Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản

Chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản, sáng ngày 27.10, Khoa tiếng Nhật – Trường Đại học Hà Nội đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm giảng dạy tiếng Nhật và 30 năm thành lập Khoa tiếng Nhật.

Tham dự buổi lễ có Phó Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Watanabe Shige, Bí thư thứ hai Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, bà Okamoto Noriko, Giám đốc Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, ông DOI Katsuma.

Về phía Trường ĐH Hà Nội có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Ủy viên BCH Đảng bộ Khối các trường ĐH,CĐ Hà Nội, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Nguyễn Văn Trào và lãnh đạo các khoa, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên Khoa tiếng Nhật – Trường ĐH Hà Nội.

Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản -0
Sinh viên biểu diễn văn nghệ tại buổi lễ kỷ niệm

"Giải thưởng Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản" vì thành tích đóng góp

Phát biểu tại buổi lễ, TS Nghiêm Hồng Vân, Trưởng Khoa tiếng Nhật cho biết: "Sự kiện ngày hôm nay là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự lớn mạnh và trưởng thành vượt bậc của một khoa chuyên đào tạo nhân lực tiếng Nhật cho cả nước, đã và đang vững bước từng ngày trên con đường hội nhập và phát triển. 50 năm qua là một chặng đường đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng rất đáng tự hào với những thành quả được ghi nhận một cách xứng đáng của đội ngũ giảng viên Khoa tiếng Nhật. Hiện Khoa tiếng Nhật đã trở thành một địa chỉ đào tạo có uy tín lớn ở trong và ngoài nước".

Năm 2021, cùng với Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản trường ĐH Ngoại ngữ  Đại học Quốc gia và Khoa tiếng Nhật trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Khoa được Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản đồng trao Giải thưởng Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản năm 2021 vì đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau trong sự phát triển mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới. Đây là giải thưởng quốc tế cao quý mà lần đầu tiên các đại diện Việt Nam được trao tặng.

Năm 1973, tiếng Nhật lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Trường Đại học Hà Nội) với tư cách là ngoại ngữ hai của chương trình chính khóa. Mảnh đất để ươm những mầm tiếng Nhật đầu tiên là Khoa tiếng Trung, một khoa có bề dày lịch sử và truyền thống của Trường.

Ngày 30.9.1992, BGH Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã ra quyết định thành lập Bộ môn tiếng Nhật trực thuộc Trường. Đây là quyết định manh tính lịch sử, là tiền đề để triển khai việc giảng dạy tiếng Nhật một cách bài bản và là bước chuẩn bị để tiến tới thành lập Khoa tiếng Nhật.

Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản -0
Tiễn sĩ Nghiêm Hồng Vân, Trưởng Khoa tiếng Nhật - Trường Đại học Hà Nội

Theo thống kê trong 10 năm trở lại đây, Khoa tiếng Nhật đã đào tạo được gần 1500 cử nhân hệ chính quy và 400 cử nhân hệ Vừa làm vừa học. Theo kết quả điều tra năm 2022, 98.3% sinh viên của Khoa có việc làm sau khi tốt nghiệp được 6 tháng và gần 80% làm việc theo đúng chuyên môn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Khoa tiếng Nhật đã không ngừng mở rộng các quan hệ hợp tác với gần 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản như Trường ĐH Osaka, ĐH Kyoto, ĐH Ochanomizu, ĐH Waseda, ĐH Meiji, ĐH Momoyama, ĐH Utsunomya, ĐH Kanda, ĐH Ryukoku, ĐH Musashino, ĐH Hiroshima, ĐH Nishikyushu, ĐH Kokugakuin, Học viện Jigyo Sozo, Học viện Sau đại học Hollywood, Học viện Elhe… và các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và Việt Nam. Những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp đó đã mở ra nhiều cơ hội cho giảng viên và sinh viên của Khoa được bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản...

Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản -0
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội phát biểu tại buổi lễ

Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội nhấn mạnh: “Những thành tựu to lớn đã đạt được trong 50 năm qua là điểm tựa cho bước phát triển trong tương lai của Khoa tiếng Nhật – Trường Đại học Hà Nội trong thời gian tới. Trong bối cánh phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Khoa tiếng Nhật sẽ có thêm nhiều cơ hội nhưng cũng sẽ có thêm không ít thách thức trên con đường phát triển.

Hiện nay, Khoa tiếng Nhật đang thực hiện đào tạo bậc cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật theo 03 định hướng Định hướng Biên – phiên dịch, Định hướng tiếng Nhật thương mai, Định hướng Phương pháp giảng dạy tiếng Nhật. Giờ đây, sinh viên Khoa tiếng Nhật đã có thêm nhiều sự lựa chọn đa dạng cho ngành học cũng như có định hướng rõ ràng hơn về công việc trong tương lai.

Vấn đề đặt ra đối với Khoa tiếng Nhật là cần đổi mới như thế nào để bắt nhịp và đồng hành cùng sự phát triển chung của cả hệ thống kinh tế xã hội, hệ thống giáo dục nói chung và Nhà trường nói riêng, đây là một câu hỏi có tính chiến lược đối với sự phát triển".

Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản -0
Sinh viên biểu diễn văn nghệ tại buổi lễ

Biết ơn thế hệ thầy cô giáo đã nhiệt huyết và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ông Watanabe Shige cho biết: “Mối quan hệ giữa Nhật Bản – Việt Nam có thể phát triển đến giai đoạn “tốt đẹp nhất” từ trước tới nay là nhờ sự đóng góp rất lớn của các thầy cô giáo và các em sinh viên – nguồn nhân lực tiếng Nhật. Kể từ khi tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy  từ năm1973, trong hơn 50 năm qua, Trường Đại học Hà Nội đã đào tạo được nhiều nhân lực tiếng Nhật xuất sắc, góp phần phát triển mối quan hệ giữa Nhật Bản - Việt Nam".

Khoa tiếng Nhật - Trường ĐH Hà Nội đã hợp tác với hơn 50 cơ sở đào tạo của Nhật Bản -0
Phó Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ông Watanabe Shige

Ông Watanabe Shige thông tin, hiện có khoảng 4.000 sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Hà Nội đang hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nhật, hướng dẫn viên du lịch… đóng vai trò là tích cực là cầu nối giữa Nhật Bản và Việt Nam. Hiện nay, tại Đại sứ quán Nhật Bản cũng có 5 nhân viên là cựu sinh viên của Trường Đại học Hà Nội. Các bạn cựu sinh viên của Quý Trường luôn thể hiện được năng lực tiếng Nhật rất tốt trong quá trình làm việc.  

Hơn nữa, Trường Đại học Hà Nội còn là đơn vị đi đầu trong công tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam thông qua việc tổ chức các Hội thảo quốc tế, cuộc thi hùng biện tiếng Nhật, sự kiện văn hóa Nhật Bản… cũng như tham gia thành lập “Phân hội Nghiên cứu Nhật ngữ học và Giảng dạy tiếng Nhật”.

Trường Đại học Hà Nội đã và đang nỗ lực phát triển và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy tiếng Nhật về cả số lượng và chất lượng trên khắp cả nước; đồng thời cũng góp phần tích cực vào việc tăng cường quảng bá sức hấp dẫn của tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản, nâng cao sự hiểu biết về Nhật Bản.

Ông Watanabe Shige xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn tới tất cả các thế hệ thầy cô giáo đã vô cùng nhiệt huyết và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam.

Ghi dấu kỉ niệm 50 năm, Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đang hướng tới một khởi đầu mới “Việt - Nhật đồng hành - Hướng tới tương lai - Vươn tầm thế giới”. Phó Đại sứ hy vọng rằng Trường Đại học Hà Nội sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong công tác giảng dạy tiếng Nhật chất lượng cao trên cơ sở liên kết và hợp tác với các trường đại học hay các cơ sở giáo dục khác đang giảng dạy tiếng Nhật, đào tạo được nguồn nhân lực tiếng Nhật ưu tú, gánh vác tương lai của quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.