Kon Tum

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với ngành giáo dục các tỉnh miền núi. Nhiều năm qua, tỉnh Kon Tum đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục góp phần nâng cao dân trí, khắc phục sự thiếu hụt cán bộ quản lý là người địa phương. Ðây cũng là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách giáo dục cho đồng bào DTTS

Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của UBND tỉnh, sự phối hợp khá đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp; cùng với đó là sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành giáo dục và đào tạo; chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể.

100% số trường mầm non, trường THPT, trường PT DTNT có đủ phòng học để học hai buổi/ngày. Nguồn: ITN
100% số trường mầm non, trường THPT, trường PT DTNT có đủ phòng học để học hai buổi/ngày. Nguồn: ITN

Ðội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng và chất lượng, từng bước được nâng cao; về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu dạy học. Quy mô trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được ưu tiên, đầu tư. Ðến nay, tỷ lệ phòng học bán kiên cố và kiên cố là 95%, tỷ lệ phòng học tạm bợ là 5%; với chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2, sau năm 2012 có thể đạt tỷ lệ 100% phòng học bán kiên cố và kiên cố như mục tiêu Nghị quyết. Cùng với đó 100% số trường mầm non, trường THPT, trường PT DTNT có đủ phòng học để học hai buổi/ngày .

Chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số từ mầm non đến THPT cũng đã có những chuyển biến tích cực. Hiện tượng học sinh "ngồi nhầm lớp" đã cơ bản được khắc phục; tiêu cực trong việc kiểm tra, thi cử được đẩy lùi; phong trào tự học trong các trường PT DTNT phát triển mạnh, tỷ lệ tốt nghiệp THPT qua các năm tăng ở mức cao.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách đối với học sinh DTTS trên địa bàn, Kon Tum xác định trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần triển khai nhiều giải pháp như đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Đồng thời tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Lan tỏa các mô hình học tập hiệu quả

Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, năm học vừa qua, Kon Tum có 370 trường học (kể cả bậc học mầm non, bậc phổ thông và cơ sở đào tạo). Trong đó, có 133 trường mầm non (gồm 110 trường mầm non công lập và 23 trường mầm non ngoài công lập); 91 trường tiểu học; 56 trường tiểu học và trung học cơ sở; 54 trường trung học cơ sở; 25 trường trung học phổ thông và 11 cơ sở đào tạo.

Đặc biệt, hệ thống các trường chuyên biệt dành cho học sinh DTTS ngày càng được củng cố và hoàn thiện, công tác nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS được chính quyền các cấp và ngành đặc biệt quan tâm. Cụ thể, tỉnh duy trì phát huy hiệu quả với 42 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 9 trường phổ thông dân tộc nội trú; trong đó, đối với trẻ và học sinh DTTS có trên 23.000 trẻ.

Phát huy những thành quả đã đạt được, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06.5.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua Kon Tum đã xây dựng kế hoạch, quán triệt đến các cấp, các ngành và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS.

Tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình học tập có hiệu quả tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú như tổ chức cho học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học ngoài giờ chính khóa; xây dựng góc học tập thân thiện; tổ chức tự học ban đêm có hướng dẫn của giáo viên.

Một số trường học ở vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội đã xác lập nhiều mô hình hay như: “Nhóm bạn cùng tiến”, “Cặp lồng cơm đến trường”, “Xây dựng góc học tập tại nhà”, “Vườn rau bán trú”, “Thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng”, “Vui học tiếng Việt”, “Bữa cơm hạnh phúc”... nhằm duy trì sĩ số học sinh, tăng tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS.

Nhờ thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp, những năm qua, Kon Tum đã có hàng nghìn lượt con em học sinh DTTS trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Sau khi tốt nghiệp có kiến thức nhất định, cống hiến cho xã hội, biết cách tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam
Xã hội

Hành trình 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam

Sáng 22.10, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên Việt Nam (EVN) đã tổ chức họp báo thông tin chương trình “Chấm dứt nuôi nhốt gấu tại Việt Nam – Hành trình sắp cán đích”, nhìn lại chặng đường gần 20 năm nỗ lực chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật và tôn vinh các cơ quan, tổ chức có nhiều đóng góp trong nỗ lực bảo vệ gấu tại Việt Nam.

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"
Xã hội

Đắk Nông: 2.100 người tham gia Cuộc thi "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15"

Thực hiện Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 26.4.2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Công văn số 2926/CV-HĐPH ngày 27.5.2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh về việc tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-STP về việc tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Luật Đất đai số 31/2024/QH15" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam
Môi trường

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu": Thành quả nghiên cứu của Tây Ban Nha - Việt Nam

Triển lãm "Rừng và Biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Valladolid (Tây Ban Nha) tổ chức, dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã nâng cao sự hiểu biết của người dân về tầm quan trọng của rừng trong việc chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sống. 

Người dân Hà Nội khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao thành công nhờ nguồn vốn đầu tư của Agribank.
Đời sống

Bài cuối: Cùng Thủ đô xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại

Một trong những mục tiêu quan trọng mà Chương trình số 04-CTr/TU, Khóa XVII của Thành ủy Hà Nội đặt ra, đó là hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp thành phố vào năm 2025; để đạt mục tiêu trên, Hà Nội rất cần sự đồng lòng vào cuộc, ủng hộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó có Agribank.

Đào tạo nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch giúp nhiều phụ nữ ở Mù Cang Chải có thêm thu nhập
Đời sống

Mù Cang Chải huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Đến thời điểm này, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã giải ngân gần 120 tỷ đồng vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt gần 50% kế hoạch. Các chương trình giảm nghèo được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt và kịp thời, hàng trăm tỷ đồng đã được giải ngân. Trong đó, công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực luôn được địa phương chú trọng thực hiện.

Nhiều lao động tại Thái Nguyên được đào tạo và làm việc tại các cụm công nghiệp lớn
Đời sống

Thái Nguyên: Nỗ lực tạo việc làm cho người nghèo

Từ năm 2023 đến nay, hầu hết người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp là tìm việc đã được Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đáp ứng nguyện vọng. Qua đó, tạo cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, thay đổi tư duy "trông chờ" bằng việc chủ động sản xuất, hướng đến thoát nghèo bền vững.

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính
Xã hội

Hà Nội: Tháo gỡ các điểm "nghẽn" và giải quyết tình trạng "ách tắc" trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công TP. Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ "Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại" của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh
Xã hội

Kiểm soát chi phí, bảo đảm quyền lợi người bệnh

Việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm hạn chế những chỉ định quá mức cần thiết, bất hợp lý, chống lãng phí trong sử dụng quỹ bảo hiểm y tế góp phần tập trung nguồn lực điều trị cho những người bệnh, nhất là người bệnh nặng, mạn tính. Tuy nhiên, việc kiểm soát vẫn phải bảo đảm quyền lợi cho người bệnh.

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam
Xã hội

GEFE 2024: Thụy Sĩ giới thiệu 4 dự án thúc đẩy kinh tế xanh và bền vững tại Việt Nam

Bốn dự án nhận tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ, gồm Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), Du lịch Thụy Sĩ vì sự phát triển bền vững tại Việt Nam (ST4SD), Hệ sinh thái năng suất vì việc làm bền vững, và BioTrade khu vực Đông Nam Á - đang được giới thiệu tại Gian hàng Thụy Sĩ, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) 2024.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trao đổi với người dân đến làm thủ tục tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: ITN
Xã hội

BHXH Việt Nam: Vai trò, trách nhiệm và những đóng góp trong công tác an sinh xã hội

Sáng nay 21.10, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Tại Kỳ họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, Thủ tướng đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2024, công tác an sinh xã hội ở nước ta được bảo đảm.

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông
Xã hội

Khánh Hoà: Người dân bất bình vì bị “ép” đi chung đường với mỏ đá gây mất an toàn giao thông

Con đường dân sinh cắt ngang đường sắt người dân đi lại hàng chục năm nay bỗng dưng bị đóng, thay vào đó, ngành đường sắt cho mở con đường mới phục vụ mỏ đá và người dân bị “ép” đi chung con đường này. Sự việc xảy ra tại xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cử tri phản ánh đến Báo Đại biểu Nhân dân.

Một góc Thủ đô Hà Nội hôm nay
Xã hội

Bài 1: Tự hào góp phần vào sự phát triển của Thủ đô

70 năm sau ngày Giải phóng, Hà Nội đã vững vàng vượt bao khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị. Ngày nay, người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung có quyền tự hào về Thủ đô văn hiến, một "thành phố vì hoà bình", "thành phố sáng tạo". Trong thành tựu vẻ vang ấy, có sự đóng góp đầy tâm huyết của đội ngũ cán bộ, nhân viên Agribank...

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong
Giao thông

Khánh Hòa: Đầu tư tuyến đường ven biển dài 23km kết nối Khu kinh tế Vân Phong

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Giao thông Vận tải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường dài 23km có điểm đầu giao với đường ĐT.651C và điểm cuối kết nối với tuyến đường ven tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.