Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Chăm sóc dinh dưỡng và hạ sốt là những yếu tố quan trọng cần thiết đối với người bệnh sốt xuất huyết.

Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 270 nghìn trường hợp mắc suốt xuất huyết, 108 ca tử vong. Đây là thời điểm mùa mưa  nên số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng lên. Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết -0

1. Sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở nước ta. Bệnh lây truyền do muỗi vằn đốt người mắc bệnh và truyền virus Dengue sang cho người lành. Bệnh thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên bệnh gặp nhiều nhất vào mùa mưa do đây là mùa sinh sôi nảy nở của muỗi.

Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Nếu gia đình có người mắc sốt xuất huyết mà điều trị không đúng rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

Nhiều người cho rằng đã mắc sốt xuất huyết thì đã có miễn dịch và không mắc lại nữa, nhưng thực tế không phải như vậy.

Sốt xuất huyết là do virus Dengue gây ra và virus Dengue được phân loại thành 4 tuýp. Nên khi mọi người mắc sốt xuất huyết thì chỉ mắc 1 tuýp của virus Dengue thôi và sẽ có miễn dịch bền vững với tuýp đó. Tuy nhiên còn 3 tuýp virus Dengue khác chúng ta vẫn có thể mắc.

Chính vì vậy một người đã từng bị sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại. Trừ khi bạn mắc 4 lần sốt xuất huyết thì bạn sẽ không mắc lại nữa.

2. Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

Trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn khác nhau:

Giai đoạn sốt: trong vòng 3-4 ngày đầu, bé đang khỏe mạnh bỗng đột ngột sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đau đầu, đau mỏi người, đau nhức mắt, có thể có hắt hơi, sổ mũi. Với những em bé nhỏ có thể có rối loạn tiêu hoá, chán ăn, buồn nôn, nôn,… Da em bé có thể đỏ hơn so với bình thường gọi là sung huyết. Đôi khi có những chấm xuất huyết nhỏ.

Một số biểu hiện của sốt xuất huyết giai đoạn này thường nhầm lẫn với các bệnh khác như cúm, sởi, Rubella, hoặc Covid-19.

Giai đoạn 2: Giai đoạn nguy hiểm, còn gọi là giai đoạn xuất huyết. Thường xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Ở giai đoạn này sốt bắt đầu giảm, có bé còn hạ nhiệt độ nhưng bé có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần theo dõi sát trẻ, có thể xuất huyết từ nhẹ đến nặng.

Xuất huyết ở giai đoạn này có thể chỉ là các nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, kèm theo đó em bé cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nặng hơn nữa em bé có thể xuất huyết niêm mạc ví dụ như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Ở bé gái lớn hơn đã dậy thì có thể bị rong kinh hoặc cường kinh. Nặng hơn nữa, em bé có thể bị xuất huyết tiêu hoá hoặc xuất huyết não. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, trẻ có thể đi ngoài phân đen, có thể nôn ra máu,. Nguy hiểm hơn là xuất huyết não, trẻ có thể co giật, ngủ li bì,…

Chính do hiện tượng thoát dịch giai đoạn này mà làm cho em bé có thể bị cô đặc máu có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp do giảm khối lượng tuần hoàn.

Khi bé bị sốt xuất huyết có dấu hiệu vật vã, kích thích hoặc li bì, nôn nhiều… kèm theo nôn nhiều hoặc đau bụng ngày một tăng lên mà không rõ nguyên nhân hay đau đầu dữ dội, gia đình cần cho em bé đi viện khẩn cấp.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, thường vào ngày thứ 6-7 của bệnh, trẻ dần dần hồi phục, sẽ hết sốt, tiểu cầu và bạch cầu tăng. Tình trạng của em bé tốt dần lên.

3. Hạ sốt và bù nước là quan trọng trong điều trị sốt xuất huyết ở trẻ em

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chủ yếu dùng các biện pháp điều trị triệu chứng và theo dõi sát diễn biến của trẻ 24/24h. Quan trọng nhất trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà là hạ sốt và bù dịch.

Hạ sốt:

Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Ưu tiên dùng thuốc hạ sốt hoạt chất paracetamol, nên dùng thuốc đơn chất paracetamol với liều dùng 10-15mg/kg cân nặng mỗi lần, cách 4-6 giờ/lần.

Kết hợp hạ sốt bằng chườm mát cho em bé ở nách, bẹn, lau người toàn thân với nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2-3 độ C giúp hạ sốt nhanh hơn.

Lưu ý: Không nên dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin, ibuprofen vì có thể làm tình trạng xuất huyết nguy hiểm hơn.

