số lượng thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm 15 người, trong đó 6 thành viên đương nhiên theo luật định là Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cử 9 kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh

Việc tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo ba cấp hành chính như hiện hành hay hai cấp (bỏ Thanh tra cấp huyện) được nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Tán thành với phương án giữ ba cấp như hiện hành của Chính phủ đề xuất, song Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, quy trình, thủ tục thực hiện thanh tra, tạo điều kiện xây dựng lực lượng thanh tra thực sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác này.
Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình
Thời sự Quốc hội

Kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình

Trong phiên thảo luận chiều nay, 16.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này phải bao quát được vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục đặt yêu cầu cao về chất lượng

Các bộ, ngành cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc soạn thảo dự án luật phải thận trọng, chắc chắn, làm tốt từng khâu, đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể thực hiện thí điểm.
Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm hoạt động dầu khí được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn

Cho ý kiến về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, 14.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dầu khí (sửa đổi) và đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng về định hướng phát triển ngành dầu khí, bảo đảm hoạt động này được kiểm soát chặt chẽ, minh bạch hơn.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn
Phiên họp

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực chất vấn

Sau phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ mới, sáng qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến và biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ Chín. Trong Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.
Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm của người lao động

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ Chín, chiều nay, 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu

Chiều 23.3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31.12.2022. Theo đó, giảm 50% so với mức thuế hiện hành đối với xăng (giảm 2.000 đồng/lít) và dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn (giảm 1.000 đồng/lít); giảm 70% so với mức thuế hiện hành đối với dầu hỏa (giảm 700 đồng/lít) từ ngày 1.4.2022.
Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Phiên họp

Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại đợt họp thứ 2, Phiên họp thứ Chín. Trước đó, tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh yêu cầu phải rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, bám sát quy định của Hiến pháp năm 2013 để cụ thể hóa cơ chế nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, tăng cường dân chủ trực tiếp thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Thời sự Quốc hội

Nhất trí thí điểm tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Chiều 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô
Thời sự Quốc hội

Khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô

Sáng 22.3, tiếp tục Phiên họp thứ Chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Nhiều ý kiến nhất trí quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam.