5 nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ - căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng, có thể dẫn đến ung thư gan ngay từ giai đoạn F1, F2 mà không nhất thiết trải qua giai đoạn xơ gan. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể phòng ngừa nếu được phát hiện sớm

Theo ThS.BS Lưu Thị Minh Diệp - Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan tích tụ quá mức (trên 5% trọng lượng gan) gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nguyên nhân chính của bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không hợp lý (thực phẩm nhiều đường, chất béo, sử dụng bia rượu), thừa cân, béo phì, và ít vận động.

15-33-20240315093056.jpg
Thời gian ban đầu, tình trạng gan nhiễm mỡ hầu như không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gặp ở những người gầy, do rối loạn chuyển hóa hoặc do các yếu tố di truyền. Cụ thể, có 5 nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ như:

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, sử dụng rượu bia từ lượng ít đến nhiều.

- Béo phì và thừa cân: Mỡ thừa trong cơ thể có thể khiến mỡ tích tụ ở gan.

- Lối sống thiếu vận động: Ít vận động sẽ làm giảm khả năng đốt cháy mỡ trong cơ thể.

- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp: Các bệnh lý này có thể là yếu tố tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ (bệnh cảnh rối loạn chuyển hoá).

- Di truyền: Một số người có xu hướng di truyền dễ mắc bệnh này.

Đáng chú ý thời gian ban đầu, tình trạng gan nhiễm mỡ hầu như không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện một số triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, khó chịu; ngứa da, nổi mày đay, dị ứng: Da nổi mề đay hoặc ngứa cũng là dấu hiệu nhận biết gan bị nhiễm mỡ; đau hoặc cảm giác tức nặng ở vùng bụng phải; chán ăn, buồn nôn, sụt cân không rõ lý do, đặc biệt với đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến xơ gan hoặc viêm gan, gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng qua biểu hiện: Vàng da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Các xét nghiệm cần làm để kiểm tra, đánh giá tình trạng gan nhiễm mỡ

ThS.BS Lưu Thị Minh Diệp cho biết, gan nhiễm mỡ có thể được chia thành các mức độ khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển và mức độ tổn thương của gan. Hiện nay, y học đang tạm chia thành 3 nhóm sau:

- Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ (Bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hoá MASLD): Chỉ có mỡ tích tụ trong gan nhưng không gây viêm hay tổn thương tế bào gan. Mức độ này có thể không gây ra triệu chứng rõ rệt và có thể hồi phục bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

- Gan nhiễm mỡ độ vừa (Viêm gan nhiễm mỡ liên quan đến chuyển hoá MASH): Mỡ tích tụ nhiều hơn và có thể bắt đầu gây viêm gan. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục.

- Gan nhiễm mỡ độ nặng: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, khi mỡ tích tụ nhiều và gây viêm gan, dẫn đến xơ gan và có thể phát triển thành ung thư gan. Tình trạng này đòi hỏi phải điều trị tích cực và quản lý định kì.

benh-gan-nhiem-mo-va-cach-dieu-tri-500x296.jpg
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, hiện nay đã có đầy đủ phương tiện để đánh giá tình trạng, mức độ gan nhiễm mỡ. Để chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp đầu tiên giúp phát hiện sự bất thường trong chức năng gan. Các chỉ số như AST (Aspartate Aminotransferase), ALT (Alanine Aminotransferase) và GGT (Gamma-Glutamyl Transferase) có thể cho thấy tình trạng viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ có thể phát hiện gan nhiễm mỡ khi đã có dấu hiệu viêm gan. Các xét nghiệm glucose, Cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglycerid, HbA1c,… đánh giá tình trạng rối loạn chuyển hoá kèm theo.

- Siêu âm gan: Đây là phương pháp hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất để phát hiện gan nhiễm mỡ. Siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh gan nhiễm mỡ một cách tổng quát và đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm mỡ.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI): Đây là các phương pháp hình ảnh tiên tiến hơn giúp đánh giá chính xác tình trạng gan nhiễm mỡ, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh tiến triển.

- Sinh thiết gan: Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ nghiêm trọng và bác sĩ nghi ngờ có biến chứng như viêm gan, xơ gan, sinh thiết gan có thể được thực hiện để xác định chính xác mức độ tổn thương của gan.

- FibroScan (siêu âm đàn hồi gan): Đây là một phương pháp không xâm lấn giúp đánh giá độ cứng của gan và độ nhiễm mỡ gan. Đây là một xét nghiệm quan trọng trong việc theo dõi tình trạng gan nhiễm mỡ. Phân độ nhiễm mỡ tương ứng với tỉ lệ tế bào gan nhiễm mỡ: S0 tương ứng với tỉ lệ tế bào gan nhiễm mỡ 0-10% (bình thường), S1 (gan nhiễm mỡ nhẹ) có tỉ lệ 11-33%, S2 (gan nhiễm mỡ vừa) có tỉ lệ 334-66% và S3 (gan nhiễm mỡ nặng) có tỉ lệ 67-100%.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh, điều trị gan nhiễm mỡ

ThS.BS Lưu Thị Minh Diệp - Trung tâm Tiêu hóa Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, bên cạnh các thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn thì lối sống, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Cụ thể:

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm chứa chất xơ, hạn chế đường, dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn.

- Tăng cường vận động: Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm mỡ trong cơ thể.

- Giảm cân: Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Mỗi mức độ giảm cân sẽ cải thiện vấn đề về gan, nếu giảm dưới 3% sẽ cải thiện độ nhiễm mỡ, giảm trên 5-7% cải thiện tình trạng viêm gan, trên 10% mới cải thiện được tình trạng xơ hoá. Mức độ này cũng áp dụng cho cả các trường hợp người gầy mắc gan nhiễm mỡ, tuy nhiên đó là giảm mỡ và tăng cơ.

- Kiểm soát bệnh lý nền: Nếu mọi người có các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, cần kiểm soát tốt bệnh lý này để ngăn ngừa biến chứng gan nhiễm mỡ.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu người bệnh có các yếu tố nguy cơ, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Bác sĩ khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe gan, mỗi người cần chú trọng vào việc duy trì lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống hợp lý và thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan đến gan, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á
Sức khỏe

Một hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại khu vực châu Á

Ngày 10.4, tại Kuala Lumpur - Malaysia, Vinmec vừa được vinh danh là “Hệ thống Y tế của Năm” và “Đổi mới Công nghệ Y tế của Năm” tại khu vực châu Á. Đây là lần đầu tiên, một thương hiệu y tế Việt Nam được xướng tên tại Lễ Trao giải Healthcare Asia Awards 2025 – giải thưởng y tế danh giá thường niên của châu lục.

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế
Sức khỏe

Hàng loạt khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành y tế

Ngành y tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức như chênh lệch vùng miền trong tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, hệ thống cung ứng, nguồn lực tài chính, nhân lực còn nhiều hạn chế, công tác đấu thầu, mua sắm, áp lực về già hóa dân số, tác động của biến đổi khí hậu, thay đổi của mô hình bệnh tật…

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh
Sống khỏe

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về buổi sáng dinh dưỡng để hướng đến cộng đồng khỏe mạnh

Amway, Thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, chính thức triển khai chương trình huấn luyện dành cho 30.000 Nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng Dinh dưỡng. Đây là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy thói quen ăn sáng khoa học cho người Việt, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Amway Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia.