Các thể chế đại diện tại Ai Cập

Lịch sử lập pháp lâu đời

Nói đến Ai Cập, người ta thường nói tới nền văn minh cổ đại, sông Nil, các Pharaon, kim tự tháp, cây đèn biển Alexandria và kênh đào Suez, mà ít ai biết rằng, đây cũng là nơi hoạt động lập pháp và các thể chế đại diện tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử loài người.

Thời cổ đại

Các nhà sử học và nhà nghiên cứu lập pháp cho rằng hoạt động lập pháp ở Ai Cập là một trong những hoạt động lập pháp lâu đời nhất trong lịch sử loài người. 3.000 năm trước CN, Vua Menes sáng lập ra triều đại Pharaon đệ nhất và sáp nhập thượng, hạ Ai Cập thành một quốc gia thống nhất, tạo ra thiết chế lập pháp sớm nhất trong lịch sử nhân loại, là đỉnh cao của hệ thống quyền lực nhà nước, đặt nền móng cho việc cai quản và trị vì trong thời đại cổ Ai Cập, dựa trên đạo lý của nữ Thần thông thái (Tahout) thiết lập một hệ thống pháp luật ở Ai Cập. Vua Menes xây dựng Memphis làm thủ đô và trụ sở của nhà nước tập trung, thống nhất đầu tiên với các quyền cai quản, tư pháp, giáo dục và an ninh...

Trong suốt kỷ nguyên của triều đại Pharaon, Vua Hour Moheb là một trong số các nhà lập pháp nổi tiếng được bình chọn trong lịch sử của nhân loại. Người đã ban hành luật dân sự đầu tiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội và bênh vực các quyền tự do công dân. Triều đại Pharaon thứ ba, thứ tư cũng đã ban hành một số bộ luật, trong đó có bộ luật thuế cổ nhất từ thời đại các hoàng đế cổ Ai Cập (2420 - 2650 Trước CN), quy định hình phạt nghiêm khắc đối với những người trốn lậu thuế.

Nghị viện Ai Cập
Nghị viện Ai Cập

Sau khi Alexandre đại đế xâm lược Ai Cập vào năm 330 trước CN, người Hy Lạp nắm quyền cai trị. Sau khi Alexandre băng hà, triều đại Patlomic bắt đầu, mặc dù bị người La Mã thống trị hà khắc nhưng người Ai Cập vẫn giữ được hầu hết các tập tục, tôn trọng luật lệ và chuẩn mực đạo đức cho tới khi Christianity bị chia cắt trong nửa đầu thế kỷ thứ nhất. Trong thời đại Islam, việc cai trị và lập pháp dựa trên các nguyên tắc cơ bản của giáo lý Hồi giáo. Khi Cairo trở thành Thủ đô của Ai Cập và Fatimade Caliphate (969 - 1171) việc trị vì và xây dựng luật pháp được phát triển mạnh mẽ hơn.

Trong suốt triều đại của nhà nước Ayudu (1171 - 1250), pháo đài trở thành tổng hành dinh và trung tâm quyền lực. Các Hội đồng lập pháp được thiết lập với nhiều hình thức khác nhau. Trong triều đại Mamelouk (1250 - 1517) Vua El-Zaber Behars thành lập Tòa án tư pháp tại pháo đài Salah El-Deen El-Ayoubi để Chính phủ điều trần và đàm phán với các nước láng giềng.

Trong triều đại Ottoman (1517 - 1805) các tòa án Hồi giáo và hệ thống tư pháp được thành lập. Trên cơ sở các nguyên tắc luật lệ Hồi giáo, các thẩm phán được trực tiếp phán quyết các vụ án hình sự và tranh cãi về dân sự. Nhờ đó, tình hình chính trị - xã hội ở Ai Cập phát triển cho đến cuối thế kỷ XVIII. Năm 1795, sáu năm sau cuộc cách mạng Pháp, phong trào đòi quyền chính trị cơ bản, quyền tự do và tư pháp ngày một tăng lên, dẫn đến cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của Ottoman.

Cùng với hoạt động lập pháp, các thể chế đại diện cũng hình thành và phát triển, tương ứng với các hình thái nhà nước và các mô hình đa dạng của cơ quan lập pháp trong các triều đại ở Ai Cập: Hội đồng tối cao, Hội đồng tư vấn, Hội đồng Tư vấn đại diện, Hội đồng Đại diện Ai Cập, Hội đồng Tư vấn pháp lý, Hội đồng Lập pháp và Hội đồng Nhân dân.

