Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau

Cà Mau Art tour 2024 chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 họa sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Chương trình đã tạo nên một sân chơi mới, mang đến không gian sáng tạo cho nghệ sĩ; đồng thời góp phần lan tỏa hình ảnh, các giá trị văn hóa, con người vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Chỉ trong 5 ngày, chương trình đã tạo nên một hành trình khám phá đầy màu sắc, vẽ nên bức tranh toàn cảnh về văn hóa, lịch sử và con người Cà Mau. Hơn 100 tác phẩm đã ra đời, trên các chất liệu acrylic, ký họa màu nước, bút sắt… Mỗi tác phẩm là một câu chuyện sống động, một góc nhìn riêng về Cà Mau.

Các nghệ sĩ cùng vẽ một bức tranh tập thể về Cà Mau

Các nghệ sĩ cùng vẽ một bức tranh tập thể về Cà Mau

10 họa sĩ tặng lại tác phẩm cho Cà Mau để phục vụ công tác quảng bá du lịch. Khép lại hành trình đầy ấn tượng, tất cả nghệ sĩ, ban tổ chức, nhà tài trợ... cùng vẽ một bức tranh tập thể về Cà Mau bằng chất liệu acrylic để ghi lại dấu ấn nghệ thuật của mình và tặng lại xã Đất Mũi.

“Tôi chưa một lần được đến Cà Mau, mà chỉ biết qua phim ảnh, báo, đài... Vì thế, khi nhận được lời giới thiệu từ họa sĩ Phan Thái Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau, tôi đã rất xúc động và háo hức mong đợi được trải nghiệm hành trình Cà Mau Art tour 2024, gặp gỡ và giao lưu với các nghệ sĩ tài năng trên khắp đất nước”, họa sĩ Phạm Thơm (Hà Nội) chia sẻ.

ca-mau-pham-thom1.jpg
Họa sĩ Phạm Thơm (phải) tặng tác phẩm "Mầm sống" cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau

Và sau 5 ngày tham gia chương trình, Cà Mau đã để lại trong chị ấn tượng sâu sắc về cảnh sắc và con người, đặc biệt là màu xanh của cây tràm, cây đước và màu bùn đất quyện mùi mặn mòi của biển. Các văn nghệ sĩ đã tham quan các địa danh nổi tiếng như: Hòn Đá Bạc, rừng ngập mặn Cà Mau, rừng đước Năm Căn, khu vườn chim…

“Chúng tôi cũng được trải nghiệm nhiều hoạt động vô cùng thú vị như bắt cá trên sông, hái mật ong, ngồi trên xuồng dài lách qua con kênh ngoằn ngoèo... Ngắm nhìn ánh nắng mặt trời xuyên qua tán lá cây tràm, cây đước... Tôi thấy được sức sống mãnh liệt của cây đước, bộ rễ chùm như muốn ôm ấp, giữ từng chút đất. Nó cũng khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh người dân Cà Mau, rất kiên cường trước nắng gió, khó khăn”, họa sĩ Phạm Thơm kể.

f9ee86a332248a7ad335.jpg
019a38a28b25337b6a34.jpg
Các họa sĩ sáng tác trong quá trình đi thực tế

Theo họa sĩ Phạm Thơm, cách thức tổ chức Art tour chuyên nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho nghệ sĩ sáng tạo và chia sẻ cảm hứng. “Mỗi ngày chúng tôi thức dậy với niềm háo hức trải nghiệm hành trình, đi tìm cảm hứng sáng tác, nghe những câu chuyện về các địa danh đã đi qua. Buổi tối, sau mỗi bữa ăn, văn nghệ sĩ lại hát cho nhau nghe những khúc hát, đoạn nhạc lãng mạn... ngập tràn trong không gian nghệ thuật, kích thích sáng tạo”.

Những ấn tượng và cảm xúc từ chuyến đi đã được họa sĩ Phạm Thơm thể hiện qua 4 tác phẩm: "Mầm sống", "Hoa Én Hồng", "Vùng biển Cà Mau", "Nhà trên sông". Đặc biệt, tác phẩm "Mầm sống" được chị lấy cảm hứng từ rễ cây đước xù xì, cằn cỗi bảo vệ mầm sống nhỏ nhoi.

ca-mau-ho-hung1.jpg
Họa sĩ Hồ Văn Hưng bên tác phẩm "Về Đất Mũi" được sáng tác trong Cà Mau Art tour 2024

Khác với họa sĩ Phạm Thơm, Cà Mau quá thân thuộc với họa sĩ Hồ Văn Hưng khi ông đến đây nhiều lần, gắn bó với anh em đồng nghiệp ở đây, lại trong cùng vùng văn hóa sông nước đồng bằng sông Cửu Long với Sóc Trăng quê hương ông. Thế nhưng, tham gia Cà Mau Art tour 2024 vẫn mang lại cho ông nhiều cảm xúc mới lạ khi hoạt động này gắn với du lịch.