Bù nước: Khi trẻ bị sốt do bất cứ nguyên nhân nào thường bị mất nước và điện giải nên cần được bù nước điện giải. Trong sốt xuất huyết thì dịch ở trong lòng mạch thường bị thoát ra ngoài người ta gọi là hiện tượng thoát huyết tương làm cho máu của bé cô đặc hơn. Chính vì vậy chúng ta cần phải bù dịch cho em bé ngay và càng sớm càng tốt. Quan trọng là cần phải bù dịch đúng cách.

Có thể bù bằng đường uống hoặc đường truyền. Tốt nhất khi bé uống được thì nên bù nước điện giải cho bé bằng đường uống. Dung dịch oresol là một loại dung dịch giúp bù nước và điện giải nhanh và an toàn.

Cần chú ý, trên thị trường có rất nhiều loại oresol. Khi pha oresol bù dịch cho trẻ cần pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn. Nếu nhà sản xuất khuyến cáo pha với 200ml nước thì cần đong đủ 200ml nước.

Tuyệt đối tránh tình trạng mẹ nghĩ con còn nhỏ nên uống ít nước và pha gói oresol với ít nước. Khi em bé uống oresol với nồng độ đậm đặc như vậy sẽ bị rối loạn nước, điện giải nặng hơn, có thể gây ra tình trạng hôn mê, co giật, tổn thương não.

Ngoài việc pha oserol đúng cách, cha mẹ cần cho trẻ uống từ từ từng chút một. Nếu dung dịch oserol đã pha không uống hết trong vòng 24 giờ thì cần bỏ đi và pha mới cho trẻ uống.

Cha mẹ có thể bù dịch cho trẻ bằng các loại như nước cam, nước dừa, nước chanh, sinh tố, nước lọc...

Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh, vệ sinh thân thể và chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt. Mặc quần áo thoáng mát. Súc miệng với nước muối loãng ấm.

Dinh dưỡng cũng là một phần quan trọng trong chăm sóc bé bị sốt xuất huyết. Chọn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ: cần tiếp tục cho bé bú mẹ và cho trẻ bú nhiều hơn so với bình thường. Tăng bữa bú lên 8-10 bữa / ngày và thời gian cho bé bú cũng lâu hơn.

Với trẻ đã ăn dặm: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất. Ưu tiên thức ăn giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, nấm, nấu súp với rau củ quả để đảm bảo đủ chất.

Các bé ốm mệt nên có thể không muốn ăn, cha mẹ có thể cho con ăn chia nhỏ làm nhiều bữa, mỗi bữa một ít để đảm bảo đủ năng lượng cho em bé.

Tăng cường  vitamin bằng các loại hoa quả mềm, rau củ quả nhiều màu sắc. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, nước sinh tố, uống thêm sữa để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch.

Tránh thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho em bé. Không ăn thức ăn có màu đỏ, màu đen hoặc màu nâu vì khi trẻ đi tiêu dễ gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước có ga, những loại nước uống có nồng độ đường cao như cocacola, soda hoặc nước mật ong.

Cha mẹ cũng không cho trẻ ăn thức ăn cay, nóng.

Những việc tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị sốt xuất huyết:

  • Không nên cạo gió cho em bé vì có thể làm nặng hơn tình trạng xuất huyết. Đồng thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ.

  • Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin vì các thuốc này có thể làm cho tình trạng xuất huyết nặng hơn.

  • Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do virus Dengue gây ra. Dùng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận. Còn có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.

  • Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật.

Theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ tới các bệnh viện uy tín để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử
Sống khỏe

Kiểm soát mua, bán thuốc tốt hơn trên môi trường thương mại điện tử

Một báo cáo độc lập mới đây cho biết, ước tính thị trường thuốc trực tuyến Việt Nam đến hết năm 2024 đạt khoảng 5-8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng mức năm sau cao hơn năm trước. Hiện việc mua bán thuốc trực tuyến đang diễn ra phổ biến và hoạt động này cần được đưa vào khuôn khổ pháp luật để quản lý hiệu quả.

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng
Sống khỏe

Bộ Y tế thông tin làm rõ về chương trình tiêm chủng mở rộng

Trước nội dung cử tri nhiều địa phương gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV về phản ánh việc thiếu vaccine tại các cơ sở y tế công lập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em không được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi nên nguy cơ nhiễm bệnh cao, Bộ Y tế vừa có văn bản cung cấp thông tin, làm rõ thêm về vấn đề này.

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.