Hội đồng Tối cao

Tháng 5.1805, Ai Cập chứng kiến cuộc cách mạng dân chủ với sự tham gia của các tầng lớp xã hội do Mohammed Ali cầm đầu. Mohammed Ali đưa ra nguyên tắc dân tộc là nguồn lực của quyền lực. Nguyên tắc này đòi hỏi quyền lập pháp, quản lý hành chính, tư pháp và tham khảo ý kiến nhân dân trước khi thông qua các đạo luật. Ngay sau khi nắm quyền, Mohammed Ali tiến hành cuộc cải cách hành chính toàn diện với ý tưởng thiết lập các thể chế mới, bao gồm cả việc thành lập Hội đồng đại diện.

Năm 1824, Hội đồng Tối cao được thành lập. Các thành viên Hội đồng do cử tri các tỉnh bầu, trong đó có đại diện của các tầng lớp nhân dân. Lúc đầu Hội đồng gồm 24 thành viên, sau là 48 thành viên, bổ sung 24 tộc trưởng và lãnh tụ tôn giáo, 2 thương gia, 2 kế toán và 2 nhân sĩ. Tháng 1.1825, Hội đồng Tối cao ban hành đạo luật cơ bản, quy định chức năng, nhiệm vụ, thủ tục và thời gian họp Hội đồng.

Hội đồng Tư vấn

Năm 1829, Hội đồng Tư vấn được thành lập, bao gồm các quan chức cấp cao của Chính phủ và các Hội đồng thành phố do Ibrahim Pasha, con trai của Mohammed Ali đứng đầu. Hội đồng Tư vấn có chức năng như Hội đồng Nhân dân (Quốc hội) gồm 156 đại biểu do nhân dân bầu, 33 đại biểu là các quan chức cấp cao, 24 đại biểu là người đứng đầu các tỉnh, 99 đại biểu là tộc trưởng và lãnh tụ tôn giáo.

Hội đồng Tư vấn tiến hành các kỳ họp để thảo luận các vấn đề về giáo dục, hành chính và công tác xã hội. Năm 1830, Hội đồng ban hành các luật lệ về thủ tục; năm 1833, thông qua đạo luật đặc biệt về Hội đồng.

Năm 1837, Mohammed Ali công bố đạo luật cơ bản về việc thành lập Hội đồng Tư vấn, Hội đồng Lập pháp đặc biệt, Hội đồng Lập pháp chung để thảo luận các vấn đề do Chính phủ trình ra. Sau đó hình thành Nội các với một số bộ trưởng.

 Nằm ở phía Bắc châu Phi, năm 3200 trước CN, Ai Cập đã là một quốc gia phong kiến thống nhất với 30 triều đại Pharaon trị vì. Đầu thế kỷ thứ VII sau CN, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi. Ai Cập đã trải qua ách thống trị của các đế quốc Hy Lạp, La Mã, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Anh. Sau cuộc xâm lược của Pháp, Tổng trấn Mohammed Ali (1769 - 1849) đã lập ra một triều đại hùng mạnh và tồn tại cho đến ngày 23.7.1952, khi Thiếu tướng Mohammed Najiv lật đổ Vua Farouq, chấm dứt thời kỳ phong kiến, khai sinh ra nước Cộng hòa Ảrập Ai Cập.

Lập pháp

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu
Quốc tế

Malaysia: Tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị dữ liệu

Nhờ những nỗ lực bảo vệ dữ liệu cá nhân, Malaysia đã trở thành thành viên của Thỏa thuận thực thi quyền riêng tư xuyên biên giới của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2023. Vào năm 2024, quốc gia này tiếp tục sửa đổi Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) ban hành năm 2010. Được thiết kế để hiện thực hóa cam kết củng cố niềm tin trong nước và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, PDPA sửa đổi được kỳ vọng sẽ đưa Malaysia tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế và tìm kiếm sự công nhận từ các nước trong khu vực cũng như trên thế giới về bảo mật dữ liệu.

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số
Quốc tế

Nền tảng của niềm tin trong kỷ nguyên số

Sau 3 năm có hiệu lực kể từ năm 2022, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (PDPA) của Thái Lan đã chứng minh là một bước đi đúng đắn cần thiết, tạo ra một bộ tiêu chuẩn rõ ràng cho việc bảo vệ các thông tin cá nhân, giúp các doanh nghiệp địa phương nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?
Quốc tế

Chất vấn và hỏi - đáp, giống hay khác?

