TP. Cần Thơ: Nhiều tuyến đường ngập nước giữa mùa khô

Những ngày qua, triều cường lên cao làm nhiều tuyến đường nội ô TP. Cần Thơ ngập sâu. Nhiều người dân, hộ kinh doanh bức xúc vì có công trình chống ngập hàng trăm tỷ nhưng đường phố Cần Thơ vẫn ngập giữa mùa khô?

nuoc-ngap.jpg
Tối 1.4, đường Phạm Ngọc Thạch nước ngập như sông

Từ phản ánh của nhiều hộ dân, chiều tối 1.4, Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân đến ghi nhận tại các tuyến đường Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Lương Đình Của (khu vực 1, phường Cái Khế)… nước ngập lênh láng. Nhiều cửa hàng, khách sạn, quán ăn bị nước tràn vào nhà, phải ngưng kinh doanh.

Người dân bức xúc khi TP. Cần Thơ đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng công trình kè, hệ thống âu thuyền, ngăn triều cường, chống ngập cho thành phố nhưng nhiều tuyến đường bị ngập úng giữa mùa khô.

Anh Trần Phương Thanh (nhà đường Trần Đại Nghĩa, Khu vực 1, phường Cái Khế) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, vào những ngày cuối tháng và giữa tháng (âm lịch) người dân khu vực này chịu cảnh bì bõm lội nước vào buổi sáng sớm, chiều tối. Mỗi lần triều cường lên kéo dài 2-3 giờ, nước ngập lênh láng các tuyến đường, khiến việc đi lại và kinh doanh của các hộ dân gặp khó khăn.

Trong khi đó, tại Hồ Búng Xáng (phường An Khánh), khoảng 18-19h, nước tràn lên đường, khiến người dân đi lại khó khăn. Nhiều hàng quán trong khu phố ẩm thực rơi vào cảnh vắng khách vì đường ngập úng.

z6464825825739-5ef62852ec1263510139a03019438e35.jpg
Nước tràn lên các tuyến đường quanh Hồ Búng Xáng

“Khi công trình chống ngập cho nội ô thành phố hoàn thành, chủ đầu tư công trình phát biểu khi có triều cường, cống Âu thuyền Cái Khế đóng lại là nước không vào nội ô thành phố. Vậy mà công trình đã hoàn thành đã lâu, cách thức vận hành cống thế nào mà nhiều tuyến đường nội ô thành phố ngập như sông. Đáng nói, việc ngập đường diễn ra giữa mùa khô?” Anh Trần Thái Bình, chủ khách sạn Linh Phương 2 chia sẻ.

Anh Bình cho biết thêm, triều cường làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và việc kinh doanh của người dân. Do đó, ngày 4.3 vừa qua, anh Bình và 17 hộ dân sống trên các tuyến đường Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của, Phạm Ngọc Thạch làm đơn kiến nghị đến UBND TP. Cần Thơ, chỉ đạo Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ tổ chức vận hành công trình Âu thuyền Cái Khế thường xuyên, hiệu quả theo lịch triều cường để tránh gây ngập đường, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc kinh doanh của người dân.

don.jpg
Anh Trần Thái Bình và 17 hộ dân làm đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, đề nghị cơ quan chức năng vận hành cống Âu thuyền Cái Khế, chống ngập cho người dân
0.jpg
Người dân kiến nghị UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ngành chức năng vận hành cống Âu thuyền Cái Khế hiệu quả, để chống ngập cho nội ô thành phố

Đến ngày 18.3, UBND TP. Cần Thơ có văn bản trả lời 18 hộ dân và UBND quận Ninh Kiều. Theo đó, UBND TP. Cần Thơ giao UBND quận Ninh Kiều, phối hợp với Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ giải quyết kiến nghị cho các hộ dân.

Ngày 21.3, Phó Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Nguyễn Việt Cường ký văn bản, truyền đạt ý kiến Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều về việc giao Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị, phối hợp với Ban Quản lý dự án ODA kiểm tra, rà soát và giải quyết kiến nghị của các hộ dân. Tuy nhiên, đến nay tình trạng các tuyến đường mà 18 hộ dân có đơn kiến nghị gửi Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ vẫn bị ngập úng.

2.jpg
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, mỗi dịp vào cuối tháng và giữa tháng, triều cường dâng cao là các tuyến đường Lương Đình Của, Phạm Ngọc Thạch, Trần Đại Nghĩa bị ngập úng
6-8892.jpg
Trong khi cống Âu thuyền Cái Khế không có đơn vị vận hành đóng, mở cống khi triều cường dâng cao, tối ngày 1.4, tại công trình này trình diễn nhạc nước và đèn nghệ thuật?

Tối 1.4, trao đổi với Phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án ODA TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Tho cho biết, sau khi công trình Âu thuyền Cái Khế và Cái Sơn hoàn thành, đơn vị đã có những kiến nghị với ngành chức năng và UBND TP. Cần Thơ về việc thành lập đơn vị vận hành hệ thống Âu thuyền Cái Khế và Âu thuyền Cái Sơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị quản lý và vận hành các công trình này. Ban Quản lý dự án ODA không thể tùy tiện vận hành Âu thuyền Cái Khế, vì khi vận hành, chẳng may xảy ra sự cố không mong muốn thì đơn vị phải chịu trách nhiệm.

Theo ông Tho, trước những bức xúc của người dân, đơn vị sẽ phối hợp với UBND quận Ninh Kiều kiểm tra, rà soát và có báo cáo gửi UBND TP. Cần Thơ về việc sớm thành lập đơn vị quản lý và vận hành hệ thống cống Âu thuyền Cái Khế và Cái Sơn đúng theo quy định pháp luật.

Trong khi nhiều hộ dân bức xúc vì đường phố bị ngập do không vận hành cống Âu thuyền Cái Khế kịp thời, trong khi đó, vào tối ngày 1.4, công trình này được vận hành biểu diễn nhạc nước và đèn nghệ thuật?

Công trình Âu thuyền Cái Khế có giá trị khoảng 437 tỉ đồng, là gói thầu thuộc Dự án phát triển TP. Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, do Ban Quản lý Dự án ODA TP. Cần Thơ làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 9.2022.

Âu thuyền Cái Khế, gồm 3 van chính (mỗi van nặng 35 tấn, chiều ngang 20m, cao 6m) và một van 5m (nặng 5 tấn), vừa hoàn thành sau hai năm xây dựng. Công trình được thiết kế như hệ thống khóa và xả điều tiết lượng nước vào mùa mưa. Khi cần chống ngập cho trung tâm thành phố, ba khoang cống sẽ đóng lại, ngăn nước từ sông Cần Thơ tràn vào.

Một số hình ảnh đường phố Cần Thơ ngập giữa mùa khô do không đóng cống Âu thuyền Cái Khế:

z6464825840725-68870fe786f0e28d9e57495ca8709799.jpg
Đường quanh Hồ Búng Xáng, nước tràn lên đường
z6464825822867-05506a90c9cfb3c0be11be4b23dfd977.jpg
z6464825846592-e322060109acf1414b10db3092190b42.jpg
Các tuyến đường dưới dạ cầu Rạch Ngỗng cũng bị ngập
z6464825854245-d4f14ff385119ca9a8b1ff9732f42ce6.jpg
Nước tràn vào nhiều con hẻm đường Trần Nam Phú
5-7239.jpg
Các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Lương Đình Của, Trần Đại Nghĩa... mênh mông nước
2.jpg
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, cứ vào cuối tháng và giữa tháng, triều cường dâng cao là các tuyến đường Lương Đình Của, Phạm Ngọc Thạch, Trần Đại Nghĩa bị ngập úng
4.jpg
Nước ngập, nhiều nhà dân, hàng quán đóng cửa
1.jpg
Khu vực này có nhiều nhà hàng, khách sạn, quán karaoke... thu hút du khách đến ăn uống, giải trí nhưng các tuyến đường bị ngập sâu ảnh hưởng đến việc kinh doanh và bộ mặt đô thị của thành phố

Xã hội

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
Đời sống

Bảo đảm cân đối Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã “nới lỏng” hơn các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giúp người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận thuận lợi hơn từ nguồn kinh phí. Theo đó, để thực hiện được mục tiêu này, phải đảm bảo được sự cân đối nguồn hỗ trợ kinh phí từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân bón hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tại Đồng bằng sông Cửu Long, một cuộc cách mạng canh tác đang diễn ra, hướng tới sự bền vững, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường. Dự án "Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long", do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì thực hiện, đang tạo ra những thay đổi tích cực.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Toàn cảnh tọa đàm
Xã hội

"Quỹ nhà ở quốc gia" thiết kế như thế nào?

Tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” do Báo Nông thôn ngày nay (danviet.vn) tổ chức ngày 1.4, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, bộ đang đang nghiên cứu về việc thành lập 'Quỹ nhà ở quốc gia'. Dựa trên bài học kinh nghiệm của các quốc gia khác, Quỹ hướng đến việc hình thành quỹ nhà ở của Nhà nước để cho thuê.

Toàn cảnh cuộc làm việc
Xã hội

Nestlé Việt Nam nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ Việt Nam

Bà Trần Lan Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam vừa có buổi làm việc để trao đổi về kết quả hợp tác chiến lược giữa hai bên giai đoạn 2020 - 2024 và phương hướng triển khai hoạt động giai đoạn 2025 - 2027.