“Tôi đã tham gia nhiều trại sáng tác của trung ương và địa phương nhưng art tour gắn liền với du lịch như ở Cà Mau thì chưa và nó có tính chất riêng, chứ không phải sáng tác nghệ thuật đơn thuần. Thường một chuyến đi như vậy tích lũy cho mình nhiều tư liệu lắm, có thể một vài tháng, thậm chí một vài năm mới có tác phẩm hoàn chỉnh, ưng ý”, họa sĩ Hồ Văn Hưng chia sẻ.

ff9bad3f02b8bae6e3a9.jpg
Các nghệ sĩ tại Mũi Cà Mau

Họa sĩ Phan Thái Hoàng, Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tỉnh Cà Mau là người kết nối và giới thiệu một số họa sĩ cho Cà Mau Art tour 2024. Ông cho biết, đây là lần đầu tiên Cà Mau tổ chức cho các họa sĩ ba miền đi thực tế sáng tác về phong cảnh, văn hóa, con người nơi đây; qua đó góp phần quảng bá điểm đến, tiềm năng du lịch địa phương. “Anh em họa sĩ đánh giá cao cách làm này, nhiệt tình tham gia và hăng say sáng tác. Trong thời gian thực tế, các họa sĩ chủ yếu vẽ ký họa, khi về, vì say mê phong cảnh, văn hóa, con người Cà Mau, nhiều họa sĩ tiếp tục vẽ đề tài này với những tác phẩm rất đẹp”.

Họa sĩ Phan Thái Hoàng vẽ rất nhiều về rừng tràm, rừng đước, trong đó có tác phẩm được giải thưởng, hay tác phẩm “Bám đất giữ rừng” được chọn đưa vào sách giáo khoa lớp 5… Tuy nhiên, “mình nhìn riết thành quen”. Vẫn phong cảnh đó, thấy các họa sĩ phương xa đến tìm ra những góc cạnh, bố cục mới lạ và đẹp. “Vẫn là tràm, đước nhưng qua các tác phẩm của họa sĩ Phạm Thơm (Hà Nội), Nguyễn Minh (Lâm Đồng)... với góc nhìn mới, cách thể hiện mới, đã làm toát lên sức mạnh bám đất giữ rừng của bao thế hệ người Cà Mau”.

Các nghệ sĩ tham quan Khu di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc

Các nghệ sĩ tham quan Khu di tích lịch sử quốc gia Hòn Đá Bạc

Họa sĩ Phan Thái Hoàng cho rằng, việc tổ chức cho các họa sĩ đi thực tế, vẽ tại chỗ, người thật, việc thật, cảnh thật, sẽ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động, thể hiện tình cảm với vùng đất Cà Mau đang trên đà phát triển.

Họa sĩ Hồ Văn Hưng phân tích thêm: “Du lịch rất cần tận dụng các loại hình văn học nghệ thuật, kể cả văn thơ nhạc họa, sân khấu, điện ảnh… để quảng bá. Trong đó hội họa đem lại cho người ta nhiều cảm xúc, bởi nó gắn với các hoạt động trực quan, đi vào lòng người sâu lắng hơn”.

Cà Mau Art Tour 2024 do Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tổ chức. Các nghệ sĩ tham gia được chia thành các nhóm khác nhau để tham gia sáng tác. Mỗi họa sĩ tham gia chương trình phải có ít nhất 3 tác phẩm (2 ký họa và 1 tác phẩm sở trường). Ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm trong quá trình tham gia chương trình phục vụ tuyên truyền và quảng bá hình ảnh.

Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”
Văn hóa - Thể thao

Đạo diễn Mai Thanh Tùng với “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024”

Diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya năm 2024” hứa hẹn tạo điểm nhấn cho Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 của tỉnh Gia Lai. Chương trình diễn ra lúc 20h10 ngày 9.11, do đạo diễn Mai Thanh Tùng và Oscar Media thực hiện.

Vũ khúc Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya
Văn nghệ - Thể thao

Vũ khúc Dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya

Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya sẽ diễn ra từ ngày 6 - 12.11, nhằm quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương. Điểm nhấn của sự kiện là chương trình nghệ thuật diễn ra tối 9.11 với chủ đề "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024" với sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật ca múa, đồng diễn, nhảy hiện đại, hoạt cảnh. Đặc biệt, tại đêm diễn nghệ thuật đặc sắc này sẽ diễn ra màn trình diễn của hơn 400 diễn viên và quần chúng tham dự.

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị
Văn hóa - Thể thao

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị

Lấy cảm hứng từ tính “biến tấu” trong ngôn ngữ điêu khắc module của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị, Think Playgrounds phối hợp cùng nhóm giám tuyển triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” thực hiện tổ hợp sân chơi trong khuôn viên lễ hội từ hình tượng những khối module của tác giả.

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh
Văn hóa - Thể thao

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh

Bằng sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống, mong muốn bảo tồn tinh hoa nghề cổ, truyền lửa cho thế hệ tương lai, nhóm tác giả bộ sách “Vang danh nghề cổ” đã ấp ủ dự án này trong nhiều năm và vừa được NXB Kim Đồng ra mắt.

Mở rộng biên độ sáng tạo
Văn hóa

Mở rộng biên độ sáng tạo

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ thay đổi phương thức tương tác với tác phẩm mà còn cả cách tạo ra chúng. Nghệ sĩ ngày nay không chỉ thực hành sáng tạo đơn thuần mà còn là những "kỹ sư" sử dụng công nghệ, máy móc để mở rộng biên giới nghệ thuật.

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển

Ngành du lịch tại vùng Đông Bắc còn chưa phát triển đúng tiềm năng sẵn có. Đây là nhận định của các đại biểu tại hội thảo Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - khơi nguồn và phát triển. Để tháo gỡ cần có sự liên kết chặt chẽ phát triển du lịch vùng, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, khai thác phát triển du lịch gắn với văn hóa và lịch sử.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.