Mở rộng biên độ sáng tạo

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật không chỉ thay đổi phương thức tương tác với tác phẩm mà còn cả cách tạo ra chúng. Nghệ sĩ ngày nay không chỉ thực hành sáng tạo đơn thuần mà còn là những "kỹ sư" sử dụng công nghệ, máy móc để mở rộng biên giới nghệ thuật.

Kết hợp công nghệ và nghệ thuật

“Tôi xuất thân từ họa sĩ sơn dầu tuy nhiên có nhiều cơ duyên đến với ngành này và sống được bằng nó. Mỹ thuật ứng dụng kỹ thuật số giúp tôi lan tỏa tác phẩm của mình trong cuộc sống nhiều hơn. Những tác phẩm điêu khắc đi kèm bộ game hay truyện tranh đến những tác phẩm lớn như khủng long, bảo tàng ma trong các công viên chủ đề góp phần phục vụ đời sống gần gũi…” - nghệ sĩ Phan Vũ Linh, Trưởng khoa Nghệ thuật số, Trường Đại học Hoa Sen, chia sẻ như vậy tại cuộc trò chuyện về đề tài “Điêu khắc số từ thiết kế đến ứng dụng” trong khuôn khổ workshop và triển lãm Hanoi Art Connecting năm 2024.

Triển lãm 3D digital art “Tác giả - Tác phẩm” của nghệ sĩ Phan Vũ Linh tại Trường Đại học Hoa Sen với mô hình khủng long cùng hệ thống máy móc bên trong giúp con vật chuyển động như thật. Nguồn: ĐHHS
Triển lãm 3D digital art “Tác giả - Tác phẩm” của nghệ sĩ Phan Vũ Linh tại Trường Đại học Hoa Sen với mô hình khủng long cùng hệ thống máy móc bên trong giúp con vật chuyển động như thật. Nguồn: ĐHHS

Là một trong những người đầu tiên đưa nghệ thuật số (digital art) vào Việt Nam, nghệ sĩ Phan Vũ Linh nhớ lại, hơn chục năm trước, anh và một số nghệ sĩ ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hành bản vẽ trên máy tính. Khi ấy, du học từ Mỹ về, nhận thấy nghệ thuật số còn có thể ứng dụng rộng rãi và sâu sắc hơn nữa trong khi ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ, anh quyết định dấn thân vào lĩnh vực này.

Nghệ sĩ Phan Vũ Linh phân tích: “Xu hướng phát triển của thế giới cho thấy tương lai của nghệ thuật số thực sự rất rộng mở. Khác biệt lớn nhất của digital art với nghệ thuật truyền thống là chất liệu và sử dụng kỹ thuật phần mềm, còn lại, tính thẩm mỹ giữa vấn đề chất liệu thủ công hay máy móc là do thiện cảm và cảm nhận riêng của mỗi người. Bởi một khi nặn và vẽ đều đẹp thì việc thực hành trên máy hay trên giấy hay các chất liệu vật lý khác đều như nhau. Song không thể phủ nhận đối với mỹ thuật ứng dụng, máy móc giúp chúng ta nhanh hơn và hiệu quả hơn”.

Nghệ sĩ Phan Vũ Linh dẫn chứng trong điêu khắc, thay vì làm những bức tượng thủ công, chúng ta có thể thực hiện trên máy hoàn toàn và dễ dàng, thời gian rút ngắn lại rất nhiều so với vẽ, nặn tay. Chưa kể, nếu thực hiện mẫu điêu khắc bằng tay chỉ duy nhất phiên bản gốc, nhưng khi làm bằng máy, có thể tăng kích thước của sản phẩm, thay đổi tư thế của đối tượng một cách tùy ý… Điều này không những giúp giảm chi phí nhân công, thời gian, công sức, mà còn mang đến trải nghiệm nghệ thuật phong phú và đa dạng hơn.

“Điêu khắc bây giờ không chỉ dừng lại ở những tác phẩm, công trình tĩnh mà còn có tính động, thể hiện những giá trị mới, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ, giải trí ngày càng cao. Những năm qua, tôi và các cộng sự đã thực hiện những công trình chuyển động ở một số khu du lịch giải trí, cho thấy digital art thực sự là lợi thế rất lớn để nghệ sĩ mở rộng sáng tạo ngoài phương pháp tạo hình cổ điển, truyền thống”, nghệ sĩ Phan Vũ Linh nói.

