Thực trạng triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn toàn quốc
Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ Hà tầng kỹ thuật – Bộ Xây dựng, Nguyễn Hồng Tiến cho biết:Kháiniệm về cấp nước an toàn đưa vào Việt Nam từ những năm 2005-2006 thông qua tổ chức y tế thế giới và Bộ xây dựng làm rõ về cấp nước an toàn. Cấp nước an toàn là đã được quy định trong Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 16 liên quan đến quy chế cấp nước an toàn. Trong năm 2012, Bộ Xây dựng ban hành Thông thư 08/2012 thay thế thông tư 16 hướng dẫn chi tiết việc triển khai thực hiện việc cấp nước an toàn. Năm 2016, chúng ta đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành về chương trình về đảm bảo cấp nước an toàn. Tổ chức y tế thế giới sau một thời gian giám sát, kiểm tra việc thực hiện cấp nước an toàn thì đánh giá Việt Nam là một nước trong những nước đi đầu trong việc thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn.
Trong thời gian 10 năm vừa qua, một trong những điểm thành công nhất là chúng ta đã thành lập Ban Chỉ đạo về cấp nước cấp tỉnh. Hiện nay, chúng ta đã có ban chỉ đạo về chống thất thoát, thất thoát về cấp nước an toàn. Có 49/63 địa phương đã thành lập và ban hành quy chế của Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh và 43/63 địa phương chỉ đạo phê duyệt cấp nước an toàn cùng với lộ trình triển khai thực hiện.
Chúng tôi cho rằng việc thành lập ban chỉ đạo cấp nước an toàn ở các tỉnh với nòng cốt là Bộ Xây dựng và Trung tâm Y tế dự phòng của Sở Y tế. Hai cơ quan này cùng với Cảnh sát môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường làm nòng cốt. Hiện nay, trên cả nước về lĩnh vực cấp nước đô thị có khoảng trên 30% là các doanh nghiệp đã lập và thử nghiệp cấp nước an toàn. Cấp nước đô thị có hơn 100 doanh nghiệp thì chúng ta đã có trên 30% triển khai kế hoạch cấp nước an toàn. Chúng tôi cho rằng, khi các đơn vị đã thành lập kế hoạch cấp nước an toàn thì qua đó ông tác kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu rủi ro. Việc tuyên truyền cho người dân sử dụng nước tiết kiệm hoặc xây dựng các biện pháp khắc phục sự cố hay xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro … đã đem đến hiệu quả cao hơn.
Các đơn vị như Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần nước Bình Dương, Công ty CP nước Phú Thọ... và một vài đô thị lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã có một bước tiến rất dài. Qua đó, cho thấy rất nhiều đô thị đã làm việc tốt về cấp nước an toàn. Tuy vậy, nhiều địa phương dù có ban cấp nước an toàn nhưng cơ chế hoạt động, tổ chức triển khai hoạt động còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương có ban chỉ đạo nhưng chỉ là hình thức, không hoạt động.
Tỷ lệ các đơn vị cấp nước ban hành kế hoạch cấp nước an toàn vẫn còn ít. Cấp nước an toàn và chống thất thoát là cái sống còn của đơn vị. Nhưng một số doanh nghiệp chưa chú trọng về vấn đề này. Hiện nay, 90- 95% các doanh nghiệp đang cổ phần hóa. Trong khi đó, những cổ đông trong công ty là những người không hoạt động trong ngành nước nên quan tâm đến lợi nhuận.
Thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại các địa phương còn chậm
Trả lời cho nguyên nhân việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo Thông tư 08/2012/TT-BXD tại các địa phương thuộc khu vực nông thôn trên cả nước còn rất chậm và hạn chế, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam, Nguyễn Hồng Tiến phân tích:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn thuộc trách nhiệm chỉ đạo của các cấp chính quyền, chỉ đạo cho các cơ quan có liên quan trên địa bàn triển thực hiện. Nhưng thời gian công tác chỉ đạo chưa thường xuyên nên công tác chỉ đạo còn nhiều vướng mắc.
Thứ hai, nhận thức của chính quyền địa phương và các tổ chức cấp nước là đẩm bảo cấp nước an toàn thì trách nhiệm của chính quyền. Nhiều khi chính quyền đá trách nhiệm cho doanh nghiệp.
Thứ ba, chất lượng nước ở nông thôn không đồng đều, các trạm xử lý nước lạc hậu, quy mô cấp nước nhỏ.
Thứ tư, về nguồn nước thì ngoài việc khai thác nước ngầm thì chúng ta đang phần lớn phụ thuộc vào các công trình thủy lợi nên mang tính chất thời vụ. Đặc biệt là những tháng mùa khô việc cấp nước gặp rất nhiều khó khăn.
Liên quan đến đầu tư xây dựng, khu vực nông thôn là khu vực phân tán nên yêu cầu đầu tư cao, khả năng thu về thì nhỏ giọt nên việc thu hút đầu tư ở nông thôn còn khó khăn. Thêm vào đó, chi phí đầu tư lớn, giá nước thấp nên khả năng thu hồi vốn thấp nên các doanh nghiệp không mặn mà đầu tư. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình cấp nước an toàn được đầu tư xây dựng nhưng quản lý vận hành không chuyên nghiệp, đầu tư không đồng bộ nên tỷ lệ thất thoát, thất thu cao.
Giá nước cấp nước ở nông thôn thấp. Đó là những nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc cấp nước an toàn. Mặc dù, Thông tư 08/2012/TT-BXD đã quy định cấp nước an toàn không phân biệt cấp nước ở đô thị và cấp nước ở nông thôn. Tuy nhiên ở đô thị thì việc thực hiện dễ hơn. Việc không phân biệt cấp nước giữa đô thị và nông thôn được xem là một tiến bộ.
Để đảm bảo tiến độ xây dựng và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cho các đơn vị cấp nước trên cả nước, ông Nguyễn Hồng Tiến đề xuất: Về vĩ mô chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện về các quy định pháp luật về cấp nước an toàn. Như nhiều nước trên thế giới, họ xây dựng hẳn Luật Cấp nước. Chúng tôi thống kê được 20 nước đã xây dựng luật này. Trong luật cấp nước nói về sự ràng buộc, trách nhiệm cấp nước để bảo đảm cấp nước an toàn. Trong đó, phải quản lý rủi ro, quản lý về tài chính, quản lý đầu tư.
Cụ thể, thể hiện vai trò của nhà nước, vai trò của doanh nghiệp, vai trò của người dân. Chúng tôi mong muốn nên xây dựng thành luật. Hiện nay chúng ta mới chỉ ở dạng Nghị định, Thông tư và bị các luật khác chi phối nên hiệu lực không cao. Bên cạnh đó, chúng ta phải có cơ chế đánh giá, giám sát cấp nước an toàn. Hiện cơ chế, chính sách ban hành tương đối đầy đủ để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cấp nước an toàn.