Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa

Tối 2.11, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI.

img-6531.jpg
422 nghệ sĩ tham gia chương trình. Ảnh: Thanh Bình

Đến dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu.

img-6507.jpg
Các đại biểu tham dự sự kiện. Ảnh: Thanh Bình

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024 có chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa” được tổ chức tại Lạng Sơn trong 3 ngày (2 - 4.11) với sự tham gia của 8 tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Các hoạt động trong khuôn khổ ngày hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

img-6513.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cùng các đại biểu dự chương trình. Ảnh: Thanh Bình

Theo đó, chương trình được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầu tư bài bản, các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu gồm 3 chương: chương 1: Sắc màu Đông Bắc; chương 2: Đông Bắc – Bản trường ca quang vinh; chương 3: Đông Bắc – Tự hào và tỏa sáng, với sự tham gia của 120 diễn viên chuyên nghiệp, 250 diễn viên quần chúng và khoảng 200 nghệ nhân tại các địa phương.

Vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Trong chiến lược phát triển đất nước, vùng dân tộc thiểu số nói chung, vùng Đông Bắc nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, những năm qua, các tỉnh vùng Đông Bắc đã quan tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội, các thiết chế văn hóa, thể thao góp phần giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng, các giá trị văn hóa tốt đẹp đã và đang được đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc bảo tồn, phát huy, tạo thành nguồn lực, là động lực quan trọng để các dân tộc vùng Đông Bắc vượt qua khó khăn.

Theo đó, thông qua việc tổ chức ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm chất văn hóa miền Đông Bắc, tham gia, trải nghiệm các hoạt động như: Liên hoan văn nghệ quần chúng; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa; trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày, chế biến và giới thiệu nghệ thuật ẩm thực; hoạt động thể thao và các trò chơi dân gian; Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, hội thảo Khoa học “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc - Khơi nguồn và phát triển”….

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Lạng Sơn năm 2024 được tổ chức nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc. Đây cũng là hoạt động thiết thực minh chứng cụ thể trong việc triển khai, thực hiện các quan điểm, nhiệm vụ, Nghị quyết của Đảng đã đề ra. Trong đó, tập trung bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc nói riêng, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh nội sinh cho dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng vì một Việt Nam hùng cường.

hth.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu phát biểu. Ảnh: Thanh Bình

Phát biểu chào mừng Ngày hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định: Với truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, giàu truyền thống cách mạng, luôn giữ vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của đất nước, trong suốt chiều dài lịch sử, văn hóa xứ Lạng được hình thành và phát triển đa dạng, gắn liền với hai nền văn hóa cổ đại rực rỡ: “Văn hóa Mai Pha” và “Văn hóa Bắc Sơn”, được coi là một trong những “cái nôi” của người Việt cổ.

Cũng tại mảnh đất xinh đẹp này, trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã cùng cả nước anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, lập nên nhiều chiến công hiển hách, ghi dấu son chói lọi vào trang sử vàng của dân tộc bằng lòng yêu nước, trí tuệ, tiêu biểu là: Chiến thắng Chi Lăng lịch sử năm 1427; cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940; chiến dịch đường số 4 anh hùng; chiến thắng biên giới Thu – Đông năm 1950…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu cho biết thêm: Trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc vùng Đông Bắc đã phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần cách mạng, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Việc tổ chức luân phiên Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc là sự kiện chính trị - văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc Đông Bắc; tạo cơ hội để giao lưu, trao đổi văn hóa, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cũng như giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần xây dựng vùng Đông Bắc ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc vùng Đông Bắc nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng bày tỏ niềm tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; kiên định, vững bước dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp bước truyền thống các thế hệ cha anh, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết một lòng, nắm bắt thời cơ, vượt mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng vùng Đông Bắc phát triển nhanh và bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

93a4afa7-f838-462d-b998-df55c05d57a4.jpg
Đại diện 8 tỉnh vùng Đông Bắc tham gia Ngày hội nhận bằng khen. Ảnh: Thanh Bình

Nhân dịp này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Nguyễn Quốc Đoàn tặng bằng khen cho 8 đoàn, đại diện cho 8 tỉnh vùng Đông Bắc tham gia Ngày hội.

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.