Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Luật phải có "tuổi thọ" cao

Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn hiện vẫn còn một số vấn đề lớn có ý kiến khác nhau. Nhấn mạnh mục tiêu làm sao để luật  có "tuổi thọ" cao, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phải cộng đồng trách nhiệm rất cao để bảo đảm chất lượng luật, từ đó tạo được niềm tin trong nội bộ và Nhân dân.

Luật phải có
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cần thiết duy trì quy hoạch chung với thành phố trực thuộc Trung ương

Quy định về quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương (khoản 2 Điều 3 và Điều 21) là một nội dung còn có ý kiến khác nhau khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn tại Kỳ họp thứ Bảy. Một số ý kiến đề nghị tiếp tục lập quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, cụ thể hóa và phải phù hợp với quy hoạch tỉnh. Một số ý kiến đề nghị đối với thành phố trực thuộc Trung ương chỉ lập một bản quy hoạch có tính chất định hướng bao hàm nội dung, yêu cầu của cả hai quy hoạch.

Đã bám sát, rà soát để xử lý những vướng mắc trong thực tiễn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng cho biết, trong Thường trực Ủy ban Kinh tế đến nay vẫn còn có ý kiến khác nhau về nội dung này. Để có thêm cơ sở thực tiễn, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã có Công văn số 2985/UBKT15 gửi 5 thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị cho ý kiến. Tuy nhiên, cho đến nay, Thường trực Ủy ban Kinh tế chưa nhận được văn bản phúc đáp, do đó, dự thảo Luật đang thể hiện theo phương án của Chính phủ trình tại Kỳ họp thứ Bảy, tức là với các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có cả quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch chung.

“Trên cơ sở ý kiến của các thành phố trực thuộc Trung ương, Thường trực Ủy ban Kinh tế sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Xây dựng, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan để nghiên cứu, hoàn thiện các quy định có liên quan để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khẳng định.

Luật phải có
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tán thành với phương án giữ quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy lý giải, quy hoạch chung và quy hoạch cấp tỉnh của thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, tỷ lệ bản đồ đối với các quy hoạch này cũng khác nhau. Quy hoạch của cấp tỉnh có tỷ lệ bản đồ cao nhất là 1/100.000, trong khi đó, quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có tỷ lệ bản đồ là 1/10.000, 1/25.000 để làm các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.  

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho rằng, sự giống nhau giữa hai bản quy hoạch này có chăng là ở những phần có tính chất dẫn giải về điều kiện kinh tế - xã hội hay mô tả chung, còn hai công cụ quản lý này hoàn toàn khác nhau về quy mô, chức năng, nhiệm vụ. Do đó, việc duy trì quy hoạch chung với thành phố trực thuộc Trung ương là cần thiết.

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, vai trò của quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị lập cho thành phố trực thuộc Trung ương đã xác định rõ tại các pháp luật có liên quan. Trong đó, Luật Quy hoạch năm 2017 xác định rõ quy hoạch chung đô thị là bước cụ thể hóa hơn, chi tiết hơn quy hoạch tỉnh. Như vậy, quy hoạch chung xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương ngoài vai trò định hướng, phát triển không gian còn đóng vai trò xác định chỉ tiêu sử dụng đất cho thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, quy hoạch cấp tỉnh cho thành phố trực thuộc Trung ương đang quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017 chỉ quy định về phương án phát triển hệ thống đô thị và việc sắp xếp nội dung quy hoạch tỉnh đối với thành phố trực thuộc Trung ương. Với những yếu tố này thì nếu chỉ có quy hoạch cấp tỉnh sẽ không đủ cơ sở để các địa phương lập các quy hoạch phân khu, xác định dự án đầu tư xây dựng, cũng như quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan với các thành phố trực thuộc Trung ương. “Về cơ bản, quy hoạch cấp tỉnh và quy hoạch chung của thành phố trực thuộc Trung ương là khác nhau từ khái niệm, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng, nội dung quy hoạch, vai trò quản lý, lập dự án đầu tư, xây dựng, đến khác nhau về tỷ lệ bản đồ và thời gian dự báo”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh.

Đánh giá kỹ ưu, nhược điểm của từng phương án

Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch đô thị và nông thôn, việc đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị và nông thôn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến về dự thảo Luật tại Kỳ họp thứ Bảy.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để bảo đảm tính chủ động trong triển khai thực hiện của các địa phương và phù hợp với định hướng phân cấp, phân quyền đã được quy định tại các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, dự thảo Luật đã được chỉnh sửa theo hướng tiếp tục phân cấp thẩm quyền phê duyệt, giao thẩm quyền cho cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan quản lý khu chức năng phê duyệt đối với một số loại quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Làm luật phải tạo được niềm tin trong nhân dân
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Nhưng, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I hiện là nội dung vẫn còn ý kiến khác nhau. Trong đó, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục quy định thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I để phù hợp với vị trí, chức năng, vai trò của đô thị loại I cần được kiểm soát chặt chẽ về không gian, khu vực chức năng của đô thị.

Một số ý kiến đề nghị phân cấp cho UBND cấp tỉnh phê quyệt các quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại I do quy hoạch này là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm sự chủ động, đồng thời nâng cao tính chịu trách nhiệm của địa phương trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

Nêu vấn đề quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại 1 hiện còn ý kiến khác nhau giữa việc để thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hay phân cấp về cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, nghiên cứu kỹ hơn nữa.

“Những vấn đề gì đã chín, đã rõ, được thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì chúng ta sẽ đưa vào luật để cho chắc chắn. Còn những vấn đề gì chưa chín, chưa rõ, chưa có thực tế kiểm nghiệm, chứng minh thì chúng ta tiếp tục nghiên cứu”. Nhấn mạnh yêu cầu này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải làm sao để Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn có “tuổi thọ” cao. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân phải cộng đồng trách nhiệm rất cao để bảo đảm chất lượng từng đạo luật, từ đó tạo được niềm tin trong nội bộ và Nhân dân.

Quốc hội và Cử tri

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.