Cùng là thủ tục mà ở đó các nghị sĩ hỏi và các bộ trưởng hoặc Thủ tướng Chính phủ trả lời nhưng ở một số nước đó là phiên chất vấn, ở một số nước khác lại là phiên hỏi - đáp. Vậy hai thủ tục này thực chất chỉ là một hay khác nhau, và nếu khác thì khác ở điểm nào?

Thực tế mới và cập nhật luật pháp
Lập pháp

Thực tế mới và cập nhật luật pháp

Những thay đổi đối với các quy tắc sở hữu trí tuệ không chỉ vì mục tiêu hài hòa hóa các quy tắc sở hữu toàn cầu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ quốc tế và khu vực. Ngoài việc tăng cường thương mại quốc tế, các thay đổi này còn buộc pháp luật về sở hữu trí tuệ phải điều chỉnh và cập nhật phù hợp với thời đại mới.
Nhìn từ một số quốc gia
Lập pháp

Nhìn từ một số quốc gia

Cập nhật và hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều nước trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Bởi đây là một trong những yếu tố thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, giúp phát triển quốc gia và tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu...
Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia
Lập pháp

Toàn cầu hóa và sự phát triển các quy tắc sở hữu trí tuệ xuyên quốc gia

Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực của hệ thống pháp luật quy định việc sử dụng tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã có những biến đổi đáng kể trong nửa thế kỷ qua, đòi hỏi các quy tắc sở hữu trí tuệ trong hệ thống này cũng phải thích ứng và thay đổi theo.
Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động
Lập pháp

Nam Phi: Minh bạch lương giữa lãnh đạo và người lao động

Nội các của Tổng thống Cyril Ramaphosa đã thông qua dự luật sửa đổi Luật Công ty năm 2021 để lấy ý kiến vào ngày 1.10 trước khi được gửi tới Quốc hội xem xét. Như vậy là, kể từ lần đầu tiên được đưa ra năm 2018, dự luật đề xuất những thay đổi đáng kể đối với Luật Công ty Nam Phi, đặc biệt là vấn đề trả lương cho lãnh đạo và người lao động.
Đa dạng mô hình Tổng Thư ký
Lập pháp

Đa dạng mô hình Tổng Thư ký

Trong hầu hết các mô hình hành chính nghị viện dù là đơn viện hay lưỡng viện, Tổng Thư ký cho mỗi viện đều là đại diện cao nhất của cơ quan hành chính và chịu trách nhiệm trước các quan chức chính trị cao nhất của nghị viện.
Những điều chỉnh cần thiết
Lập pháp

Những điều chỉnh cần thiết

LTS: Gần đây, Viện Luật Quốc tế và So sánh của Anh đã đưa ra cảnh báo về “nguy cơ bùng nổ các vụ kiện tụng cho hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế” do những vấn đề phát sinh từ đại dịch Covid-19, gây ra những thách thức lớn đối với các tòa án trên thế giới. Tương tự, theo thừa nhận gần đây của Tòa án Nhân dân Cấp cao Tứ Xuyên (Sichuan High People’s Court), những thách thức không chỉ là việc gia tăng đáng kể số vụ án mà còn làm tăng tính phức tạp trong tranh tụng cả do suy thoái kinh tế và các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn đại dịch; do đó, cần có hướng dẫn bổ sung của các tòa án cấp cao hơn về những vấn đề mới nảy sinh này. Trước tình hình đó, các tòa án Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành các quy tắc hỗ trợ xét xử tư pháp đối với tranh chấp dân sự hoặc thương mại phát sinh liên quan đến đại dịch Covid-19, có thể được coi là những kinh nghiệm quốc tế quan trọng để các quốc gia khác tham khảo.
Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể
Lập pháp

Điều chỉnh đối với từng loại hình hợp đồng cụ thể

Hai văn bản pháp lý quan trọng của TANDTC Trung Quốc liên quan đến pháp luật về hợp đồng là Hướng dẫn số 1 và Hướng dẫn số 2 về Covid-19 đã đưa ra quy tắc đặc biệt về việc kiểm tra khả năng thực hiện hợp đồng cho các loại hình hợp đồng cụ thể, bao gồm hợp đồng mua bán, cho thuê, khách sạn, dịch vụ cá nhân và xây dựng.
Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?
Lập pháp

Quyền pháp lý của các dòng sông: ​​​​​​​Xu thế của thế giới?

