Những thực phẩm trong dịp lễ Tết có khả năng dễ gây ngộ độc

Việc bảo quản, chế biến và vệ sinh thực phẩm không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Một số thực phẩm khi chế biến thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm các sản phẩm thịt, rau sống.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, virus hoặc chất độc có hại, có thể gây ra một loạt các triệu chứng, phổ biến nhất là đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn và chán ăn.

Phụ nữ mang thai, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh mãn tính có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn. Một số loại thực phẩm có nhiều khả năng gây ngộ độc thực phẩm hơn những loại khác, đặc biệt nếu chúng được bảo quản, chế biến hoặc nấu không đúng cách.

Những thực phẩm trong dịp lễ Tết có khả năng dễ gây ngộ độc -0
Thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus hoặc chất hóa học rất dễ gây ngộ độc (Ảnh: iStock)

Dưới đây là một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc:

Thịt gia cầm

Các loại gia cầm sống và nấu chưa chín kỹ như thịt gà, vịt, gà tây có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Điều này chủ yếu là do hai loại vi khuẩn Campylobacter và Salmonella thường được tìm thấy trong ruột và lông của những loài gia cầm này. Những vi khuẩn này thường làm ô nhiễm thịt gia cầm tươi trong quá trình giết mổ và chúng có thể tồn tại cho đến khi việc nấu nướng giết chết chúng.

Để giảm thiểu rủi ro, hãy đảm bảo thịt gia cầm được nấu chín hoàn toàn và đảm bảo rằng thịt sống không tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt bếp, thớt và các thực phẩm khác, vì điều này có thể dẫn đến lây nhiễm chéo.

Rau sống

Rau có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại, chẳng hạn như E. coli, Salmonella và Listeria. Sự ô nhiễm này có thể do nước ô uế và dòng chảy bẩn, có thể thấm vào đất nơi trồng trái cây và rau quả, hoặc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu…Nó cũng có thể xảy ra do thiết bị chế biến bẩn và cách chế biến thực phẩm không hợp vệ sinh. Một số loại rau thường ăn sống có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Để đảm bảo an toàn, nên ăn chín các loại rau, hạn chế ăn rau sống. Rửa sạch, ngâm nước muối các loại rau kỹ càng.

Cá và động vật có vỏ

Cá và động vật có vỏ là nguồn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến. Cá không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp có nguy cơ cao bị nhiễm histamine, một loại độc tố do vi khuẩn trong cá tiết ra.

Histamine không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu thông thường và dẫn đến một loại ngộ độc thực phẩm được gọi là ngộ độc scombroid. Nó gây ra một loạt triệu chứng bao gồm buồn nôn, thở khò khè, sưng mặt và lưỡi.

Một loại ngộ độc thực phẩm khác do cá bị ô nhiễm là ngộ độc cá ciguatera (CFP). Điều này xảy ra do một loại độc tố gọi là ciguatoxin, chất này chủ yếu được tìm thấy ở vùng nước nhiệt đới ấm áp.

Động vật có vỏ như nghêu, trai, hàu và sò điệp cũng có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tảo được động vật có vỏ tiêu thụ tạo ra nhiều độc tố và những chất này có thể tích tụ trong thịt của động vật có vỏ, gây nguy hiểm cho con người khi ăn động vật có vỏ.

Gạo

Gạo chưa nấu chín có thể bị nhiễm bào tử Bacillus cereus, một loại vi khuẩn sản sinh ra chất độc gây ngộ độc thực phẩm. Những bào tử này có thể sống trong điều kiện khô ráo. Chúng cũng có thể sống sót trong quá trình nấu nướng.

Nếu cơm đã nấu chín để ở nhiệt độ phòng, những bào tử này sẽ phát triển thành vi khuẩn phát triển và sinh sôi trong môi trường ấm áp, ẩm ướt. Cơm càng để lâu ở nhiệt độ phòng thì càng có nhiều khả năng không an toàn khi ăn.

Nên ăn cơm ngay khi nấu xong và làm lạnh phần cơm còn thừa càng nhanh càng tốt sau khi nấu. Khi hâm nóng cơm đã nấu chín, hãy đảm bảo cơm nóng hoàn toàn.

Thịt nguội

Các loại thịt nguội như giăm bông, thịt xông khói… có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn có hại bao gồm Listeria và Staphylococcus Aureus ở một số giai đoạn trong quá trình chế biến và sản xuất.

Thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi ăn. Nên tiêu thụ thịt nguội này ở mức vừa phải, hợp lý.

Để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm nên rửa tay bằng xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn; luôn rửa tay ngay sau khi chạm vào thịt sống và thịt gia cầm. Sử dụng thớt và dao riêng biệt, đặc biệt đối với thịt và gia cầm sống; không nên ăn thực phẩm quá hạn sử dụng.

Nấu chín kỹ thịt; rửa kỹ rau và trái cây trước khi ăn, ngay cả khi chúng được đóng gói sẵn; không để thức ăn thừa ở nhiệt độ phòng.

Sức khỏe

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá
Tin tức

Trang bị kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Mới đây, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024. Hội nghị nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở ở Hà Tĩnh trong công tác truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á
Sức khỏe

Thực hiện thành công ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City và các kỹ sư từ Trung tâm công nghệ 3D trong y học, Đại học VinUni đã thực hiện thành công ca phẫu thuật triệt căn khối u trung thất với kích thước 11,5 cm và tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân bằng vật liệu Titan.

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Tin tức

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh
Sức khỏe

VNVC chủ lực tiêm nhiều vắc xin sởi nhất trong ngày đầu tham gia chiến dịch của TP. Hồ Chí Minh

Với lợi thế dây chuyền khám và tiêm hiện đại, chuyên nghiệp, đồng bộ trên cả nước và tại 39 trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển tiêm hơn 1.200 mũi vắc xin các loại trong ngày đầu chiến dịch tăng cường, trong đó có gần 200 mũi vắc xin sởi miễn phí.

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Sức khỏe

FPT Long Châu “thần tốc” điều động 10 tấn thuốc, phối hợp các đơn vị hỗ trợ người dân vùng bão lũ

Ngay sau cơn bão số 3 - Yagi vừa qua, FPT Long Châu đã nhanh chóng phối hợp với Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ quan quản lý y tế địa phương và các cơ quan báo chí để thực hiện hỗ trợ ứng cứu sản phẩm chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho người dân vùng lũ.