Doanh số bán ô tô tháng 1 giảm 51%

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, doanh số bán ô tô toàn thị trường của các đơn vị thành viên trong tháng 1.2023 đạt 17.314 xe các loại, giảm 51% so với tháng trước. 

Trong tổng doanh số bán hàng trên, có 14.036 xe du lịch, giảm 49%; 3.174 xe thương mại, giảm 59%; và 104 xe chuyên dụng, giảm 62% so với tháng trước. 

Xét về nguồn gốc xe, trong khi doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 8.086 xe, giảm 54% thì doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 9.228 xe, giảm 48% so với tháng trước. 

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 1 vừa qua giảm 44%. Trong đó, xe du lịch giảm 44%; xe thương mại giảm 39% và xe chuyên dụng giảm 64%. 

Cũng xét theo nguồn gốc xe, trong khi doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 56% thì xe nhập khẩu giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo các chuyên gia, bên cạnh doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA, thị trường ô tô Việt Nam còn có sự góp mặt của nhiều hãng xe khác như Audi, Jaguar, Land Rover, Mercedes-Benz, Nissan, Subaru, Volkswagen, Volvo… nhưng các hãng xe này không tiết lộ kết quả kinh doanh. 

Chỉ qua số liệu công bố chính thức của TC Group (Tập đoàn Thành Công) với thương hiệu xe Hyundai, trong tháng 1 vừa qua đơn vị này tiêu thụ 3.496 xe. Bên cạnh đó, VinFast cũng bàn giao 358 xe ô tô điện VF 8 và VF e34 trong tháng đầu năm. Tính chung cả ba đơn vị này trong tháng 1 vừa qua tiêu thụ tổng cộng 21.168 xe ô tô các loại. 

Dựa trên số liệu công bố chính thức từ VAMA, TC Group và VinFast, TC Group bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu thương hiệu ô tô bán nhiều nhất tại Việt Nam khi tiêu thụ được 3.496 xe. Các vị trí tiếp theo là Toyota với doanh số 3.023 xe, Ford 2.360 xe, KIA 2.075 xe, Mazda 1.679 xe, Honda 1.494 xe, Mitsubishi 1.145 xe… 

Đại diện nhiều hãng ô tô cũng cho rằng, do tháng 1 Dương lịch vừa qua trùng với Tết Nguyên đán nên nhiều người hạn chế mua sắm, đặc biệt là những ngày sát Tết và sau Tết dẫn đến doanh số sụt giảm ở hầu hết các phân khúc xe. Đây cũng là quy luật chung của thị trường vào tháng Tết hàng năm và sẽ tăng trưởng trở lại ở những tháng kinh doanh tiếp theo.

Kinh tế

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.