Vua Nệm tiếp tục có quảng cáo nhạy cảm

Từng bị xử phạt về hành vi quảng cáo phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, nhãn hàng Vua Nệm mới đây tiếp tục có một số nội dung quảng cáo sản phẩm khiến nhiều người khó chấp nhận. 

Mới đây, trong dịp lễ Valentine 2023, thương hiệu Vua Nệm bất ngờ tung ra loạt hình ảnh quảng cáo với thông điệp "Nệm là để yêu". Trong đó gồm các người mẫu nam tạo dáng với hình ảnh khá "mát mẻ" trên sản phẩm đệm của hãng.

Vua Nệm tiếp tục có quảng cáo nhạy cảm -0
Hình ảnh quảng cáo của Vua Nệm

Không chỉ có các hình ảnh, nội dung quảng cáo của Vua Nệm còn sử dụng một loạt từ ngữ khá nhạy cảm khiến nhiều người khó chấp nhận.

Đặc biệt, một nội dung quảng cáo gây tranh cãi của Vua Nệm ở dòng chữ "Nệm là để yêu", nhưng chữ "m" được thiết kế làm mờ, hoà vào màu sắc của bóng tối, khiến người đọc nhìn thấy chữ "Nện" hiện lên rõ nét.

Vua Nệm tiếp tục có quảng cáo nhạy cảm -0

Nhiều ý kiến cho rằng đây là chiến lược marketing của doanh nghiệp để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, một số người cho rằng, trong quảng cáo sản phẩm không nên dùng những hình ảnh, từ ngữ nhạy cảm như nêu trên.

Thực tế, đây không phải lần đầu Vua Nệm sử dùng hình ảnh quảng cáo nhạy cảm. Hồi tháng 12.2021, do quảng cáo phản cảm trên tàu Cát Linh, Vua Nệm từng bị xử phạt 137 triệu đồng.

Vua Nệm tiếp tục có quảng cáo nhạy cảm -0
Một số người dùng mạng xã hội bày tỏ quan điểm về quảng cáo của Vua Nệm

Thời điểm đó, giải trình với cơ quan chức năng, Chủ nhãn hàng Vua Nệm cho biết, việc tổ chức cho nhóm người cởi trần chụp ảnh tại những nơi công cộng nhằm mục đích quảng cáo, thu hút thêm khách hàng. Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, Vua Nệm gỡ bỏ hoặc ẩn những nội dung quảng cáo này trên fanpage.  

Theo một số chuyên gia xã hội học, cần có cơ chế nghiêm khắc để kiểm soát những quảng cáo phản cảm. Bởi lẽ, nếu không siết chặt vấn đề này sẽ dễ dẫn đến một trào lưu xã hội và không phải chỉ dừng lại ở mức độ thấp mà ở mức độ cao hơn.

Thậm chí, có thể dẫn tới tình trạng doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt để được “đánh bóng tên tuổi”, “quảng bá” sản phẩm, thương hiệu công ty, dù bị dư luận nhìn nhận ở góc độ tích cực hay tiêu cực thì ít nhiều hình ảnh của doanh nghiệp cũng được lan toả rộng khắp.

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.