Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, mỹ thuật ứng dụng ngày càng đáng chú ý. Sự kết nối không biên giới giữa các quốc gia mang đến những cơ hội mới cho sự sáng tạo và trao đổi văn hóa, làm phong phú thêm các xu hướng mỹ thuật.

Xu thế không thể đảo ngược

Toàn cầu hóa đã tạo nên sân chơi rộng lớn cho các nghệ sĩ, nhà thiết kế và chuyên gia mỹ thuật. Những ý tưởng và phong cách từ khắp nơi trên thế giới được hòa quyện, tạo nên những tác phẩm độc đáo và phong phú. Các nghệ sĩ có thể dễ dàng tiếp cận nguồn cảm hứng và kiến thức từ các nền văn hóa khác nhau, đồng thời tác phẩm của họ cũng có cơ hội được giới thiệu và công nhận trên trường quốc tế.

z5991905299823-ab8fd147f5725342d743a44d325dbe9d.jpg
Hội thảo khoa học quốc tế “Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tổ chức sáng 2.11

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Mỹ thuật ứng dụng trong xu thế hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tổ chức sáng 2.11, các đại biểu nhận định đây là xu thế không thể đảo ngược của ngành mỹ thuật nói chung, mỹ thuật ứng dụng nói riêng.

Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, TS. Phạm Hùng Cường chỉ ra xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục, mang đến cho cơ hội cũng như thách thức mới.

Trong bối cảnh đó, đào tạo mỹ thuật ứng dụng đang trải qua những biến đổi quan trọng, với sự đổi mới và sáng tạo trong chương trình và phương pháp giảng dạy. Sự kết nối và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong và ngoài nước đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo cơ hội học hỏi kiến thức và kỹ năng mới, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững cho mỹ thuật ứng dụng.

Ngành mỹ thuật ứng dụng giữ vai trò quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế hiện đại, bao gồm thiết kế đồ họa, nội thất, thời trang và các lĩnh vực thiết kế khác. Với đặc trưng là kết hợp giữa hai yếu tố công năng và thẩm mỹ, các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hiện nay đòi hỏi phải cùng lúc đáp ứng nhiều tiêu chí liên quan đến chất lượng, hình thức, giá thành và mối quan tâm về môi trường, xã hội…

z5991905313248-05f92bd1756eb108056150449e1db2ae.jpg
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà thiết kế, giảng viên và học viên tại các cơ sở giáo dục, trung tâm nghệ thuật trong và ngoài nước

“Khác với mỹ thuật giá vẽ tập trung vào sự thể hiện cá nhân và biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật, mỹ thuật ứng dụng hướng đến giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống thông qua hoạt động thiết kế và sáng tạo. Thời đại mới cũng mang tới nhiều cơ hội hợp tác quy mô lớn cho các nhà thiết kế mỹ thuật ứng dụng như tham gia các dự án thiết kế khu vực và thế giới. Điều này đặt ra một số lưu ý cho các nhà thiết kế cần tìm kiếm cách thức để tạo ra tác phẩm hợp thời đại mà vẫn mang bản sắc dân tộc”, TS. Phạm Hùng Cường nói.

Kế thừa và phát triển

Theo các chuyên gia, trong xu thế hội nhập, mỹ thuật ứng dụng không chỉ dừng lại ở kế thừa các giá trị truyền thống mà còn là kết hợp với các yếu tố hiện đại. Điều này giúp tạo ra những tác phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn mang tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng thế hệ mới. Tuy nhiên, để làm tốt điều này không đơn giản.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên cho rằng, đời sống mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam phong phú, đa dạng, đứng trước nhu cầu phục vụ tốt cho quá trình hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn còn nhiều vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực của ngành, đào tạo chạy theo số lượng, chưa gắn kết kịp thời với xu hướng phát triển của xã hội và những biến chuyển của khoa học, công nghệ…

sac-mau-cuoc-thi-va-trien-lam-my-thuat-ung-dung-toan-quoc-25f92.jpg
Đời sống mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam phong phú, đa dạng, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của đất nước. Nguồn: TLMT

“Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, cần đổi mới tư duy giáo dục, cụ thể là đào tạo mỹ thuật ứng dụng gắn với nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, khu vực và thế giới; đề cao tính mở, chủ động, đi trước, đón đầu, tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới trong xu thế toàn cầu hóa và đề cao tính dân tộc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật…”, GS.TS. Nguyễn Xuân Tiên nhận định.

Nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển của mỹ thuật ứng dụng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh hội nhập, sáng tạo không giới hạn, sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại sẽ tạo nên những sản phẩm nghệ thuật độc đáo và đa dạng. Tương lai, mỹ thuật ứng dụng sẽ không chỉ là sự kết nối giữa các nền văn hóa mà còn là sự kết hợp giữa con người và công nghệ, mang đến trải nghiệm thẩm mỹ mới lạ và thú vị…

Theo GS.TS. Trương Quốc Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, hiện nay, mỹ thuật ứng dụng là ngành có tiềm năng lớn, thu hút nhân lực trẻ với ngày càng nhiều loại hình, vị trí việc làm, hình thành đội ngũ “nghệ sĩ số” hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật và văn hóa. Bằng việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy tối đa năng lực sáng tạo này là cách góp phần quan trọng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.