Hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới

Nhân rộng các điển hình, phát huy giá trị văn hóa gia đình

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, trước hết cần truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp.

Giá trị văn hóa gia đình đang có những biến đổi

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng - nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng nhìn một cách tổng quát, người Việt đang gìn giữ tốt những giá trị văn hóa truyền thống về gia đình.

Người ta vẫn nói rằng “gia đình là tế bào sống của xã hội”. Xã hội Việt Nam hiện là xã hội ổn định về mặt chính trị, phát triển cả về mặt kinh tế và văn hóa. Điều đó mặc nhiên khẳng định và minh chứng rằng gia đình Việt Nam đang được bảo tồn và gìn giữ những giá trị một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cũng nhìn nhận, một số giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung, trong đó có giá trị văn hóa gia đình đang có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, tạo ra các hệ lụy cho xã hội, cộng đồng.

gia-dinh.jpg
Khơi dậy tính chủ động, tích cực của người phụ nữ trong việc bảo vệ hệ giá trị văn hóa gia đình Việt Nam. Ảnh: Quốc Việt

Một trong những biểu hiện là vấn đề bạo lực trong gia đình, không chỉ bạo lực về mặt thể lực, thể xác mà còn là bạo lực về mặt tinh thần với những biến tướng, biến thể khác nhau. Bên cạnh đó, một số phụ nữ bị lệch lạc trong quan niệm về thiên chức “người xây tổ ấm” trong gia đình. Thực tế, có những phụ nữ vì đòi quyền bình đẳng với nam giới mà quên đi vai trò xây tổ ấm - nơi sẽ níu giữ và dung dưỡng nhân cách, nhân phẩm cho con người.

Một giá trị khác cũng có những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực là khái niệm “hiếu nghĩa” trong gia đình đang bị hiểu không đúng. Trước đây, người ta quan niệm rằng con cái có hiếu là nghe lời cha mẹ, nhưng trong đời sống xã hội có giãn cách lớn giữa thế hệ con cái và cha mẹ, khi con cái được tiếp nhận một lượng tri thức rất lớn như hiện nay thì việc nghe lời cha mẹ phải được hiểu theo biểu hiện khác nhau. Con có hiếu không có nghĩa cha mẹ nói gì con cũng phải vâng theo, nhưng cũng không có nghĩa cho phép con được “ngang hàng phải lứa” với cha mẹ.

Phải truyền thông tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình

Hiện nay, trong xã hội đã xuất hiện nhiều trường hợp con cái bỏ bê cha mẹ, không chăm sóc hoặc thậm chí coi thường cha mẹ. Điều này làm tổn hại những giá trị của văn hóa gia đình truyền thống.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng đánh giá, những hệ lụy trên có tác nhân từ cả khách quan lẫn chủ quan. Mặt trái của kinh tế thị trường khiến người ta coi trọng giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần. Kết quả là những chuẩn mực giá trị văn hóa tinh thần trong xã hội nói chung và trong gia đình nói riêng bị tổn thương một cách trầm trọng. Nhiều người sử dụng thước đo giá trị vật chất để đánh giá hạnh phúc gia đình mà quên rằng giá trị tinh thần mới là cốt lõi, tinh túy.

Bên cạnh đó là ảnh hưởng bởi những quan niệm về giá trị văn hóa của phương Tây tràn vào Việt Nam qua quá trình hội nhập quốc tế. Xã hội Việt Nam chuyển hóa rất mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho con người ta trở nên rất năng động, tích cực, nhưng hạn chế là rất dễ khiến hệ giá trị văn hóa truyền thống bị tổn thương, trong đó có giá trị văn hóa của gia đình.

Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa gia đình, hạn chế những hệ lụy tiêu cực, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho rằng trước hết phải truyền thông một cách tích cực về những chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, có nghĩa nhân rộng các điển hình đang gìn giữ, phát huy được những giá trị văn hóa gia đình tốt đẹp làm gương tốt. Đồng thời, phê phán và có những chế tài xử phạt đối với những người không thực hiện đúng các chuẩn mực văn hóa gia đình.

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ ở các phường, xã. Các tổ chức này phải thực hiện tốt chức năng hòa giải, khơi dậy tính chủ động, tích cực của người phụ nữ trong việc bảo vệ hệ giá trị văn hóa gia đình Việt Nam.

Ngoài ra, trong trường học, ngay từ cấp tiểu học đã cần phải giáo dục học sinh để định hướng dư luận xã hội về việc đâu là những giá trị gia đình cần bảo tồn, phát huy, gìn giữ; đâu là những giá trị mới mà chúng ta cần tiếp nhận một cách sáng tạo để phù hợp với những yêu cầu thực tiễn.

Xã hội

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Toàn cảnh hội nghị
Xã hội

Bước tiến lớn về chuyển đổi số, đổi mới quy trình

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam luôn tiên phong trong việc thực hiện chuyển đổi số, đổi mới quy trình và cung cấp Dịch vụ công trực tuyến. Tích cực triển khai bồi dưỡng nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về chuyển đổi số. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06 là minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn ngành.

Toàn cảnh hội nghị.
Xã hội

Bám sát chỉ đạo, triển khai hiệu quả các giải pháp

Vừa qua, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 với BHXH 9 tỉnh, thành phố nhằm đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã triển khai, tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng được ngành, địa phương giao.

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiều chính sách dân số nhằm cải thiện mức sinh thấp
Xã hội

Trợ lực từ chính sách dân số

Theo ông Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP. Hồ Chí Minh, thành phố đang đối mặt với nhiều thách thức về dân số, đặc biệt là mức sinh thấp và già hóa dân số. Để giải quyết những vấn đề này, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có chính sách khen thưởng, hỗ trợ về dân số nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con và hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính sách này không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các gia đình mà còn góp phần nâng cao chất lượng dân số, hướng tới sự phát triển bền vững.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.