Nhật Bản hướng tới quốc gia không có tuổi nghỉ hưu

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới với gần 30% người Nhật trên 65 tuổi và cứ 10 người thì có một người trên 80 tuổi. Những tác động của sự thay đổi nhân khẩu học này đặt ra những thách thức rất lớn đối với nguồn nhân lực. Để đối phó với tình trạng này, từ rất sớm, Nhật Bản đã chủ trương tận dụng lao động lớn tuổi và dần hướng tới dỡ bỏ chế độ nghỉ hưu bắt buộc.  

Tác động kép từ giảm tỷ lệ sinh và già hóa dân số

Theo báo cáo của Nikkei Shimbun, hiện nay, hơn 90% đàn ông Nhật Bản có sức khỏe tốt ở độ tuổi 65, trong khi tuổi thọ trung bình là khoảng 85 tuổi. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tính đến tháng 9.2020, gần 30% dân số cả nước từ 65 tuổi trở lên, tương đương 36,17 triệu người.

Mặt khác, thống kê do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố tháng 9.2022, số người già trên 100 tuổi ở Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc 80.000 người, trong đó 70.975 người là nữ.

Bài 2: Nhật Bản hướng tới quốc gia không có tuổi nghỉ hưu
Số lượng người cao tuổi đi tìm việc ở Nhật Bản đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Nguồn: IMF

Cùng với xu hướng già hóa dân số, lực lượng lao động của Nhật Bản còn đang phải chịu sức ép từ tỷ lệ sinh giảm. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), lực lượng lao động của Nhật Bản trong năm 2023 là 66 triệu người (tính cả lao động nước ngoài). Con số này sẽ giảm xuống còn 32 triệu người vào năm 2100 nếu tỷ lệ sinh của Nhật Bản vẫn duy trì ở con số 1,3 hiện nay.

Trước thách thức đó, Nhật Bản đã sửa đổi và điều chỉnh một số quy định để tận dụng nguồn lao động đầu bạc, hướng đến trở thành quốc gia không có tuổi nghỉ hưu.

Luật hưu trí mới tạo điều kiện cho người dân làm việc tới 70 tuổi

Kể từ ngày 1.4.2021, Đạo luật Ổn định việc làm cho người cao tuổi sửa đổi của Nhật Bản chính thức có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc xã hội Nhật Bản sẽ bước vào thời kỳ nghỉ hưu ở tuổi 70.

Đạo luật Ổn định việc làm cho người cao tuổi lần đầu tiên được thông qua vào năm 2013, yêu cầu người dân không nghỉ hưu trước 60 tuổi và yêu cầu các công ty tạo điều kiện cho người lao động làm việc tới năm 65 tuổi, nếu họ muốn thông qua hình thức tái ký hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Văn bản sửa đổi được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào tháng 3.2020, với nội dung cốt lõi là yêu cầu các công ty tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tới 70 tuổi, tức là nâng tuổi nghỉ hưu của nhân viên doanh nghiệp từ 65 lên 70 (mặc dù điều này không mang tính bắt buộc). Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ Nhật Bản đưa ra các biện pháp hỗ trợ, cho phép nhân viên của các công ty Nhật Bản đã nghỉ việc có thể lựa chọn tái tuyển dụng ở một công ty khác hoặc tiếp tục được công ty cũ tuyển dụng lại. Vị trí việc làm mới sẽ được đàm phán và chủ doanh nghiệp phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc.

Như vậy, kể từ sau khi luật có hiệu lực, người lao động có thể lựa chọn nghỉ hưu hoặc tiếp tục làm việc thêm 5 năm sau khi đã 65 tuổi.

Luật mới được sửa đổi không có hiệu lực bắt buộc vào thời điểm hiện tại. Nghĩa là các công ty hoặc người lao động vi phạm sẽ không bị pháp luật trừng phạt. Tuy nhiên nhìn chung, Chính phủ Nhật Bản đang thực sự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu ở tuổi 70. 

Còn ở khu vực công, từ tháng 4.2023, tuổi nghỉ hưu đối với công chức nhà nước ở trung ương và địa phương được nâng từ 60 tuổi lên 61 tuổi. Sau đó, cứ 2 năm một lần, tuổi nghỉ hưu của công chức nhà nước sẽ được tăng thêm 1 năm cho đến khi chạm ngưỡng 65 tuổi vào năm tài khóa 2031.

Doanh nghiệp điều chỉnh tuổi nghỉ hưu lên 80 tuổi, giữ chân lao động lớn tuổi

Do Đạo luật Ổn định việc làm cho người lao động lớn tuổi chỉ yêu cầu nhân viên không được nghỉ hưu trước 60 tuổi chứ không yêu cầu các công ty đặt ra giới hạn tuổi nghỉ hưu, nên trước khi Chính phủ Nhật Bản ban hành luật sửa đổi vào năm 2021, nhiều công ty đã tự nâng tuổi nghỉ hưu của nhân viên lên 70 tuổi, thậm chí 80 tuổi và ngày càng nhiều công ty tuyển dụng người lao động trên 65 tuổi.