​​​​​​​Ngày 30.1.2019, Tòa án Tối cao của Bangladesh đã công nhận sông Turag như là một thực thể sống có quyền hợp pháp, đồng thời rằng điều tương tự sẽ áp dụng cho tất cả các con sông ở Bangladesh. Quyết định trên là ví dụ mới nhất về xu hướng tôn trọng các quyền của thiên nhiên, mà cụ thể là các dòng sông, ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau trên thế giới.
Nỗ lực bảo vệ “Mẹ sông”
Lập pháp

Nỗ lực bảo vệ “Mẹ sông”

Luật Bảo vệ sông Dương Tử của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực vào ngày 1.3.2021. Luật quy định rõ tất cả các khía cạnh pháp lý về bảo vệ sinh thái của sông Dương Tử cùng sự phát triển dọc theo lưu vực của nó. Đây là luật bảo tồn một lưu vực sông cụ thể đầu tiên và cũng là nỗ lực của đất nước gấu trúc trong việc gìn giữ con sông dài nhất châu Á này.
Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới
Lập pháp

Hướng tới mô hình “tòa án thông minh” đầu tiên trên thế giới

Tại kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội Khóa XIII vừa diễn ra, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021 - 2025 trong đó có mong muốn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới vận hành mô hình "tòa án thông minh" với một hệ thống tư pháp tích hợp trí tuệ nhân tạo.
Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn
Lập pháp

Hiệu quả, minh bạch và thuận tiện hơn

Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án mang lại rất nhiều lợi ích, như: Nâng cao khả năng tiếp cận công lý, giảm các thủ tục và chi phí không cần thiết cho các đương sự, đặc biệt là những đương sự ở các khu vực xa trung tâm hay khu vực nông thôn; hỗ trợ thẩm phán, bất kể ở khu vực địa lý nào, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả hơn; hỗ trợ bộ phận quản lý hành chính Tòa án thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được dễ dàng hơn.
Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông
Lập pháp

Australia: Đòi lại công bằng cho các hãng truyền thông

Vừa qua, Quốc hội Australia đã chính thức thông qua Dự luật Đàm phán truyền thông, buộc các nền tảng số toàn cầu trả tiền nếu muốn hiển thị nội dung tin tức của nước này. Văn bản pháp lý trên từng gây ra cuộc chiến căng thẳng giữa xứ sở kangaroo và ông lớn Facebook, sẽ là luật tiên phong về vấn đề này trên thế giới, là cơ sở để các nước hoạch định các luật tương tự. Nó đưa Australia trở thành quốc gia đầu tiên mà "trọng tài Chính phủ" sẽ đặt ra mức phí mà các gã khổng lồ công nghệ phải trả nếu quá trình đàm phán với các công ty truyền thông thất bại.
Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ
Lập pháp

Mỹ: Mọi thứ đều có khuôn khổ

Mặc dù quê hương của những mạng xã hội nổi tiếng bậc nhất thế giới như Google, Facebook hay Twitter… là nước Mỹ, nhưng không phải các nền tảng công nghệ trên “muốn làm gì thì làm”. Bởi hoạt động của họ phải tuân theo rất nhiều quy định pháp luật mà các nhà lập pháp xứ sở cờ hoa đưa ra nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của môi trường ảo có khả năng kết nối không giới hạn này, nhất là việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và nỗ lực thay đổi Điều 230 trong Luật về Chuẩn mực truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ các mạng xã hội khỏi những vụ kiện về nội dung.
Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là
Lập pháp

Kiểm soát nền tảng truyền thông xã hội: Không thể lơ là

Cuộc tranh cãi giữa Chính phủ Australia và mạng xã hội đình đám Facebook xung quanh vấn đề phí tin tức đang làm nổi lên chủ đề làm thế nào để các quốc gia kiểm soát tin tức của mình trên các mạng truyền thông xã hội khi mà số người dùng rất lớn, có sự kết nối với nhau vô cùng mạnh mẽ và tạo ra quyền lực chưa từng có cho những nền tảng này. Việc bảo vệ lợi ích của người dùng cũng như tránh những tác động tiêu cực từ các mạng xã hội là nhiệm vụ mà các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới luôn chú trọng.