Hứa hẹn nhiều tiềm năng

Trước đây, điêu khắc được hiểu là nghệ thuật chế tác hình khối từ các chất liệu như đá, gỗ, kim loại… Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ số, các nghệ sĩ đã bắt đầu khai thác những công cụ mới như phần mềm 3D, máy in 3D và công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR)... Nhờ đó, họ không chỉ giới hạn trong việc chế tác vật liệu truyền thống, mà còn có thể tạo ra những tác phẩm số không giới hạn bởi không gian và hình khối. Kỹ thuật số cho phép tạo ra những tác phẩm có tính linh hoạt cao, dễ dàng thử nghiệm với các mô hình, điều chỉnh và thay đổi thiết kế mà không cần tốn kém về vật liệu và thời gian.

Từ kinh nghiệm thực hành nghệ thuật số, nghệ sĩ Dương Văn Điệp, Giám đốc D'Sculpt Studio nhận định, digital art đang mở ra rất nhiều cơ hội cho nghệ sĩ ngành mỹ thuật ứng dụng mà ngày nay chúng ta có thể bắt gặp ở các ngành điện ảnh, phim hoạt hình, game, kiến trúc, trang sức, quảng cáo, thiết kế đồ chơi… Ở Việt Nam, khoảng 5 năm trở lại đây, cùng với ngành công nghiệp giải trí ngày càng được chú trọng, nghệ thuật số cũng theo đà phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều công ty lớn nhỏ quy tụ đông đảo các nghệ sĩ thực hành, sáng tạo. Tuy nhiên, theo nghệ sĩ Dương Văn Điệp, “vấn đề là thực hành, sáng tạo nhưng phải dựa trên cái cốt là kỹ thuật hình họa. Dù ứng dụng công nghệ, máy móc nhưng tâm hồn của người làm nghệ thuật cộng với óc tưởng tượng càng phong phú thì sản phẩm sáng tạo càng đa dạng, hấp dẫn”.

Dưới góc độ đào tạo, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quân, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, cho rằng digital art là lĩnh vực mới ở Việt Nam mặc dù thế giới đã đi trước và rất phát triển. Để hòa vào dòng chảy chung của thế giới phải có lực lượng nghệ sĩ tích cực sáng tạo, hiểu biết và làm chủ công nghệ. Đây là thời điểm rất tốt để nghệ sĩ trẻ dấn thân, bắt đầu từ xây dựng nền tảng kiến thức, rèn luyện hình họa trang bị cho sự phát triển của ngành.

“Điều kiện cần cơ bản vẫn là chuẩn bị lớp nghệ sĩ có tư duy nghệ thuật, sáng tạo và nắm bắt xu thế, chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm thực tế. Bởi lẽ, một tác phẩm được gọi là sáng tạo khi được hiện thực hóa bằng kỹ năng, công nghệ, kỹ thuật của thời đại”, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Quân nhận định.

Văn hóa

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau
Văn hóa - Thể thao

Khi họa sĩ tự trải nghiệm và vẽ về Cà Mau

Cà Mau Art tour 2024 chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 họa sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Chương trình đã tạo nên một sân chơi mới, mang đến không gian sáng tạo cho nghệ sĩ; đồng thời góp phần lan tỏa hình ảnh, các giá trị văn hóa, con người vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị
Văn hóa - Thể thao

Ra mắt sân chơi lấy cảm hứng từ mẫu tự của nghệ sĩ Điềm Phùng Thị

Lấy cảm hứng từ tính “biến tấu” trong ngôn ngữ điêu khắc module của cố nghệ sĩ Điềm Phùng Thị, Think Playgrounds phối hợp cùng nhóm giám tuyển triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” thực hiện tổ hợp sân chơi trong khuôn viên lễ hội từ hình tượng những khối module của tác giả.

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh
Văn hóa - Thể thao

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh

Bằng sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống, mong muốn bảo tồn tinh hoa nghề cổ, truyền lửa cho thế hệ tương lai, nhóm tác giả bộ sách “Vang danh nghề cổ” đã ấp ủ dự án này trong nhiều năm và vừa được NXB Kim Đồng ra mắt.

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.