Theo Báo cáo Tình trạng việc làm của người cao tuổi năm 2022 do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố, tỷ lệ các công ty có chính sách sử dụng người lao động từ 70 tuổi trở lên đã tăng hơn gấp đôi trong 10 năm, lên mức 39%.

Một số công ty như công ty bán thiết bị gia dụng có tên "Nojima" thậm chí còn đưa ra chính sách nghỉ hưu ở tuổi 80. Vào năm 2021, công ty này tuyên bố rằng, họ đang triển khai một hệ thống việc làm cho nhân viên cống hiến đến 80 tuổi. Công ty có tổng số hơn 3.000 người lao động. Nếu điều kiện sức khỏe cho phép, họ sẽ ký hợp đồng 1 năm với công ty với tư cách là nhân viên thời vụ, có thể làm việc đến 80 tuổi mới nghỉ hưu. Công ty Nojima cũng tuyên bố rằng, nếu nhân viên có thiện chí, họ vẫn có thể làm việc trong công ty sau 80 tuổi.

Không chỉ xóa bỏ giới hạn về độ tuổi nghỉ hưu, gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản liên tục triển khai các phúc lợi nhằm “giữ chân” người lao động từ 60 tuổi trở lên ở lại làm việc lâu hơn để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng lao động.

Bắt đầu từ tháng 4.2024, Công ty Sumitomo Chemical sẽ tăng gấp đôi lương đối với lao động làm việc sau 60 tuổi. Trước đây, Sumitomo Chemical cho phép những người từ 60 tuổi trở lên đăng ký làm việc lại nhưng với mức lương từ 40 - 50% so với trước đó. Thay đổi mới sẽ tăng gấp đôi tiền lương cho nhóm tuổi này. Hiện tại, 3% nhân viên của Sumitomo Chemical là từ 60 tuổi trở lên. Thị phần của họ dự kiến ​​tăng lên 17% trong vòng một thập kỷ tới. Một Giám đốc nhân sự của Sumitomo Chemical cho biết: “giữ chân nhân tài không phải là việc dễ, và nhu cầu tận dụng nhân tài cấp cao cũng trở nên cấp thiết hơn”.

Một số công ty đang xem xét loại bỏ độ tuổi bắt buộc để rời khỏi các vị trí quản lý. Công ty đồ thể thao Asics trước đây yêu cầu không cấm bố trí nhân viên vào các vị trí quản lý khi họ bước sang tuổi 59. Tuy nhiên, công ty này đang xem xét sửa đổi quy tắc giới hạn về độ tuổi này để tận dụng chất xám của lao động lớn tuổi.

Chính sách “trì hoãn nhận lương hưu”

Người lao động sẽ nhận được nhiều lương hưu hơn nếu thời điểm nhận lương muộn hơn so với quy định. Đó cũng là một chính sách của Chính phủ Nhật Bản để khuyến khích người dân trì hoãn nghỉ hưu, ở lại làm việc lâu hơn.

Cụ thể, vào năm 2020, một điểm sửa đổi trong luật hưu trí của Nhật Bản đã cho phép người lao động lựa chọn bắt đầu nhận lương hưu từ 75 tuổi, thay vì 70 tuổi như quy định trước đây. Trước đó, chính phủ đề nghị người dân bắt đầu nhận lương hưu ở tuổi 65, song cho phép họ được quyền lựa chọn bắt đầu nhận ở tuổi 70 nhằm khuyến khích người lao động làm việc lâu năm hơn. Nếu người lao động Nhật Bản trì hoãn tuổi bắt đầu nhận lương hưu thêm 5 năm so với mức giới hạn, thì lương hưu họ nhận được sẽ cao hơn 84% so với khi bắt đầu nhận lương. Cũng theo luật sửa đổi, chương trình lương hưu yêu cầu người sử dụng lao động phải trả một nửa phí bảo hiểm xã hội của người lao động.

Ngoài ra, luật sửa đổi cũng cho phép người làm bán thời gian và những người lao động làm việc không thường xuyên khác tham gia vào chương trình lương hưu của chính phủ. Điều này cũng tạo điều kiện để người lao động lớn tuổi hào hứng hơn với việc kéo dài thời gian làm việc, bởi phần lớn trong số họ ưa thích một công việc bán thời gian. Trước đó, nhân viên làm bán thời gian chỉ được tham gia chương trình khi họ làm việc trên 20 giờ/tuần tại các công ty có trên 500 nhân viên. Người lao động toàn thời gian phải tham gia chương trình hưu trí bất kể quy mô của công ty nơi họ làm việc.

Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Nguồn ITN
Nghị viện thế giới

Phát triển đường sắt bằng công nghệ và pháp lý

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống đường sắt phát triển nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với mạng lưới đường sắt cao tốc Shinkansen. Thành công này không chỉ đến từ công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn hàng đầu, mà còn nhờ khung pháp lý chặt chẽ và chiến lược phát triển hợp lý.

thechinaproject.com
Nghị viện thế giới

“Rồng sắt” hiện đại - biểu tượng sức mạnh công nghệ

Từ Vạn Lý Trường thành - kỳ quan của quá khứ - đến mạng lưới đường sắt cao tốc - biểu tượng của thời đại mới, Trung Quốc không ngừng ghi dấu những thành tựu vĩ đại. Chỉ trong hơn một thập kỷ, đất nước gấu trúc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ, công nghệ tiên tiến và năng lực triển khai vượt trội để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Không chỉ định hình lại giao thông trong nước, mạng lưới này còn trở thành biểu tượng cho sự phát triển, sức mạnh công nghệ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Kết quả ấn tượng
Nghị viện thế giới

Kết quả ấn tượng

Năm 2015, Pháp ban hành Luật NOTRe nhằm cải cách chính quyền địa phương, giảm chi phí hành chính, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý. Luật NOTRe được ban hành với các biện pháp chính như sáp nhập vùng hành chính, giảm số lượng hội đồng địa phương và tăng quyền tự chủ cho chính quyền cơ sở.

www.kl.dk
Nghị viện thế giới

Đan Mạch: Cải tổ cấu trúc mang tính lịch sử

Vào năm 2007, Đan Mạch đã trải qua một trong những cuộc cải cách chính quyền địa phương quan trọng nhất trong lịch sử đất nước, tạo ra một cấu trúc khu vực công hiệu quả và hiện đại hơn bằng cách giảm số lượng đô thị từ 271 xuống còn 98. Đồng thời, 14 tỉnh đã bị bãi bỏ và thay thế bằng 5 vùng hành chính lớn hơn.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Hoài bão trở thành vựa lương thực của thế giới

Indonesia đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại thông qua phát triển các cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chiến lược này nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất lên đến 50% và tăng gấp đôi sản lượng, hướng đến mục tiêu trở thành vựa lương thực của thế giới.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Khung pháp lý toàn diện

Indonesia thiết lập một hệ thống pháp lý toàn diện để điều chỉnh và phát triển lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào tính bền vững, an ninh lương thực, cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số đạo luật, chính sách quan trọng có vai trò định hình ngành nông nghiệp của quốc gia này.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Thu hút thanh niên làm nông nghiệp công nghệ cao

Indonesia đang triển khai một chiến lược đầy tham vọng nhằm thu hút 50.000 thanh niên tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu bảo đảm mức thu nhập tối thiểu 10 triệu rupiah (tương đương 640 USD) mỗi tháng. Đây là mức cao gấp 5 lần so với thu nhập trung bình hiện tại của nông dân Indonesia, thể hiện quyết tâm hiện đại hóa ngành nông nghiệp và giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trẻ trong lĩnh vực này.

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học
Nghị viện thế giới

Cải cách mạnh mẽ tuyển sinh đại học

Kỳ thi vào đại học ở Hàn Quốc càng trở nên được quan tâm nhiều hơn khi có những nghi ngờ về hiệu quả của kỳ thi gia tăng vì một số nội dung trọng tâm của bài thi nằm ngoài chương trình học chính khóa. Có những ý kiến cho rằng, kết quả kỳ thi là “bài kiểm tra sự giàu có” bởi chỉ những gia đình có điều kiện cho con học luyện thi thêm mới có thể vượt qua; trước tình hình đó, tháng 7.2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc tuyên bố nội dung cải cách mạnh mẽ đối với kỳ thi tuyển sinh đại học cũng như kiểm soát chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm nhằm mang lại những kỳ thi đại học công bằng.

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?
Nghị viện thế giới

Tấm vé vào đại học “nặng” đến mức nào?

Vào tháng 11 hàng năm, có khoảng nửa triệu học sinh Hàn Quốc tham dự thi tuyển sinh đại học, được gọi là "Suneung" theo tiếng Hàn hoặc tên gọi tiếng Anh là CSAT. Thi vào các trường top đầu là một áp lực khó khăn nhất đối với các gia đình và học sinh. Mọi hy vọng của xã hội, gia đình và bản thân các học sinh đều đặt trọn vào kỳ thi đại học với quan niệm cho rằng, kết quả thi quyết định thu nhập và thậm chí cả cuộc đời sau này của một người.

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm
Nghị viện thế giới

Hàn Quốc cải cách tuyển sinh đại học, hạn chế dạy thêm: Nghịch lý học chính khóa - học thêm

Ở một số trường học, ngay trên các lớp học chính khóa, đã có những học sinh cuối cấp mang bài tập của lớp học thêm đến làm hoặc ngủ thiếp do phải tham gia lớp học thêm vào ban đêm; nguyên nhân là bởi nếu không tham gia học thêm ngoài thời gian học chính khóa, các sĩ tử sẽ khó lòng vượt qua được kỳ thi đại học mang tính "sống còn" với những đề thi không có trong chương trình chính khóa. Thực tế này đã tạo nên cuộc đua chi tiêu mạnh của các bậc phụ huynh cho giáo dục tư nhân, đặc biệt là các lò luyện thi, dẫn đến tình trạng bất công bằng trong tiếp cận giáo dục.