Ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty - ấn bản 2025

Ngày 2.4, tại Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Lễ ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty  - ấn bản 2025.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) với sự hỗ trợ của Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty tại Việt Nam.

ubcknn-24.jpg
Các đại biểu dự Lễ ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty - ấn bản 2025

Trưởng ban, Ban Pháp chế và Đối ngoại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Chí Dũng cho biết, cẩm nang Quản trị công ty lần đầu tiên ra mắt vào năm 2010 đã tập hợp và phân tích một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện các quy định pháp luật hiện hành về quản trị công ty ở Việt Nam, đưa ra các chuẩn mực và thông lệ quốc tế phù hợp, đồng thời đưa ra những khuyến nghị cho các cổ đông, doanh nghiệp và chính phủ trong việc thực hiện và giám sát các tiêu chuẩn quản trị tốt.

Đây cũng là thời điểm mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần được hướng dẫn chi tiết về quyền cổ đông, họp cổ đông, biểu quyết cổ cổ đông và một khung pháp lý về các vấn đề quản trị công ty. Trải qua gần 15 năm, quy định quản trị công ty của Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn với sự ban hành của Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp 2020.

Và gần đây nhất, Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty G20/OECD được Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thông qua vào tháng 9 năm 2023 đánh dấu chuẩn mực toàn cầu cho khuôn khổ pháp lý, quy định và thể chế cho quản trị doanh nghiệp lên một tầm cao mới; trong đó, nhấn mạnh vào trách nhiệm của doanh nghiệp và hội đồng quản trị về các vấn đề phát triển bền vững; trách nhiệm quản lý rủi ro và lợi ích của các bên liên quan không phải là cổ đông cũng như nghĩa vụ công bố kịp thời và chính xác tất cả thông tin trọng yếu, bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính và công tác quản trị của công ty.

Trong vai trò là một cơ quan xây dựng và quản lý, giám sát thị trường chứng khoán hướng tới các chuẩn quốc tế và các thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với IFC, với sự hỗ trợ của SECO, cập nhật và tái bản cuốn Cẩm nang Quản trị công ty - ấn bản 2025 với những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế, và thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, so sánh với thực tế ở Việt Nam giúp cho các công ty đại chúng có định hướng, nâng cao hiểu biết và cải thiện tình hình quản trị công ty của mình.

“Ấn phẩm mới của cuốn cẩm nang xuất bản vào thời điểm này với các quy định, thông lệ và kiến thức quốc tế cập nhật nhất về quản trị công ty hy vọng sẽ trở thành bộ công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong hành trình quản trị công ty vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình”, ông Dũng nói.

Trưởng ban, Ban Pháp chế và Đối ngoại, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Chí Dũng cũng nhấn mạnh, cùng với cuốn Cẩm nang này, trong năm 2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với sự hỗ trợ của IFC, SECO sẽ xem xét nâng cấp Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất của Việt Nam (VN CG Code) để định hướng cho các doanh nghiệp đại chúng thực hành Quản trị công ty tiệm cận với chuẩn của ASEAN và Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty G20/OECD 2023.

"Tiêu chuẩn quản trị cao cần trở thành nền tảng quan trọng của thị trường vốn Việt Nam, đóng vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế liên tục của đất nước. Là một nhà đầu tư toàn cầu, IFC luôn đánh giá thực hành quản trị doanh nghiệp của các đối tác trước khi ra các quyết định đầu tư" - Trưởng ban, Ban Pháp chế và Đối ngoại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Vũ Chí Dũng cho hay.

Tại buổi ra mắt Cẩm nang Quản trị công ty 2025, Giám đốc Phòng Quản lý Niêm yết Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) Nguyễn Nam Anh, cho biết, một số điểm tích cực với doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam là đa số các công ty công bố đầy đủ và đúng hạn toàn bộ báo cáo Đại hội đồng cổ đông. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng đã đầy đủ hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm toán. Các doanh nghiệp đã công bố tốt hơn các thông tin về sở hữu và tính độc lập của các thành viên hội đồng quản trị.

Xã hội

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...