Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế

Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như vậy tại chương trình làm việc của Bộ Y tế với đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương vào chiều ngày 9.4.

z6490312591311-8efc67f65f74d46ff187aa6ae4d109a7.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Bộ Y tế

Tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, thời gian qua và hiện nay, Bộ Y tế đang tập trung triển khai hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các luật vừa được ban hành mang tính chất Luật 'xương sống' cho hoạt động của ngành như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi.

Đồng thời, Bộ Y tế đang tập trung triển khai xây dựng 8-9 dự luật mới cho giai đoạn 2026-2030 để thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về y tế.

Trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, các lĩnh vực phòng bệnh, khám bệnh hay công tác dân số... đã bám sát tinh thần chỉ đạo chung và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các kết quả về khám chữa bệnh, trong đó nổi bật là ứng dụng thành công công nghệ cao của nhiều bệnh viện đã càng minh chứng thêm cho quyết tâm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế cho thấy quyết tâm nâng cao chất lượng y tế sau những khó khăn do COVID-19.

z6490312570888-7522647b0eca872647eb518a9c08f60e.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu

Bộ Y tế đã chủ động tham mưu các đề án, chương trình, kế hoạch mang tính chất dài hạn với Chính phủ, Quốc hội để tập trung phát triển y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó cụ thể hóa 12 chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư trong buổi làm việc với Bộ Y tế ngày 24.2.2025.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin thêm, Bộ Y tế đã thống nhất, báo cáo việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe và dân số trong tình hình mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu chương trình này được Quốc hội thông qua, nó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể hóa chỉ đạo của Tổng Bí thư cũng như các định hướng chiến lược của ngành y tế, và sẽ được triển khai bằng các giải pháp chi tiết.

Ngành y tế cũng đang tập trung phát triển nguồn nhân lực y tế, trong đó có quan tâm đến chế độ, chính sách để động viên cán bộ ngành y tế trong thực hiện nhiệm vụ; Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật...

Để y tế phát triển ổn định, việc đảm bảo thuốc men và thiết bị y tế rất quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ...Bộ Y tế tích cực triển khai thu hút và phát triển ngành dược trong nước, bao gồm sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm và hợp tác quốc tế để học hỏi công nghệ mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật… cũng đã tác động, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cùng đó, yêu cầu tập trung cho ứng dụng chuyển đổi số cũng như thay đổi chính quyền địa phương 2 cấp đòi hỏi ngành y tế phải tập trung triển khai các chỉ đạo của Đảng, các cấp có thẩm quyền, cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.

Trước mắt ngành tập trung xây dựng Luật Dân số, Luật Phòng bệnh, Luật An toàn thực phẩm sửa đổi… để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý; Tập trung chỉ đạo tinh gọn bộ máy, tăng cường năng lực của hệ thống khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh; Tập trung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; Tiếp tục tập trung tinh giảm thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp (hiện Bộ Y tế đã tinh giảm gần 800 thủ tục hành chính liên quan đến điều kiện kinh doanh trên tổng số 3.200 thủ tục hành chính của 14 bộ, ngành. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế trong việc thực hiện thông thoáng các điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp).

Tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác y tế

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Trong 70 năm qua, ngành y tế đã làm được nhiều việc có sự lan tỏa mạnh mẽ cả về sứ mệnh của ngành y cũng như tình cảm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như của nhân dân dành cho ngành y tế; đồng thời củng cố niềm tin, niềm tự hào vững chắc về những thành tựu ngành y tế Việt Nam.

z6490312581993-82e0dc6e739f123d4232d032e9f3e1bc.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phát biểu

"Tôi đi công tác nước ngoài, đến nhiều nước, các bạn luôn nhắc nhớ các thầy thuốc 'cây đa, cây đề' của Việt Nam, nhớ đến chuyên ngành châm cứu của Việt Nam... cũng như nhiều thành tựu y tế khác. Chúng ta có quyền tự hào về những điều này.

Cùng đó, những đổi mới về chuyên môn cán bộ y tế kết hợp với khoa học, công nghệ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân đã làm nên nhiều thành tựu của ngành y tế. Những kết quả đạt được của ngành y tế góp phần khẳng định sự ưu việt của chế độ ở nước ta" - đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Theo đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, trong thời gian qua ngành y tế đã có những đổi mới, quan tâm, bắt nhịp được các chủ trương của Đảng, quyết sách của nhà nước, Quốc hội, Chính phủ về đổi mới hoạt động y tế.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị ngành y tế tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Ban Bí thư về các lĩnh vực hoạt động của ngành; đặc biệt là các chỉ đạo tâm huyết của đồng chí Tổng Bí thư với ngành y tế. Ngoài ra, còn có nhiều Nghị quyết khác đều dành quan tâm về lĩnh vực y tế. Cùng đó việc thực hiện dịch vụ số, xã hội số hay công dân số... đều có lĩnh vực y tế.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cũng lưu ý trong thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy phải tổ chức hệ thống y tế đảm bảo lực lượng, nguồn lực phục vụ cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngành y tế phải tìm đến nhân dân để nhân dân tin tưởng vào y tế cơ sở.

Đồng thời, quan tâm đến chế độ chính sách cho cán bộ y tế, đặc biệt những người làm việc ở vùng khó khăn.

z6490312575546-a949e41935eaa63a59862281e8a9ad4a.jpg
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho các đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa.

Theo đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, ngành y tế đã làm tốt ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, cần tiếp tục làm tốt hơn nữa việc này; tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán điều trị để chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn. Y tế dự phòng, y tế cơ sở phải là nền tảng để chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt nhất, xu hướng hướng tới là phòng bệnh từ sớm từ xa cho nhân dân...; y tế phải gắn với dân số, gắn với thể thao...

Ngành y tế cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao ngày càng tốt hơn.

Nhân dịp này để tri ân sâu sắc những đóng góp quý báu của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho các đồng chí lãnh đạo và cán bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương – những người đã đồng hành, chia sẻ và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Y tế.

Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

5 nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ
Sức khỏe

5 nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ - căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư gan ngay từ giai đoạn F1, F2 mà không nhất thiết trải qua giai đoạn xơ gan. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á
Sức khỏe

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á

Ngày 10.4, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.